TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9 (Cánh diều 2024) có đáp án: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến
Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học Lịch Sử ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9.
Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến - Cánh diều
Câu 1. Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là loại chữ gì?
A. Chữ Hán.
B. Chữ La-tinh.
C. Chữ Phạn.
D. Chữ Ka-na.
Đáp án đúng là: C
Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn (SGK 7 – trang 33)
Câu 2. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời phong kiến là
A. vở kịch “Sơ-cun-tơ-la”.
B. sử thi “Đăm-săn”.
C. sử thi “I-li-át”.
D. Tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”.
Đáp án đúng là: A
Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời phong kiến là vở kịch Sơ-cun-tơ-la.
Câu 3. Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo nào dưới đây?
A. Hinđu giáo và Hồi giáo.
B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
C. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
D. Nho giáo và Đạo giáo.
Đáp án đúng là: B
Ấn Độ là quê hương của Phật giáo và Ấn Độ giáo (SGK 7 – trang 32)
Câu 4. Công trình nào được ví như “Viên ngọc của những đền đài Ấn Độ”?
A. Lăng Ta-giơ Ma-han.
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Kim Tự Tháp.
D. Vạn Lý Trường Thành.
Đáp án đúng là: A
Lăng Ta-giơ Ma-han là công trình được ví như “Viên ngọc của những đền đài Ấn Độ”. Năm 1983, Lăng Ta-giơ Ma-han được UNESCO ghi là Di sản thế giới (SGK 7 – trang 32)
Câu 5. Hai tác phẩm bất hủ: khúc bi ca “Sứ mây” và vở kịch “Sơ-cun-nơ-la” là của tác giả nào?
A. Ca-li-đa-xa.
B. San-đra Gup-ta I.
C. A-cơ-ba.
D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.
Đáp án đúng là: A
Hai tác phẩm bất hủ khúc ca Sứ mây và vở kịch Sơ-cun-nơ-la là của tác giả Ca-li-đa-xa (thời Gúp-ta).
Câu 6. Ấn Độ giáo bắt nguồn từ
A. Gia-na giáo.
B. Tô-tem giáo.
C. đạo Bà-la-môn.
D. Kì-na giáo.
Đáp án đúng là: C
Ấn Độ giáo bắt nguồn từ đạo Bà-la-môn (SGK 7 – trang 32)
Câu 7. Ngày nay, Ấn Độ có bao nhiêu ngôn ngữ được công nhận chính thức?
A. 22 ngôn ngữ.
B. 200 ngôn ngữ.
C. 50 ngôn ngữ.
D. 100 ngôn ngữ.
Đáp án đúng là: A
Ngày nay, Ấn Độ có 22 ngôn ngữ được công nhận chính thức (SGK 7 – trang 33)
Câu 8. Các công trình kiến trúc như: đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng… ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của
A. tôn giáo.
B. văn học.
C. văn hóa Trung Quốc.
D. văn hóa phương Tây.
Đáp án đúng là: A
Các công trình kiến trúc như: đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng… ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo (SGK 7 – trang 33)
Câu 9. Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là
A. Lâu đài Đỏ.
B. Lăng Ta-giơ Ma-han.
C. Chùa hang A-gian-ta.
D. Đền Bô-rô-bua-đua.
Đáp án đúng là: C
Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là chùa hang A-gian-ta.
Câu 10. Ở Ấn Độ, công trình nào tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Hồi giáo?
A. Đại bảo tháp San-chi.
B. Lăng Ta-giơ Ma-han.
C. Chùa hang A-gian-ta.
D. Đền Bô-rô-bua-đua.
Đáp án đúng là: B
Ở Ấn Độ, Lăng Ta-giơ Ma-han là công trình tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Hồi giáo.
Câu 11. Ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo là
A. Bra-ma, Vít-nu, Si-va.
B. Mẫu Thượng Thiêm, Mẫu Thủy, Mẫu Thượng Ngàn.
C. Ngọc Hoàng đại đế, Tây Vương Mấu, Thái Bạch Kim Tinh.
D. Phật A-di-đà; Địa Tạng Bồ Tát; Quán Thế Âm Bồ Tát.
Đáp án đúng là: A
Ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo là Bra-ma (thần Sáng tạo), Vít-nu (thần Bảo vệ), Si-va (thần Hủy diệt).
Câu 12. Ở Ấn Độ, kiến trúc Phật giáo nổi tiếng với hệ thống
A. đền Bô-rô-bua-đua.
B. chùa hang A-gian-ta.
C. Lăng Ta-giơ Ma-han.
D. Lăng Hu-may-un.
Đáp án đúng là: B
Ở Ấn Độ, kiến trúc Phật giáo nổi tiếng với hệ thống chùa hang A-gian-ta (SGK 7 – trang 33)
Câu 13. Hiện nay, có hơn 80% dân số Ấn Độ tự nhận mình là tín đồ của
A. Phật giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Hồi giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Đáp án đúng là: D
Hiện nay, có hơn 80% dân số Ấn Độ tự nhận mình là tín đồ của Ấn Độ giáo (SGK 7 – trang 32)
Câu 14. Năm 1983, Lăng Ta-giơ Ma-han được tổ chức UNESCO ghi danh là
A. Di sản thế giới.
B. Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
C. Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
D. Di sản thiên nhiên thế giới.
Đáp án đúng là: A
Năm 1983, Lăng Ta-giơ Ma-han được tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản thế giới (SGK 7 – trang 32)
Câu 15. Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hin-đu của Ấn Độ?
A. Chùa Một Cột
B. Ngọ Môn (Huế)
C. Tháp Phổ Minh
D. Thánh địa Mỹ Sơn
Đáp án đúng là: D
Thánh địa tháp Mỹ Sơn là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam. Tín ngưỡng thần Shiva (thần Hủy diệt) của Ấn độ giáo được hợp nhất với vua để thờ tự tại Mỹ Sơn.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á
Xem thêm các chương trình khác: