TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học Lịch Sử ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3.

1 858 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức

Câu 1. Sự kiện nào được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời?

A. Phong trào cải cách tôn giáo.

B. Phong trào văn hoá Phục hưng.

C. Các cuộc phát kiến địa lí.

D. Các cuộc cách mạng công nghiệp.

Đáp án đúng là: B

Phong trào văn hoá Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời (SGK Lịch Sử 7 – trang 21).

Câu 2. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của M. Xéc-van-téc là

A. tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”.

B. tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

C. tập thơ “Mùa hái quả”.

D. sử thi “I-li-át”.

Đáp án đúng là: A

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của M. Xéc-van-téc là tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”.

(SGK Lịch Sử 7 – trang 19).

Câu 3. Tên một nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng có nhiều vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-et, Hăm-let…

A. Ma-gien-lăng.

B. Sếch-xpia.

C. Lu-thơ.

D. Mi-ken-lăng-giơ.

Đáp án đúng là: B

Sếch-xpia là tác giả của những vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-et, Hăm-let…

(SGK Lịch Sử 7 – trang 19).

Câu 4. Quê hương của phong trào văn hoá Phục hưng là ở nước nào?

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. I-ta-li-a.

Đáp án đúng là: D

Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a (thế kỉ XIV), sau đó lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.

Câu 5. Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu thời trung đại?

A. Ma-gien-lăng.

B. Sếch-xpia.

C. Mác-tin Lu-thơ.

D. Mi-ken-lăng-giơ.

Đáp án đúng là: C

- Mác-tin Lu-thơ là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu thời trung đại (SGK Lịch Sử 7 – trang 21).

- Ma-gien-lăng là nhà thám hiểm nổi tiếng, thực hiện chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới bằng đường biển.

- Sếch-xpia và Mi-ken-lăng-giơ là những nhà văn hóa tiêu biểu trong phong trào Văn hóa Phục hưng.

Câu 6. Sự kiện nào được đánh giá là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu?

A. Chiến tranh Pháp - Phổ.

B. Chiến tranh nông dân Đức.

C. Chiến tranh nông dân Pháp.

D. Chiến tranh nông dân Nga.

Đáp án đúng là: B

Phong trào Cải cách tôn giáo còn làm bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức (SGK Lịch Sử 7 – trang 22).

Câu 7. Cô-péc-ních là nhà Thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng: Trái Đất

A. là trung tâm của vũ trụ.

B. quay xung quanh Mặt Trăng.

C. đứng yên, không chuyển động.

D. quay xung quanh Mặt Trời.

Đáp án đúng là: D

Cô-péc-ních là nhà Thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng: Trái Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời (sgk 7 – trang 20).

Câu 8. “Dù sao Trái Đất vẫn quay” là câu nói nổi tiếng của nhà khoa học nào dưới đây?

A. Cô-péc-ních.

B. Bru-nô.

C. Mi-ken-lăng-giơ.

D. Ga-li-lê.

Đáp án đúng là: D

“Dù sao Trái Đất vẫn quay” là câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê (sgk 7 – trang 20).

Câu 9. Giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị xã hội tương ứng; họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời của Thiên Chúa giáo, muốn xây dựng một nền văn hóa mới. Đó là

A. nguyên nhân của phong trào văn hoá Phục hưng

B. đặc điểm của phong trào văn hoá Phục hưng

C. hệ quả của phong trào văn hoá Phục hưng

D. mục đích của phong trào văn hoá Phục hưng

Đáp án đúng là: A

Giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị xã hội tương ứng; họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời của Thiên Chúa giáo, muốn xây dựng một nền văn hóa mới… để mở đường cho chủ nghĩa tư bản. Đó chính là nguyên nhân của phong trào Văn hóa Phục hưng.

Câu 10. Bằng những tác phẩm của mình, các nhà Văn hóa Phục hưng đã

A. tuyên truyền giáo lí của Thiên Chúa giáo.

B. ca ngợi công lao của các vị Hoàng đế.

C. củng cố sự tồn tại của chế độ phong kiến.

D. lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo.

Đáp án đúng là: D

Bằng những tác phẩm của mình, các nhà Văn hóa Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự phong kiến.

Câu 11. Thời trung đại, tôn giáo nào là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu?

A. Hồi giáo.

B. Phật giáo.

C. Nho giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Đáp án đúng là: D

Thời trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.

Câu 12. Do tác động của Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái mới là: Cựu giáo ( Thiên Chúa giáo) và

A. đạo Cao Đài.

B. đạo Hoà Hảo.

C. Tân giáo (Anh giáo, Tin Lành…).

D. Jai-na giáo.

Đáp án đúng là: C

Do tác động của Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái mới là: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo (Anh giáo, Tin Lành…).

Câu 13. Phong trào Cải cách tôn giáo ở cahau Âu (thế kỉ XVI) có tác động như thế nào tới đạo Thiên chúa?

A. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Thiên Chúa giáo.

B. Dẫn đến sự suy vong, sụp đổ của Thiên Chúa giáo.

C. Thiên Chúa giáo phân hoá thành hai giáo phái là Cựu giáo và Tân giáo.

D. Củng cố địa vị thống trị về mặt tư tưởng của Thiên chúa giáo đối với xã hội.

Đáp án đúng là: C

Do tác động của Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái mới là: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo (Anh giáo, Tin Lành…) -SGK Lịch Sử 7 – trang 22.

Câu 14. Phong trào văn hoá Phục hưng được đánh giá là một “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại” bởi vì đã

A. mở ra những con đường mới, vùng đất mới và nhận thức mới.

B. mở rộng thị trường thế giới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

C. làm bùng nổ phong trào nông dân chống lại Giáo hội phong kiến.

D. mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá châu Âu và nhân loại.

Đáp án đúng là: D

Văn hoá Phục hưng có nhiều thành tựu nổi bật, có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá nhân loại, vượt trội hơn hẳn thời kì phong kiến lạc hậu ở châu Âu nên được đánh giá là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại.

Câu 15. Chân lí khoa học về thiên văn nào do Cô-péc-ních và Ga-li-lê đưa ra nhưng bị Giáo hội phong kiến cấm lưu truyền?

A. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

C. Trái Đất đứng yên không chuyển động.

D. Trái Đất là trung tâm của Thái Dương hệ.

Đáp án đúng là: B

- Cô-péc-ních và Ga-li-lê đã đưa ra quan điểm: Trái Đất chuyển động quanh trục và quay xung quanh Mặt Trời. Trong khi đó, Giáo hội Thiên Chúa cho rằng: Trái Đất là trung tâm của vũ trị, các hành tinh khác, kể cả Mặt Trời cũng quay quanh Trái Đất.

=> Do đó, quan điểm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê bị Giáo hội phong kiến cấm lưu truyền.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

1 858 lượt xem