TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20 (Cánh diều 2024) có đáp án: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)
Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527) có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học Lịch Sử ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20.
Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527) - Cánh diều
Câu 1. Vị vua nào đã căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”?
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Hiển Tông.
Đáp án đúng là: B
Năm 1473, vua Lê Thánh Tông căn dặn Lê Cảnh Huy và các quan về việc bảo vệ lãnh thổ ở phía Bắc: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”.
Câu 2. Bộ “Quốc triều hình luật” (còn gọi là “Luật Hồng Đức”) được biên soạn và ban hành dưới triều vua nào?
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Nhân Tông.
C. Lê Thánh Tông.
D. Lê Hiển Tông.
Đáp án đúng là: C
Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn bộ luật Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức), gồm 722 điều chia làm 16 chương.
Câu 3. Thời Lê Sơ, hệ tư tưởng chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Đáp án đúng là: C
Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội, nội dung học tập thi cử là các sách của Nho giáo. Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.
Câu 4. Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua năm nào? Đặt tên nước là gì?
A. 1428 – Đại Việt.
B. 1427 – Đại Việt.
C. 1428 – Đại Nam.
D. 1427 – Đại Nam.
Đáp án đúng là: A
Tháng 4/1428, sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Đông Kinh (Thăng Long trước đây).
Câu 5. Danh nhân nào thời Lê sơ đã được tổ chức UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980?
A. Nguyễn Trãi.
B. Lê Thánh Tông.
C. Ngô Sĩ Liên.
D. Lương Thế Vinh.
Đáp án đúng là: A
Năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Câu 6. Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?
A. Phường thủ công.
B. Đông xưởng.
C. Phường hội
D. Cục bách tác.
Đáp án đúng là: D
Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp của nhà nước gọi là Cục Bách Tác (Sgk – trang 79).
Câu 7. Bộ Quốc triều hình luật (thời Lê sơ) còn có tên gọi khác là
A. Hoàng Việt luật lệ.
B. Luật Hồng Đức.
C. Hoàng triều luật lệ.
D. Luật Gia Long.
Đáp án đúng là: B
Bộ Quốc triều hình luật (thời Lê sơ) còn có tên gọi khác là Luật Hồng Đức.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đại Việt dưới thời Lê sơ?
A. Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến nông.
B. Tinh thần nỗ lực, hăng say lao động của nhân dân.
C. Đất nước hòa bình, rất ít khi xảy ra chiến tranh.
D. Nông dân không phải nộp tô thuế cho nhà nước.
Đáp án đúng là: D
- Điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đại Việt dưới thời Lê sơ:
+ Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến nông.
+ Tinh thần nỗ lực, hăng say lao động của nhân dân.
+ Đất nước hòa bình, rất ít khi xảy ra chiến tranh
Câu 9. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu để
A. ghi chép lại chính sử của đất nước.
B. quy định chế độ thi cử của nhà nước.
C. tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
D. ca ngợi công lao của các vị vua.
Đáp án đúng là: A
Bia tiến sĩ dùng để khắc tên, vinh danh những người đỗ tiến sĩ trở lên, được đặt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Câu 10. Điểm mới trong chính sách phát triển giáo dục – văn hóa dân tộc của nhà Lê sơ là gì?
A. Dựng Văn Miếu ở Kinh đô để thờ Khổng Tử.
B. Mở trường học ở các địa phương trên cả nước.
C. Dựng bia Tiến sĩ để vinh danh những người đỗ đạt.
D. Tổ chức các kì thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
Đáp án đúng là: C
Điểm mới trong chính sách phát triển giáo dục – văn hóa dân tộc của nhà Lê sơ là: dựng bia Tiến sĩ để vinh danh những người đỗ đạt.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đường lối, chính sách ngoại giao với các nước láng giềng của nhà Lê Sơ?
A. Chính sách hòa hiếu.
B. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền.
C. Yêu cầu nhà Minh cốp nạp sản vật.
D. Kiên quyết bảo vệ toàn vệ lãnh thổ.
Đáp án đúng là: C
Trong quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng nhà Lê Sơ thực hiện chính sách hòa hiếu, nhưng luôn kiên quết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 12. Các chức quan như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ được triều đình đặt ra nhằm mục đích gì?
A. Chuyên trách về sản xuất nông nghiệp.
B. Dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm.
C. Ghi chép chính sử của quốc gia.
D. Tăng cường lực lượng cho quân đội triều đình.
Đáp án đúng là: A
Các chức quan như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ được triều đình đặt ra nhằm mục đích chuyên trách về nông nghiệp.
Câu 13. Dưới thời Lê sơ, số lượng nô tì giảm dần vì
A. pháp luật nhà Lê hạn chế việc cưỡng bức dân tự do thành nô tì.
B. nhà Lê thực hiện chính sách “hạn nô” (giới hạn số lượng nô tì phục vụ quan lại).
C. đời sống nhân dân ấm no nên không còn ai phải bán mình làm nô tì.
D. các gia đình quan lại, quý tộc không còn cần tới lực lượng nô tì phục vụ.
Đáp án đúng là: A
Dưới thời Lê sơ, số lượng nô tì giảm dần vì pháp luật thời Lê sơ hạn chế việc cưỡng bức nô tì thành dân tự do
Câu 14. Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dáp đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội chu di”
Theo em, lời căn dặn trên của vua Lê Thánh Tông đã phản ánh điều gì?
A. Pháp luật thời Lê sơ rất hà khắc.
B. Vua Lê Thánh Tông nắm trong tay toàn bộ quyền hành quản lí đất nước.
C. Nhà Lê sơ rất chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn của lãnh thổ.
D. Pháp luật thời Lê sơ chỉ chú trọng bảo vệ quyền lợi của nhà vua và hoàng tộc.
Đáp án đúng là: C
Lời căn dặn trên của vua Lê Thánh Tông đã phản ánh nhà Lê sơ rất chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn của lãnh thổ.
Câu 15. Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng sự phát triển của Nho giáo dưới thời Lê sơ?
A. Là hệ tư tưởng chính thống, chiếm vị trí độc tôn.
B. Bị nhà nước phong kiến hạn chế sự phát triển.
C. Không có ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân.
D. Bị Phật giáo và Đạo giáo lấn át vị thế.
Đáp án đúng là: A
Dưới thời Lê sơ, Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống, chiếm vị trí độc tôn.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Xem thêm các chương trình khác: