TOP 20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16 (Cánh diều 2024) có đáp án: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16.

1 2864 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam - Cánh diều

Câu 1. Các dân tộc Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Việt - Mường.

B. Môn - Khơme.

C. Hmông, Dao.

D. Tày - Thái.

Đáp án đúng là: D

Các dân tộc Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay,… thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.

Câu 2. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai?

A. La Chí.

B. Gia Rai.

C. Hoa.

D. Hà Nhì.

Đáp án đúng là: A

Dân tộc La Chí thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai

Câu 3. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo?

A. La Chí.

B. Gia Rai.

C. Hoa.

D. Hà Nhì.

Đáp án đúng là: B

Dân tộc Gia Rai thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo

Câu 4. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Hán?

A. La Chí.

B. Gia Rai.

C. Hoa.

D. Hà Nhì.

Đáp án đúng là: C

Dân tộc Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Hán

Câu 5. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến?

A. La Chí.

B. Gia Rai.

C. Hoa.

D. Hà Nhì.

Đáp án đúng là: D

Dân tộc Hà Nhì thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến

Câu 6. Dân tộc nào chiếm đa số ở Việt Nam?

A. Dân tộc Kinh.

B. Dân tộc Lô Lô.

C. Dân tộc Mường.

D. Dân tộc Tày.

Đáp án đúng là: A

Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019, tổng số dân của Việt Nam là 96.2 triệu người. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 82.1 triệu người.

Câu 7. Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào mấy nhóm ngữ hệ?

A. 5 nhóm ngữ hệ.

B. 6 nhóm ngữ hệ.

C. 7 nhóm ngữ hệ.

D. 8 nhóm ngữ hệ.

Đáp án đúng là: A

Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 nhóm ngữ hệ khác nhau, là: ngữ hệ Nam Á; ngữ hệ Mông - Dao; ngữ hệ Thái - Kadai; ngữ hệ Nam Đảo; ngữ hệ Hán - Tạng.

Câu 8. Các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Việt - Mường.

B. Môn - Khơme.

C. Hmông, Dao.

D. Tày - Thái.

Đáp án đúng là: A

Các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường.

Câu 9. Các dân tộc Khơme, Ba Na, Xơ Đăng,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Việt - Mường.

B. Môn - Khơme.

C. Hmông, Dao.

D. Tày - Thái.

Đáp án đúng là: B

Các dân tộc Khơme, Ba Na, Xơ Đăng,… thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme.

Câu 10. Các dân tộc Dao, Pà Thẻn,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Việt - Mường.

B. Môn - Khơme.

C. Hmông, Dao.

D. Tày - Thái.

Đáp án đúng là: C

Các dân tộc Dao, Pà Thẻn,… thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông, Dao.

Câu 11. Trước đây, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức

A. xen canh.

B. luân canh.

C. du canh.

D. định canh.

Đáp án đúng là: C

Trước đây, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức du canh. Hiện nay, họ đã chuyển sang hình thức canh tác định canh, xen canh,…

Câu 12. Đồ ăn, thức uống cơ bản của người Kinh ở miền Bắc là

A. cơm tẻ, nước chè.

B. mèn mén, rượu cần.

C. cơm nếp, nước vối.

D. xôi, ngô, rượu đoác.

Đáp án đúng là: A

Đồ ăn, thức uống cơ bản hằng ngày của người Kinh ở miền Bắc là cơm tẻ, nước chè.

Câu 13. Khăn Piêu là một sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng của dân tộc nào?

A. Kinh.

B. Thái.

C. Hoa.

D. Sán Dìu.

Đáp án đúng là: B

Khăn Piêu là một sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng của dân tộc Thái. Khăn được dệt từ sợi bông sau đó nhuộm chàm, đến khi vải khô, phụ nữ Thái thêu lên đó những hoa văn sặc sỡ.

Câu 14. Kiểu nhà phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là

A. nhà sàn.

B. nhà trệt.

C. nhà mái bằng.

D. nhà cấp 4.

Đáp án đúng là: A

Kiểu nhà phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là nhà sàn.

Câu 15. Tín ngưỡng quan trọng nhất của người Kinh là

A. tín ngưỡng phồn thực.

B. thờ các thần tự nhiên.

C. thờ tổ nghề.

D. thờ cúng tổ tiên.

Đáp án đúng là: D

Tờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng nhất của người Kinh. Bàn thờ tổ tiên trong gia đình người Kinh được đặt ở những vị trí trang trọng nhất, việc cúng lễ được thực hiện vào các ngày giỗ, tết và các dịp tuần tiết trong năm.

Câu 16. Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo

A. Hin-đu giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo.

Đáp án đúng là: A

Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo Hin-đu giáo, còn bộ phận người Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai,… theo Hồi giáo.

Câu 17. Dịp lễ tết lớn nhất trong năm của người Kinh là

A. tết Nguyên Tiêu.

B. tết Hàn thực.

C. tết Nguyên đán.

D. tết Trung thu.

Đáp án đúng là: C

Dịp lễ tết lớn nhất trong năm của người Kinh là tết Nguyên đán.

Câu 18. Người Hà Nhì ăn tết năm mới vào khoảng thời gian nào?

A. Đầu tháng 4 âm lịch.

B. Đầu tháng 10 âm lịch.

C. Đầu tháng 8 âm lịch.

D. Đầu tháng 12 âm lịch.

Đáp án đúng là: B

Người Hà Nhì ăn tết năm mới vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch.

Câu 19. Loại nhạc khí nào của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được đề cập đến trong câu đố sau:

“Lưng bằng cái thúng,

Bụng bằng quả bòng,

Nằm võng đòn cong,

Vừa đi vừa hát”

A. Đàn T’rưng.

B. Cồng chiêng.

C. Khèn.

D. Tù và.

Đáp án đúng là: B

Câu đố trên đề cập đến cồng chiêng.

Câu 20. Bốn màu sắc chủ đạo trên trang phục của người Hmông là

A. lục, lam, chàm, tím.

B. đen, trắng, đỏ, xanh.

C. trắng, đỏ, cam, tím.

D. xanh, đỏ, tím, vàng.

Đáp án đúng là: D

Bốn màu sắc chủ đạo trên trang phục của người Hmông là xanh, đỏ, tím, vàng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

1 2864 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: