TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án
Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Văn 7 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - ĐỀ SỐ 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
MÁ LA
Tính má tôi rất hay la. Đặc biệt khi đi đâu về, má thấy nhà cửa chưa quét, quần áo chưa mang phơi, chén trong thau còn chất nguyên si, thể nào má cũng vừa làm vừa la sang sảng cả xóm đều nghe. Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la.
Đến lúc tụi tôi, ba đứa con của má, lần lượt lên Sài Gòn đi học, đi làm, chỉ còn má với ba ở nhà. Về thăm nhà, má không bắt chúng tôi làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ từ đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ. Kỳ lạ hơn nữa, má còn chẳng la rầy chúng tôi vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm.
Một buổi sáng, tôi về thăm nhà. Má đã đi tập thể dục rồi đi chợ chưa về, chỉ còn ba ở nhà lui cui quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân, rửa chén, giặt đồ, làm xong trước khi má đi chợ về. Tôi hỏi: “Ủa, ba sợ má la hay sao mà phải làm?”. Tay ba vẫn cầm cái chổi quét sàn sạt, đáp: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”.
(Nguồn: https://tuoitre.vn)
Câu 1 (1 điểm): Xác định chủ đề và thể loại của văn bản trên.
Câu 2 (1điểm): Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây:
“Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la”
Câu 3 (1 điểm): Từ câu trả lời của người ba: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”, em hiểu được gì về người ba và tình cảm gia đình?
Câu 4 (2 điểm): Nêu cảm nhận của em về người má “hay la” trong văn bản.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Trong đại dịch Covid 19 vừa qua, có biết bao tấm gương các chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch. Em hãy kể về một sự việc về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng.
Đáp án Đề thi Giữa học kì 1 Văn lớp 7 Cánh diều - (Đề số 1)
NĂM HỌC ...
MÔN: NGỮ VĂN 7 (CÁNH DIỀU)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
- Chủ đề: tình cảm gia đình. - Thể loại: truyện ngắn |
0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 |
- Các từ ngữ địa phương trong câu văn: + Má: mẹ + Tụi tôi: chúng tôi + Ráng: cố gắng + La: mắng |
0,25 điểm 0,25 điểm 0.25 điểm 0,25 điểm |
Câu 3 |
- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Người ba là là người hiểu chuyện, biết quan tâm, lo lắng cho gia đình, thể hiện qua lời nói với con mình về chuyện san sẻ công việc với người má. Qua đó, ta cũng thấy được tình cảm gia đình thật thiêng liêng và là sợi dây gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. |
1 điểm |
Câu 4 |
- HS nêu được những cảm nhận riêng của mình về người má “hay la” sau khi đọc văn bản. Yêu cầu: - Đảm bảo thể thức yêu cầu. - Đảm bảo nội dung theo yêu cầu. |
2 điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đáp án |
Điểm |
*Hình thức: Xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục 3 phần. Mở bài: - Giới thiệu về người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng. - Nêu được sự việc liên quan đến người chiến sĩ đó. |
1 điểm 0,5 điểm 3 điểm 0, 5 điểm |
Thân bài: - Gợi lại bối cảnh, câu chuyện liên quan đến người đó - Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc liên quan đến người đó. + Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,…); kết hợp kể chuyện với miêu tả. - Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về người chiến sĩ đó. |
|
Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của em về sự việc. * Biểu điểm chung: - Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 3,4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn tự sự, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Các trường hợp còn lại. |
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - ĐỀ SỐ 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1
Năm học ...
Môn: Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Đề số 2)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
TRĂNG ƠI…TỪ ĐÂU ĐẾN?
Trăng ơi… từ đâu đến
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
Trăng ơi…từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời
Trăng ơi…từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không ngủ được
Hú gọi trâu đến giờ
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bồ đội
Và soi vàng góc sân
Trăng ơi…từ đâu đến
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…
(Trần Đăng Khoa)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật nào trong bài? Vầng trắng đó được nhìn dưới con mắt của ai?
Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
Trăng ơi…từ đâu đến
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Câu 4 (1 điểm): Hãy nêu cảm nhận của em về ý nghĩa hai câu thơ:
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…
Câu 5 (2 điểm): Từ cảm xúc với trăng trong thơ của Trần Đăng Khoa, em hãy nêu tình cảm, cảm xúc của em với vầng trăng quê hương mình?
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
Đáp án Đề thi Giữa học kì 1 Văn lớp 7 Cánh diều - (Đề số 2)
NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 7 (CÁNH DIỀU)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
- Thể thơ: thơ năm chữ. |
0,5 điểm |
Câu 2 |
- Hình ảnh vầng trắng gắn liền với các sự vật: quả chín, mắt cá, quả bóng, lời mẹ ru, đường hành quân. - Vầng trăng được nhìn dưới con mắt của trẻ thơ. |
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 3 |
- Biện pháp tu từ: so sánh (trăng bay như quả bóng). - Tác dụng: làm cho hình ảnh thơ sinh động, gần gũi, gợi hình, gợi cảm. |
0,5 điểm 0,5 điểm
|
Câu 4 |
- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Qua hình ảnh trăng, nhân vật tin rằng trăng trên đất nước mình là đẹp nhất. Nhân vật trữ tình tự hào về hình ảnh ánh trăng sáng lung linh cùng những cảnh vật tuyệt đẹp, những con người bình dị, gần gũi của đất nước mình. |
1 điểm
|
Câu 5 |
- HS nêu được những tình cảm riêng của mình với vầng trăng quê hương mà mình cảm nhận được sau khi học xong bài thơ. Yêu cầu: - Đảm bảo thể thức yêu cầu. - Đảm bảo nội dung theo yêu cầu. |
1 điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đáp án |
Điểm |
*Hình thức: Xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục 3 phần. Mở bài: - Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại. - Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan. |
1 điểm
0,5 điểm
3 điểm
0,5 điểm
|
Thân bài: - Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện. + Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện. + Dấu tích liên quan. - Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử. + Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,…); kết hợp kể chuyện với miêu tả. - Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử. |
|
Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc. * Biểu điểm chung: - Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 3, 4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn phân tích, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Các trường hợp còn lại. |
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - ĐỀ SỐ 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học ...
Môn: Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Đề số 3)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...
Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân...Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trỉa nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (1điểm): Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm là như thế nào?
Câu 3 (1 điểm): Tìm phó từ trong câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.
Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi.
Câu 4 (0,5 điểm): Dự đoán kết quả của hai hạt mầm trong câu chuyện trên.
Câu 5 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một hoạt động hay trò chơi mà em biết.
Đáp án Đề thi Giữa học kì 1 Văn lớp 7 Cánh diều - (Đề số 3)
NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 7 (CÁNH DIỀU)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự |
0,5 điểm |
Câu 2 |
- Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm: + Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hướng tới những điều cao đẹp, dũng cảm đương đầu với thử thách. + Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi. |
1 điểm |
Câu 3 |
- Phó từ : + những, đi kèm với danh từ bông hoa, chỉ số lượng. + có thể, đi kèm với động từ nở, bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng. + được, bổ sung ý nghĩa về kết quả. + cũng, bổ sung ý nghĩ về mặt tiếp diễn. + sẽ, đi kèm với động từ vặt, bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian. |
1 điểm |
Câu 4 |
- HS dự đoán kết quả theo suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình. |
0,5 điểm |
Câu 5 |
- HS trình bày được suy nghĩ của emvề con đường để đạt được ước mơsau khi đọc văn bản Yêu cầu: - Đảm bảo thể thức yêu cầu. - Đảm bảo nội dung theo yêu cầu. |
2 điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đáp án |
Điểm |
*Hình thức: Xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn thuyết minh, đảm bảo bố cục mạch lạc, tri thức chính xác, cô đọng, kết hợp miêu tả sinh động hấp dẫn. Mở bài: - Giới thiệu hoạt động hay trò chơi mà em biết. |
1 điểm 0,5 điểm 3 điểm 0, 5 điểm |
Thân bài: HS có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau: - Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi theo một trật tự nhất định: + Miêu tả cách chơi (quy tắc). + Miêu tả luật chơi. + Nêu tác dụng của trò chơi. + Nêu ý nghĩa của trò chơi. |
|
Kết bài: - Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động/ trò chơi đó. * Biểu điểm chung: - Điểm 5: Đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănthuyết minh; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 3,4: Đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănthuyết minh, đảm bảo bố cục đủ mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn thuyết minh, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Các trường hợp còn lại. |
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - ĐỀ SỐ 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học ...
Môn: Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Đề số 4)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xén bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành, bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”
(Nguồn: https://sachhay24h.com/nhung-cau-chuyen-qua-tang-cuoc-song)
Câu 1 (1 điểm): Xác định chủ đề và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (1điểm): Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ - vị trong mỗi cụm danh từ đó.
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét.
Câu 3 (1 điểm): “Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”. Em hiểu gì về người cha qua câu nói trên của ông với đứa con?
Câu 4 (2 điểm): Những bức thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ truyện trên.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người thân trong gia đình – người mà em có thể chia sẻ mọi nỗi niềm, người tiếp thêm cho em niềm tin, vững bước trong cuộc sống.
Đáp án Đề thi Giữa học kì 1 Văn lớp 7 Cánh diều - (Đề số 4)
NĂM HỌC ...
MÔN: NGỮ VĂN 7 (CÁNH DIỀU)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
- Chủ đề: gia đình. - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. |
0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 |
- Trạng ngữ là cụm danh từ: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó. - DTTT: tôi. - Thành tố phụ là cụm C – V: Khi tôi // lên 8 hay 9 tuổi gì đó. CV |
1 điểm |
Câu 3 |
- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Những lời người cha nói với con đó là những lời dạy bảo con nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhắc nhở con trai hãy trân trọng những việc không hoàn hảo mà người khác dành cho mình. Hãy sống thật bao dung để cuộc đời được thanh thản. => Có thể thấy đây là người cha dịu dàng, ấm áp, biết yêu thương, trân trọng những điều bình dị, chưa hoàn hảo trong cuộc sống mà người khác dành cho mình. |
1 điểm |
Câu 4 |
- Thông điệp của câu chuyện: hãy biết yêu thương, trân trọng những điều người khác dành cho mình dù nó chưa hoàn hảo; biết chấp nhận sai sót của người khác vì cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu; hãy yêu quý những người cư xử tốt với mình và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó. |
2 điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đáp án |
Điểm |
*Hình thức: Xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn biểu cảm, đảm bảo bố cục 3 phần. Mở bài: - Giới thiệu cảm nhận về người thân đó đối với em trong cuộc sống. |
1 điểm 0,5 điểm 3 điểm 0, 5 điểm |
Thân bài: HS triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả; sau đây là một số gợi ý: - Miêu tả khái quát về ngoại hình, tính cách của người thân đó. - Cảm nghĩ về tính cách của người thân đó. - Chia sẻ câu chuyện, kỉ niệm giữa em và người thân đó. |
|
Kết bài: - Cảm nhận của em về người thân đó. * Biểu điểm chung: - Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănbiểu cảm, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 3,4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănbiểu cảm, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn biểu cảm, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Các trường hợp còn lại. |
Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 7 Cánh diều có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!
Xem thêm đề thi các môn lớp 7 bộ sách Cánh diều hay, có đáp án chi tiết:
Đề thi Giữa Học kì 1 Toán lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Anh lớp 7 Explore English (10 đề có đáp án + ma trận) | Cánh diều
Đề thi Giữa Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Giữa Học kì 1 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Giữa Học kì 1 Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Giữa Học kì 1 Công nghệ lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Giữa Học kì 1 Tin học lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)
Xem thêm các chương trình khác:
- TOP 100 Đề thi Toán 7 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Văn 7 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 7 (cả năm) Global Success năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử và Địa lí 7 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Giáo dục công dân 7 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Công nghệ 7 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học 7 (cả năm) (Kết nối tri thức) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán 7 (cả năm) (Chân trời sáng tạo năm) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Văn 7 (cả năm) (Chân trời sáng tạo năm) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng anh 7 (cả năm) Friends plus 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (cả năm) (Chân trời sáng tạo năm) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử và Địa lí 7 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Giáo dục công dân 7 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Công nghệ 7 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học 7 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án