TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 5 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Phong trào cải cách tôn giáo

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học Lịch Sử ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 5.

1 1,145 05/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Sự kiện nào đã làm bùng nổ phong trào phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời kì trung đại?

A. Các nhà cải cách công khai phê phán, chống lại Giáo hội.

B. Giáo hội công khai đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ.

C. Mác-tin Lu-thơ chủ trương xây dựng một giáo hội đơn giản.

D. Giáo hội cho phép tự do buôn bán “thẻ miễn tội” (năm 1517).

Đáp án đúng là: D

Năm 1517, do cần tiền, Giáo hội cho phép tự do buôn bán “thẻ miễn tội”. Sự kiện này đã làm bùng lên phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời kì trung đại. (SGK - Trang 24)

Câu 2. Ai là người đã đưa ra Luận văn 95 điều, công khai chỉ trích Giáo hội?

A. Cô-péc-ních.

B. Mác-tin Lu-thơ.

C. Can-vanh.

D. Tô-mát Muyn-xe.

Đáp án đúng là: B

Ngày 31 tháng 10 năm 1517, Mác-tin Lu-thơ (Martin Luther) đã dán lên cửa nhà thời Vít-ten-bớt (Wittenberg, Đức) Luận văn 95 điều, chỉ trích Giáo hội. (SGK - Trang 24, phần Mở đầu)

Câu 3. Cuộc chiến tranh nông dân Đức bùng nổ vào thời gian nào?

A. Năm 1517.

B. Năm 1524.

C. Năm 1715.

D. Năm 1425.

Đáp án đúng là: B

Cuộc chiến tranh nông dân Đức bùng nổ vào năm 1524.

Câu 4. Tôn giáo nào là chỗ dựa vững chắc cho chế độ phong và chi phối đời sống xã hội Tây Âu thời trung đại?

A. Hồi giáo.

B. Ấn Độ giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Đạo Tin Lành.

Đáp án đúng là: C

Trong thời trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc cho chế độ phong kiến Tây Âu và chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. (SGK - Trang 24)

Câu 5. Phong trào cải cách tôn giáo đã dẫn đến việc Ki-tô giáo bị chi thành mấy giáo phái?

A. 2 giáo phái.

B. 3 giáo phái.

C. 4 giáo phái.

D. 5 giáo phái.

Đáp án đúng là: A

Phong trào Cải cách tôn giáo đã dẫn đến sự phân chia đạo Ki-to thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo (Tôn giáo Tin Lành).

Câu 6. Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, giai cấp tư sản Tây Âu muốn thay đổi và cải cách lại tổ chức Giáo hội Thiên Chúa, vì

A. giai cấp tư sản muốn củng cố chế độ phong kiến.

B. giai cấp tư sản có địa vị và đặc quyền chính trị lớn.

C. Giáo hội là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến.

D. Giáo hội không cho phép việc mua bán “thẻ miễn tội”.

Đáp án đúng là: C

Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, giai cấp tư sản Tây Âu muốn thay đổi và cải cách lại tổ chức Giáo hội Thiên Chúa, vì: Giáo hội là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến, là một thế lực cản trở bước tiến của xã hội.

Câu 7. Phong trào cải cách tôn giáo đã dẫn đến việc Ki-tô giáo bị chia thành hai giáo phái là

A. Thiên Chúa giáo và Cơ đốc giáo.

B. Hồi giáo và đạo Tin Lành.

C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

D. Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành.

Đáp án đúng là: D

Phong trào Cải cách tôn giáo đã dẫn đến sự phân chia đạo Ki-tô thành hai giáo phái: Cựu giáo là Thiên Chúa giáo và Tân giáo là Tôn giáo Tin Lành. (SGK - Trang 25)

Câu 8. Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự bất ổn trong xã hội Tây Âu thế kỉ XVI - XVII?

A. Triều đình châu Âu tài trợ cho các cuộc phát kiến địa lí.

B. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào văn hóa Phục hưng.

C. Các thế lực bảo thủ đàn áp những người theo Tân giáo.

D. Giai cấp tư sản phát động cuộc đấu tranh vũ trang chống Giáo hội.

Đáp án đúng là: C

Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo Tân giáo dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội Tây Âu thế kỉ XVI-XVII. (SGK - Trang 25)

Câu 9. Những đại diện tiêu biểu của phong trào cải cách tôn giáo là

A. Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh.

B. Lê-ô-na đơ Vanh-xi và Giăng Can-vanh.

C. Xanh-xi-mông và Phu-ri-ê.

D. Rút-xô và Vôn-te.

Đáp án đúng là: A

Những đại diện tiêu biểu của phong trào cải cách tôn giáo là: Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh.

Câu 10. Nội dung nào không phải là quan điểm của các nhà cải cách tôn giáo ở Tây Âu (cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVI)?

A. Phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội.

B. Ủng hộ Giáo hội tự do buôn bán “thẻ miễn tội”.

C. Chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh thánh.

D. Xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

Đáp án đúng là: B

- Quan điểm của các nhà cải cách tôn giáo ở Tây Âu:

+ Phê phán những hành vi sai trái của giáo hội, chống lại việc tùy tiện giải thích Kinh Thánh.

+ Cho rằng, chỉ cần đặt niềm tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh thì con gười sẽ được cứu rỗi không cần phải thông qua Giáo sĩ hay những lễ nghi phức tạp, phiền toái.

+ Phủ nhận vai trò của Giáo hoàng, Giáo hội, chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

Câu 11. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 1524 là gì?

A. Các thế lực bảo thủ đàn áp Tân giáo, gây bất ổn trong xã hội.

B. Quý tộc phong kiến liên kết với nông dân để chống lại Giáo hội.

C. Giáo hội phủ nhận những tư tưởng tiến bộ, cản trở sự phát triển xã hội.

D. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào văn hóa Phục hưng.

Đáp án đúng là: A

Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo Tân giáo dẫn đến tình trạn bất ổn trong xã hội Tây Âu thế kỉ XVI-XVII và châm ngòi cho cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 1524. (SGK - Trang 25)

Câu 12. Tôn giáo của những người theo Tân giáo được gọi là

A. Cựu giáo

B. Đạo Tin Lành.

C. Đạo Cơ Đốc.

D. Thiên Chúa giáo.

Đáp án đúng là: B

Phong trào Cải cách tôn giáo đã dẫn đến sự phân chia đạo Ki-tô thành hai giáo phái: Cựu giáo là Thiên Chúa giáo và Tân giáo là Tôn giáo Tin Lành. (SGK - Trang 25)

Câu 13. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng quan điểm của các nhà cải cách tôn giáo ở Tây Âu?

A. Đề cao vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng.

B. Chủ trương xây dựng giáo đường lớn, xa hoa.

C. Phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội.

D. Ủng hộ Giáo hội bán “thẻ miễn tội”.

Đáp án đúng là: C

- Quan điểm của các nhà cải cách tôn giáo ở Tây Âu:

+ Phê phán những hành vi sai trái của giáo hội, chống lại việc tùy tiện giải thích Kinh Thánh.

+ Cho rằng, chỉ cần đặt niềm tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh thì con gười sẽ được cứu rỗi không cần phải thông qua Giáo sĩ hay những lễ nghi phức tạp, phiền toái.

+ Phủ nhận vai trò của Giáo hoàng, Giáo hội, chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

Câu 14. Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu là

A. Đại cách mạng Pháp.

B. Chiến tranh nông dân ở Đức.

C. Phong trào “Thập tự chinh”.

D. Chiến tranh nông dân ở Thụy Sỹ.

Đáp án đúng là: B

Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu là chiến tranh nông dân ở Đức.

Câu 15. “Một tôn giáo tiện lợi, phù hợp với giai cấp tư sản, được thể hiện rất rõ trong cách bài trí nhà thờ Tin Lành: không có tranh ảnh, tượng thờ, ghế ngồi bằng gỗ cứng. Thậm chí, bên cạnh bục giảng của mục sư còn treo chiếc đồng hồ cát để đếm thời gian thuyết giảng”. Tư liệu đã đề cập đến nội dung nào của cải cách tôn giáo?

A. Phủ nhận vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng.

B. Phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội Thiên Chúa giáo.

C. Không thờ tranh tượng, xây dựng một tôn giáo, đơn giản và tiết kiệm.

D. Đặt niềm tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh con người sẽ được cứu rỗi.

Đáp án đúng là: C

Đoạn tư liệu trên đã cho thấy, các nhà cải cách tôn giáo ở Tây Âu chủ trương: không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 8: Vương triều Gúp-ta

1 1,145 05/01/2024
Mua tài liệu