TOP 15 Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2024 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 6 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 4,681 05/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn lớp 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 15 Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2024 có đáp án - Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NHỮNG ĐIỀU BỐ YÊU

Ngày con khóc tiếng chào đời

Bố thành vụng dại trước lời hát ru

Cứ “À ơi, gió mùa thu”

"Con ong làm mật”, “Mù u! bướm vàng”...

Sau yêu cái chỗ con nằm

Thơm mùi sữa với chiếu thâm mấy quầng

Yêu sao ngang dọc, dọc ngang

Những hàng tã chéo mẹ giăng đầy nhà.

Thêm yêu dìu địu nước hoa

Khi con muỗi đốt, bà xoa nhẹ nhàng

Và yêu một góc mặt bàn

Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.

Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”

Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi

Bao ngày, bao tháng dần trôi

Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con.

Để khi con vắng một hôm

Bố ngơ ngần nhớ, quên cơm bữa chiều.

Con ơi có biết bao điều

Sinh cùng con để bố yêu một đời.

(NGUYỄN CHÍ THUẬT,

Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 35, 1999)

Ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9):

Câu 1. Bài thơ “Những điều bố yêu” được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ tự do

B. Thể thơ lục bát

C. Thể thơ năm chữ

D. Thể thơ bốn chữ

Câu 2. Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai?

A. Người bố

B. Người con

C. Người mẹ

D. Người bà

Câu 3. Cách ngắt nhịp nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ?

A. Ngày con khóc tiếng chào đời /

Bố thành vụng dại / trước lời hát ru

Cứ "À ơi, / gió mùa thu”

“Con ong làm mật”, / “Mù u bướm vàng”...

B. Ngày con / khóc tiếng / chào đời

Bố thành / vụng đại / trước lời / hát ru

Cứ “À /ơi, gió / mùa thu”

“Con ong /làm mật”, / “Mù u /bướm vàng”...

C. Ngày con / khóc tiếng chào đời

Bố thành / vụng dại trước lời hát ru

Cứ "À /ơi, gió mùa thu”

“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...

D. Ngày con khóc tiếng / chào đời

Bố thành vụng dại trước lời / hát ru

Cứ “À ơi, gió mùa thu” /

“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...

Câu 4. Điệp từ nào được sử dụng trong bài thơ để thể hiện trực tiếp tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ?

A. Con

B. Bao

C. Bố

D. Yêu

Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con”?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Ấn dụ

D. Liệt kê

Câu 6. Hai dòng thơ nào nói được tất cả những điều mà người bố yêu?

A. Ngày con khóc tiếng chào đời

Bố thành vụng dại trước lời hát ru.

B. Và yêu một góc mặt bàn

Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.

C. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”

Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi.

D. Con ơi có biết bao điều

Sinh cùng con để bố yêu một đời.

Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những tiếng nào được gieo vần với nhau?

A. Đời - lời; ru - thu - u

B. Đời - ru; thu - u - vàng

C. Chào - hát; ru - thu - u

D. Đời - lời; hát - thu - u

Câu 8. Bài thơ “Những điều bố yêu” có điểm gì khác với bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) và “Về thăm mẹ” (Đinh Nam Khương)?

A. Viết về tình cảm gia đình

B. Viết theo thể thơ lục bát

C. Diễn tả tâm trạng của người cha

D. Thể hiện tình cảm sâu nặng

Câu 9. Bài “Những điều bố yêu” giống các bài thơ và ca dao (Bài 2) ở điểm nào?

A. Đều là ca dao

B. Đều là thể thơ lục bát

C. Đều thể hiện tình cảm cha con

D. Đều là thơ hiện đại

Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: “Những điều bố yêu”.

Đáp án

Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

B

A

A

D

C

D

A

C

B

Câu 10.

- Tạo lập đoạn văn 5-7 dòng phát biểu cảm nghĩ về bài thơ.

- Nội dung đoạn văn cần nêu được cảm nghĩ cụ thể của học sinh về bài thơ và nêu lí do vì sao bài thơ đem lại cảm nghĩ đó cho bản thân.

* Đoạn văn mẫu:

Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của cha muốn gửi con. Ngày con sinh ra đời là ngày cha hạnh phúc nhất. Ngày con còn bé, bố mẹ yêu thương luôn quan tâm dõi theo từng bước con đi, hạnh phúc khi thấy con chập chững bước đi, vui ngày con cất tiếng nói đầu tiên chào đời. Với cha, con là món quà vô giá cho bố mẹ, có con gia đình đầm ấm hạnh phúc sum vầy. Xa con một chút thôi cũng đủ khiến bố ngẩn nhơ nhớ, mong chờ. Đọc bài thơ con thấy ấm áp trong lòng, nghẹn ngào tình cha, tình mẹ luôn dành những điều tốt đẹp, sánh bước cùng con trên bước đường đời.

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án - Đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

Đọc văn bản “Em bé thông minh” (sgk Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1, trang 31) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1. Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” là ai?

A. Viên quan

B. Em bé

C. Vua

D. Cha em bé

Câu 2. Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc gì?

A. Xin con trâu và thúng gạo làm lộ phí vào kinh

B. Lên được vào sân rồng và khóc um lên

C. Cùng cha khăn gói tìm đường vào kinh

D. Hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua

Câu 3. Truyện “Em bé thông minh” kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?

A. Nhân vật bất hạnh

B. Nhân vật có tài năng

C. Nhân vật ngốc nghếch

D. Nhân vật thông minh

Câu 4. Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm nào đáng chú ý?

A. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự

B. Hỏi lại người hỏi bằng câu hỏi cần nhiều thời gian mới có đáp án

C. Trả lời vòng vo, không tập trung vào câu hỏi của người hỏi

D. Trả lời thẳng vào các câu thách đố kèm theo sự hài hước, trẻ thơ

Câu 5. Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện như thế nào?

A. Có màu sắc hoang đường, kì ảo

B. Có sắc thái hài hước, hồn nhiên

C. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán

D. Trở nên căng thẳng, dữ dội hơn

Câu 6. Chi tiết cuối văn bản “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu." cho thấy điều gì?

A. Vua rất đồng cảm với hai cha con em bé

B. Vua đã chấp nhận thua em bé thông minh

C. Vua rất quý trọng những người thông minh

D. Vua rất thương yêu những người dân nghèo

Câu 7. Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất?

A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua

B. Sự lém lỉnh, hồn nhiên của em bé

C. Sự hấp dẫn về nội dung của các câu đố

D. Sự thông minh, trí khôn của con người

Câu 8. Truyện “Em bé thông minh” khác với truyện “Thạch Sanh” ở điểm nào?

A. Không có các chi tiết đời thường

B. Không có các chi tiết thần kì

C. Kết thúc có hậu

D. Có nhân vật vua

Câu 9. Điểm giống nhau giữa truyện “Em bé thông minh” và truyện “Thạch Sanh” là:

A. Có nhân vật anh hùng

B. Có nhân vật gian ác

C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng

D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống hạnh phúc

Câu 10. Từ câu chuyện “Em bé thông minh”, có hai ý kiến khác nhau được nêu ra:

a) Ý kiến 1: Người thông minh không cần thử thách.

b) Ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh.

Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?

Đáp án

Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

B

D

D

A

C

C

D

B

C

Câu 10: Học sinh đồng tình với ý kiến nào cũng được miễn là lí giải được vì sao em tán thành ý kiến ấy. Năng lực thực của các em phụ thuộc vào việc lí giải vì sao chứ không phải là tán thành ý kiến nào.

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án - Đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (1 điểm): Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?

Câu 4 (1 điểm): Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao?

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.

Đáp án

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.

Câu 2 (0,5 điểm): Tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản: Đánh dấu các lời thoại của nhân vật.

Câu 3 (1 điểm): Ốc sên con bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng.

Câu 4 (1 điểm): Có 2 tình huống:

+ Không dựa vào trời, không dựa vào đất mà chỉ dựa vào bản thân, sống tự lập.

+ Vừa phải tự lập là chính nhưng cũng rất cần sự trợ giúp của gia đình và người thân khi cần thiết.

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu.

- Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về đức tính tự lập.

- Triển khai các ý như:

+ Giới thiệu: Đức tính tự lập rất cần thiết trong cuộc sống.

+ Biểu hiện của tự lập: Tự mình đi học; học và làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu, tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp, ….

+ Hiện trạng ngày nay: Nhiều bạn thiếu tính tự lập, dựa dẫm, chờ đợi người khác,…cần phê phán.

+ Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân, giúp đỡ mọi người xung quanh,…

Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.

a. Hình thức:

- Thể loại: Tự sự

- Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3.

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.

+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay, sự việc ngày chia tay, giây phút chia tay, kết thúc buổi chia tay,…

- Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,…

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án - Đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.

Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :

– Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó .

Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm.

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1(0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản?

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các số từ được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ?

Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm.

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.

Câu 2 (5 điểm): Kể lại truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của em.

Đáp án

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1(0,5 điểm): Nhân vật chính là cô bé.

Câu 2 (0,5 điểm): Số từ được sử dụng: một, hai, ba, ….

Câu 3 (1 điểm): Sau khi được ông già chỉ đường, cô bé đã kiếm được bông hoa và nhanh trí xé các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ mong mẹ sống lâu hơn, để cô bé được ở bên mẹ.

Câu 4 (1 điểm): Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao cả. Lòng yêu thương cha mẹ sẽ giúp con người vượt qua được tất cả những gì khó khăn nhất trong cuộc sống.

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu.

- Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.

- Triển khai các ý như:

+ Giới thiệu: Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là 1 trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người.

+ Biểu hiện của lòng hiếu thảo

+ Hiện trạng ngày nay

+ Bài học cho bản thân.

Câu 2 (5 điểm):

a. Hình thức:

- Thể loại: Tự sự

- Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3.

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Thánh Gióng”

- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.

+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng, Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi, Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời, …

- Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,…

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án - Đề số 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.

Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :

– Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó .

Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm.

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản?

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các số từ được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ?

Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm.

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.

Câu 2 (5 điểm): Kể lại truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của em.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều số 1

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật chính là cô bé.

Câu 2 (0,5 điểm): Số từ được sử dụng: một, hai, ba, ….

Câu 3 (1 điểm): Sau khi được ông già chỉ đường, cô bé đã kiếm được bông hoa và nhanh trí xé các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ mong mẹ sống lâu hơn, để cô bé được ở bên mẹ.

Câu 4 (1 điểm): Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao cả. Lòng yêu thương cha mẹ sẽ giúp con người vượt qua được tất cả những gì khó khăn nhất trong cuộc sống.

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu.

- Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.

- Triển khai các ý như:

+ Giới thiệu: Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là 1 trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người.

+ Biểu hiện của lòng hiếu thảo

+ Hiện trạng ngày nay

+ Bài học cho bản thân.

Câu 2 (5 điểm):

a. Hình thức:

- Thể loại: Tự sự

- Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3.

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Thánh Gióng”

- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.

+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng, Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi, Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời, …

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,…

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án - Đề số 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

Phần I: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi

Ba cây cổ thụ và điều ước (Truyện cổ Grimm)

Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”. Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn. Tôi sẽ chở đức vua và hoàng hậu đi khắp thế giới”. Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.

Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.

Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi. Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.

Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.

Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều
có chủ đích. Cả ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng./.

* Câu hỏi:

Câu 1. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Cho biết dấu hiệu của ngôi kể và các sự việc chính?

Câu 2. Ba cây cổ thụ đã ước những điều gì? Ước mơ đó như thế nào? Điều ước của chúng có thực hiện được không?

Câu 3. Ba cây cổ thụ đã được sử dụng vào việc gì trong hình hài mới? Cảm nhận của chúng như thế nào? Vì sao ước mơ không được như ban đầu mà chúng vẫn thấy hài lòng?

Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì khi nói về ba cây cổ thụ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện tính cách nhân vật?

Câu 5. Em có đồng ý với nhận định: “Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích” không? Vì sao?

Câu 6. Nếu được ước, em sẽ ước điều gì để mình có thể giúp đỡ những bạn nhỏ bị mất cha mẹ trong nạn dịch Covid tại thành phố Hồ Chí Minh?

Phần II: Viết (4 điểm)

Đóng vai một trong ba cây cổ thụ kể lại câu chuyện Ba cây cổ thụ và điều ước (Truyện cổ Grimm) bằng một bài văn. (chú ý thêm yếu tố miêu tả và cảm nghĩ).

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

Câu 1 : (2 điểm) Hãy đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Ôi sức trẻ ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân”

(Tố Hữu)

a. Đoạn thơ gợi em nhớ tới truyện dân gian nào đã được học? Nhân vật chính trong truyện là ai?

b. Đoạn thơ kể lại những việc nào của nhân vật trong truyện em đã nêu trên?

c. Viết câu văn nêu cảm nghĩ của em về việc “nhổ bụi tre làng đánh giặc” của nhân vật trong truyện?

Câu 2 : (3 điểm)

Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Chỉ mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rọi”.

(Kỉ niệm rừng xanh - Nguyễn Phan Hách)

a. Trong câu văn có dùng mấy cụm danh từ, hãy ghi lại?

b. Hãy kẻ mô hình cụm danh từ và điền các cụm danh từ tìm được vào đó?

c. Trong cụm danh từ “mấy vạt cỏ xanh biếc”, có thể thay từ “vạt” bằng những từ nào, đó là từ loại gì?

d. Làm thế nào để nhận biết một cụm danh từ trong câu văn?

Câu 3 : (5 điểm)

Học sinh được chọn 01 đề trong 02 đề sau để viết bài văn ngắn khoảng 01 trang giấy thi.

Đề 1 : Kể lại một việc tốt em đó làm trên đường đi học.

Đề 2 : Hãy là Bác Tai trong truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” kể lại nội dung câu chuyện.

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án - Đề số 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

(Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Câu 1 : (0,5 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ?

Câu 2 : (0,5 điểm) Chỉ ra 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng trong câu: “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến” ?

Câu 3 : (1 điểm) Vì sao mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị?

Câu 4 : (1 điểm) Việc tha tội chết cho mẹ con Lí Thông của Thạch Sanh thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở nhân vật này, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

PHẦN II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2,0 điểm)

Câu 1 : (0.5 điểm) Thế nào là động từ? Cho 1 ví dụ về động từ?

Câu 2 : (0.5 điểm) Kể tên các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6?

Câu 3 : (1 điểm) Trình bày ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”? (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

PHẦN III. LÀM VĂN (5,0 điểm)

Hãy kể về người mẹ của em.

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án - Đề số 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A. Em bé thông minh.

B. Sơn Tinh, Thủy Tinh.

C. Thạch Sanh.

D. Thánh Gióng.

Câu 2 : Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 3 : Cụm từ nào trong câu văn sau là cụm danh từ?

“Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”

A. Tráng sĩ bèn nhổ

B. những cụm tre cạnh đường

C. quật vào giặc.

D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

Câu 4 : Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?

“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân.

B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi hỏi công danh, phú quý.

C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

D. Cả A, B và C

II. PHÀN TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1 : Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 (Tập 1) ?

Câu 2 : Hãy giải nghĩa của các từ “xuân” trong câu thơ sau và cho biết từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

Câu 3 : Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn kể về mẹ của em?

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án - Đề số 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 : Dòng nào nêu đúng nhất các truyện cổ tích đã được học và đọc thêm?

A. Thánh Gióng; Em bé thông minh; Thạch Sanh; Sọ Dừa.

B. Cây bút thần; Thánh Gióng; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Sọ Dừa.

C. Thạch Sanh; Sọ Dừa; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng.

D. Ông lão đánh cá và con cá vàng; Sọ Dừa; Thạch Sanh; Sự tích Hồ Gươm.

Câu 2 : Trong các nhận định sau, nhận định nào nói đúng nội dung truyện “Treo biển”?

A. Đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.

B. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người.

C. Phê phán những người thiếu chủ kiến, ba phải.

D. Phê phán sự tham lam bội bạc của con người.

Câu 3 : Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

A. Dũng sĩ có tài năng kì lạ

B. Ngốc nghếch

C. Bất hạnh

D. Động vật

Câu 4 : Câu sau mắc lỗi gì?

“Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc”.

A. Lặp từ

B. Lẫn lộn các từ gần âm

C. Sai chính tả

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 5 : Dòng nào sau đây là cụm danh từ ?

A. Đang học bài

B. Những học sinh chăm ngoan ấy

C. Rất xinh đẹp

D. Đùng đùng nổi giận

Câu 6 : Phần thân bài của một bài văn tự sự thường làm gì?

A. Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc

B. Kể diễn viến sự việc

C. Kể kết cục sự việc

D. Nêu suy nghĩ của bản thân

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 1 : (1,5 điểm) Từ “mắt” trong câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nghĩa của nó là gì?

“Mắt na hé mở nhìn trời trong veo”

(Trần Đăng Khoa)

Câu 2 : (1,5 điểm) Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, em đã được học những câu chuyện sâu sắc về nội dung và giàu giá trị nghệ thuật. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của con về truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”.

Câu 3 : (4 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1 : Kể về một người gần gũi, thân quen với em ở trường lớp (bạn bè, thầy cô giáo, cô phụ trách bán trú, bác bảo vệ, bác lao công…).

Đề 2 : Nhập vai một nhân vật trong truyện “Thánh Gióng” và kể lại câu chuyện.

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án - Đề số 11

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG

Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng.
Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai Đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói:

– Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất.

Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng.

(Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản – Sách Ngựa Gióng)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Truyện Sự tích hoa cúc trắng thuộc thể loại nào? (1)

A. Truyện cổ tích

B. Truyện đồng thoại

C. Truyền thuyết

D. Thần thoại

Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (2)

A.Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Ngôi thứ hai

D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai? (1)

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Theo nhà sư, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì? (1)

A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo

B. Biểu tượng cho sự sống và lòng kiên trì

C. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương

D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp

Câu 5. Vì sao em bé lại xé nhỏ các cánh hoa? (4)

A. Vì em vốn là đứa trẻ hiếu động

B. Vì em nghĩ bông hoa nhiều cánh sẽ đẹp hơn

C. Vì em bé muốn mẹ sống lâu bên mình

D. Vì em thích bông hoa nhiều cánh

Câu 6. Trong câu văn“Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con”, từ láy tần tảo có ý nghĩa là: (7)

A. làm lụng chăm chỉ công việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn

B. làm lụng chăm chỉ công việc đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn

C. làm lụng chăm chỉ việc nhà và đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn

D. làm lụng vất vả, lo toan việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn

Câu 7. “Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? (7)

A. Trạng ngữ chỉ mục đích

B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

D. Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 8. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng? (6)

A. Ca ngợi ý nghĩa các loài hoa

B. Ca ngợi tình mẫu tử

C. Ca ngợi tình cảm gia đình

D. Ca ngợi tình cha con

Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên. (8)

Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ? (9)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 12

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

Đọc văn bản sau:

SỰ TÍCH CÂY NGÔ

Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy và mái tóc vàng hoe. Tuy còn nhỏ nhưng Aưm đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ. Nhưng trời ngày càng hạn hán hơn. Có những lần cậu đi cả ngày mà vẫn không tìm được thứ gì để ăn.Một hôm, vừa đói vừa mệt cậu thiếp đi bên bờ suối. Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu. Con chim đặt quả lạ vào tay Aưm rồi vỗ cánh bay đi. Tỉnh dậy Aưm thấy quả lạ vẩn ở trên tay. Ngạc nhiên, Aưm lần bóc các lớp vỏ thì thấy phía trong hiện ra những hạt màu vàng nhạt, xếp thành hàng đều tăm tắp. Aưm tỉa một hạt bỏ vào miệng nhai thử thì thấy có vị ngọt, bùi. Mừng quá, Aưm cầm quả lạ chạy một mạch về nhà.

Mẹ của cậu vẫn nằm thiêm thiếp trên giường. Thương mẹ mấy ngày nay đã đói lả, Aưm vội tỉa những hạt lạ đó mang giã và nấu lên mời mẹ ăn. Người mẹ dần dần tỉnh lại, âu yếm nhìn đứa con hiếu thảo. Còn lại ít hạt, Aưm đem gieo vào mảnh đất trước sân nhà. Hằng ngày, cậu ra sức chăm bón cho cây lạ. Nhiều hôm phải đi cả ngày mới tìm được nước uống nhưng Aưm vẫn dành một gáo nước để tưới cho cây. Được chăm sóc tốt nên cây lớn rất nhanh, vươn những lá dài xanh mướt. Chẳng bao lâu, cây đã trổ hoa, kết quả.

Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ. Aưm hái những quả lạ có râu vàng hoe như mái tóc của cậu biếu bà con để làm hạt giống. Quý tấm lòng thơm thảo của Aưm, dân bản lấy tên câu bé đặt tên cho cây có quả lạ đó là cây Aưm, hay còn gọi là cây ngô. Nhờ có cây ngô mà từ đó, những người dân Pako không còn lo thiếu đói nữa.

(Truyện cổ tích Việt Nam – Nguồn truyencotich.vn)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Truyện Sự tích cây ngô thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích

B. Truyện đồng thoại

C. Truyền thuyết

D. Thần thoại

Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A.Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Ngôi thứ hai

D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Theo em, cây ngô biểu tượng cho điều gì của dân làng Pako?

A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo

B. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương

C. Biểu tượng cho sự sống ấm no của dân làng

D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp

Câu 5. Vì sao em bé lại đem giống ngô cho mọi người?

A. Vì em nghĩ mọi người đều thương yêu em

B. Vì em bé muốn mẹ được khỏe mạnh

C. Vì em thích loại giống lạ mới thấy lần đầu

D. Vì em có lòng tốt muốn chia sẻ cho dân làng

Câu 6. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây ngô?

A. Ca ngợi ý nghĩa của loài cây

B. Ca ngợi lòng hiếu thảo

C. Ca ngợi tình cảm gia đình

D. Ca ngợi tình mẫu tử

Câu 7. Trong câu văn“Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ.”,từ lũ lượt là từ gì?

A.Từ láy

B. Từ nhiều nghĩa

C. Từ ghép

D. Từ đồng âm

Câu 8. “Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ.” Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào?

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B. Trạng ngữ chỉ mục đích

C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên.

Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ và cộng đồng?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án - Đề số 13

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

(Ngữ văn 6- Tập 1)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?

Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?

Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân?

PHẦN II: VIẾT (5 điểm).

Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án - Đề số 14

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao)

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?

Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?

Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).

Câu 5 (1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 – 4 dòng).

PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)

Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).

Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án - Đề số 15

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: ……

Phần I. Đọc – hiểu (6.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

– Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

– Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

– Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

– Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

– Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.

(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm).

Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là:

A. Truyện cổ tích

B. Truyện đồng thoại

C. Truyện truyền thuyết

D. Truyện ngắn

Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện

B. Lời của nhân vật Nhím

C. Lời của nhân vật Thỏ

D. Lời của Nhím và Thỏ

Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?

A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.

B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.

C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.

D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.

Câu 4: Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?

A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.

B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.

C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.

D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.

Câu 5: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?

A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.

B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.

C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.

D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.

Câu 6: Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”

A. Bốn từ

B. Năm từ

C. Sáu từ

D. Bảy từ

Câu 7: Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào?

A. Nhím rút, tấm vải

B. Một chiếc, để may

C. Chiếc lông, tấm vải

D. Lông nhọn, trên mình

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?”

Nhím……………. cho Thỏ.

A. Lo sợ

B. Lo lắng

C. Lo âu

D. Lo ngại

Câu 9 (1.0 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn sau “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”.

Câu 10 (2.0 điểm): Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào?

Phần II. Làm văn (4.0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 1,5 trang giấy) kể lại trải nghiệm một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

1 4,681 05/10/2024
Mua tài liệu