TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học Lịch Sử ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 1.

1 2,038 05/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến Tây Âu là

A. địa chủ phong kiến và nông nô.

B. chủ nô và nô lệ.

C. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

D. chủ nô và quý tộc.

Đáp án đúng là: C

Cùng với quá trình đó, xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của hai giai cấp mới là lãnh chúa phong kiến và nông nô (SGK - Trang 9)

Câu 2. Ngành kinh tế chủ yếu ở trong lãnh địa phong kiến là

A. thủ công nghiệp.

B. thương nghiệp.

C. công thương nghiệp.

D. nông nghiệp.

Đáp án đúng là: D

Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. (SGK - Trang 10)

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về nông nô trong xã hội Tây Âu thời trung đại?

A. Lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất.

B. Bị lãnh chúa bóc lột thông qua địa tô và thuế.

C. Là lực lượng sản xuất chính trong các lãnh địa.

D. Có ruộng đất riêng, không nộp địa tô cho lãnh chúa.

Đáp án đúng là: D

Nông nô không có ruộng đất riêng, họ nhận ruộng đất của lãnh chúa, cày cấy và nộp lại cho lãnh chúa một phần hoa lợi (địa tô). Ngoài ra, nông nô còn bị lãnh chúa bóc lột thông qua nhiều thứ thuế, như: thuế thân, thuế cưới xin,…

Câu 4. Chế độ chiếm nô La Mã sụp đổ vào thời gian nào?

A. Năm 476.

B. Năm 477.

C. Năm 478.

D. Năm 479.

Đáp án đúng là: A

Năm 476, chế độ chiếm nô La Mã sụp đổ (SGK - Trang 8)

Câu 5. Cư dân sinh sống chủ yếu trong các thành thị trung đại Tây Âu là

A. nông dân và binh lính.

B. thương nhân và thợ thủ công.

C. thợ thủ công và lãnh chúa phong kiến.

D. binh lính và nông nô.

Đáp án đúng là: B

Cư dân sống trong các thành thị chủ yếu là thương nhân và thợ thủ công (SGK - Trang 11)

Câu 6. Người đứng đầu Giáo hội Thiên Chúa giáo được gọi là gì?

A. Giám mục.

B. Giáo dân.

C. Linh mục.

D. Giáo hoàng.

Đáp án đúng là: D

Đứng đầu Giáo hội Thiên Chúa giáo là Giáo hoàng, người có quyền lực chính trị, ảnh hưởng đến sự cai trị của các vị vua. (SGK - Trang 13)

Câu 7. Các thủ lĩnh quân sự được ban cấp ruộng đất, phong tước vị, dần trở thành tầng lớp nào trong xã hội phong kiến Tây Âu?

A. Nông dân tự do.

B. Nông nô.

C. Quý tộc quân sự.

D. Quý tộc tăng lữ.

Đáp án đúng là: C

Các thủ lĩnh quân sự được ban cấp ruộng đất, phong tước vị, dần dần hình thành nên tầng lớp quý tộc quân sự. (SGK - Trang 9)

Câu 8. Tầng lớp giàu có, nhiều quyền lực, gắn liền với tôn giáo và nhà thờ trong xã hội phong kiến Tây Âu là

A. nông dân tự do.

B. nông nô.

C. quý tộc quân sự.

D. quý tộc tăng lữ.

Đáp án đúng là: D

Nhà thờ ủng hộ các vị vua nên giáo chủ, giám mục cũng được ban tặng những vùng đất rộng lớn, trở thành tầng lớp quý tộc tăng lữ. Quý tộc quân sự và quý tộc tăng lữ hợp thành giai cấp thống trị, giàu có và nhiều quyền lực (SGK - Trang 9)

Câu 9. Về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu hình thành vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ IV.

B. Thế kỉ X.

C. Thế kỉ IX.

D. Cuối thế kỉ IX.

Đáp án đúng là: C

Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành (SGK - Trang 9)

Câu 10. Những vùng đất đai rộng lớn dần trở thành những đơn vị hành chính - kinh tế độc lập và thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa phong kiến Tây Âu được gọi là

A. lãnh địa phong kiến.

B. đất công làng xã.

C. điền trang, thái ấp.

D. đồn điền.

Đáp án đúng là: A

Đến giữa thế kỉ thứ IX, những vùng đất đai rộng lớn đã bị các quý tộc biến thành những khu đất riêng của họ, được quyền cha truyền con nối - gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính - kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về lãnh chúa. (SGK - Trang 9)

Câu 11. Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?

A. Là một đơn vị hành chính - kinh tế độc lập, khép kín.

B. Là vùng đất đai rộng lớn, thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa.

C. Là một vương quốc độc lập, được quyền cha truyền con nối.

D. Lãnh chúa có toàn quyền, được phép đặt quân đội, luật pháp riêng.

Đáp án đúng là: C

Đến giữa thế kỉ thứ IX, những vùng đất đai rộng lớn đã bị các quý tộc biến thành những khu đất riêng của họ, được quyền cha truyền con nối - gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính - kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về lãnh chúa. Lãnh chúa có toàn quyền trên vùng đất đai của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ. (SGK - Trang 9)

Câu 12. Những sản phẩm mà nông nô không tự sản xuất được trong lãnh địa phong kiến là

A. muối và sắt.

B. lương thực, thực phẩm.

C. công cụ lao động.

D. quần áo, giày dép.

Đáp án đúng là: A

Ngoại trừ muối và sắt được mua từ bên ngoài, mọi thứ cần dung như lương thực, thực phẩm, công cụ lao động hay quần áo, giày dép đều do nông nô tự sản xuất trong lãnh địa. (SGK - Trang 10)

Câu 13. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của đế chế La Mã và chế độ chiếm nô cổ đại là gì?

A. Những cuộc nổi dậy của nông nô.

B. Đế chế suy yếu, bị chia làm hai phần.

C. Sự xâm nhập của người Mông Cổ theo đạo Hồi.

D. Cuộc xâm lược của các bộ tộc người Giéc-man.

Đáp án đúng là: D

Từ đầu thế kỉ IV, đế chế La Mã cổ đại suy yếu, bị chia thành hai phần Đông La Mã và Tây La Mã. Cuộc xâm lược của các bộ tộc Giéc-man sống bên ngoài biên giới của đế chế làm cho tình hình càng trở nên hỗn loạn hơn. Họ chiếm đất đai, phế truất hoàng đế La Mã. Năm 476, chế độ chiếm nô La Mã sụp đổ. (SGK - Trang 8)

Câu 14. Sự xuất hiện của các trường đại học thể hiện vai trò gì của thành thị trung đại Tây Âu?

A. Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.

B. Mang lại không khí tự do và nhu cầu mở mang tri thức.

C. Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.

D. Góp phần xóa bỏ sự cản trở của kinh tế lãnh địa.

Đáp án đúng là: B

Thành thị mang lại không khí tự do và và nhu cầu mở mang tri thức cho mọi người. Thế kỉ XII, thị dân bắt đầu lập ra những trường đại học như Bô-lô-nha (Bologna) ở Ý, O-xphớt (Oxford) ở Anh hay Xooc-bon (Sorbone) ở Pháp (SGK - Trang 12)

Câu 15. So với lãnh địa phong kiến, thành thị trung đại Tây Âu có điểm gì khác biệt?

A. Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

B. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu.

C. Nền kinh tế trong thành thị mang tính chất khép kín.

D. Nền kinh tế hàng hóa trong các thành thị rất phát triển.

Đáp án đúng là: D

Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển (SGK - Trang 12)

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo

1 2,038 05/01/2024
Mua tài liệu