TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 10 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 - 1009)

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 - 1009) có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học Lịch Sử ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 10.

1 975 04/01/2024


Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 - 1009) - Kết nối tri thức

Câu 1. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là

A. Đại Việt.

B. Vạn Xuân.

C. Đại Nam.

D. Đại Cồ Việt.

Đáp án đúng là: D

Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) - SGK Lịch Sử 7 - trang 48

Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Vua nào thuở bé chăn trâu

Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành

Sứ quân dẹp loạn phân tranh

Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?”

A. Ngô Quyền.

B. Lý Công Uẩn.

C. Đinh Bộ Lĩnh.

D. Phùng Hưng.

Đáp án đúng là: C

Đinh Bộ Lĩnh gắn liền với sự tích tập trận cờ lau, nổi bật với chiến công dẹp loạn 12 sứ quân và xây dựng chính quyền thống nhất, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ai người khởi dựng Tiền Lê

Giữa trong thế sự trăm bề khó khăn?”

A. Đinh Tiên Hoàng.

B. Lý Công Uẩn.

C. Lý Bí.

D. Lê Hoàn.

Đáp án đúng là: D

Vị vua sáng lập ra triều Tiền Lê là Lê Hoàn.

Câu 4. Sau khi lên ngôi vua, Đinh Bộ Lĩnh đã chọn địa điểm nào làm kinh đô?

A. Đại La.

B. Vạn An.

C. Hoa Lư.

D. Phú Xuân.

Đáp án đúng là: A

Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) - SGK Lịch Sử 7 - trang 48

Câu 5. Để thuận tiện cho lưu thông hàng hoá, thúc đẩy buôn bán trong nước, thời Đinh cho đúc

A. súng đại bác.

B. trống đồng.

C. tiền đồng.

D. thuyền chiến.

Đáp án đúng là: C

Để thuận tiện cho lưu thông hàng hoá, thúc đẩy buôn bán trong nước, thời Đinh cho đúc tiền đồng (SGK Lịch Sử 7 - trang 48).

Câu 6. Dưới thời Tiền Lê, cả nước được chia thành

A. 5 đạo.

B. 7 đạo.

C. 10 đạo

D. 15 đạo.

Đáp án đúng là: C

Dưới thời Tiền Lê, cả nước được chia thành 10 đạo. Đến năm 1002, vua cho đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp (SGK Lịch Sử 7 - trang 49).

Câu 7. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi

A. quân dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng.

B.LêHoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn.

C.nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.

D.nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.

Đáp án đúng là: A

Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi là do tinh thần chiến đấu của quân và dân Đại Cồ Việt để bảo vệ nền độc lập non trẻ. Đây là nhân tố quan trọng nhất đưa đến thắng lợi.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không mô tả đúng tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Tiền Lê?

A. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.

B. Giúp việc cho vua có Thái sư và Đại sư.

C. Cả nước được chia thành 10 đạo.

D. Dưới vua là các quan văn, quan võ.

Đáp án đúng là: C

Cả nước được chia thành 10 đạo là tổ chức hành chính ở địa phương (không phải chính quyền trung ương).

Câu 9.Dưới thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư rất được triều đình trọng dụng, vì

A. quan lại chưa có nhiều, trình độ học vấn thấp.

B. đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng, các nhà sư có học vấn uyên bác.

C. các nhà sư và nhà chùa đều có thế lực về kinh tế rất lớn.

D. nho giáo và Đạo giáo bị nhà nước hạn chế phát triển trong xã hội.

Đáp án đúng là: B

Thời Đinh-Tiền Lê, giáo dục chưa phát triển, nhiều người không biết chữ. Các nhà sư học kinh Phật, biết chữ Hán, có học thức uyên bác nên được triều đình trọng dụng.

Câu 10. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Đất nước thái bình, kinh tế phát triển thịnh đạt.

B. Cuộc kháng chiến chống Tống đã toàn thắng.

C. Nhà Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt.

D. Đại Cồ Việt đang bị nhà Tống xâm lược, đô hộ

Đáp án đúng là: C

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng bị sát hại, con thứ mới 6 tuổi lên ngôi. Nhân cơ hội đó, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt. Triều thần đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

Câu 11.Nội dung nào sau đây không phản ảnh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (981)?

A. Buộc nhà Tống phải nhún nhường, thần phục Đại Cồ Việt.

B. Thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

C. Bảo vệ và giữ vững được nền độc lập, tự chủ non trẻ của dân tộc.

D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này.

Đáp án đúng là: A

- Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang đã: thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt; bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc; đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này.

- Trong lịch sử, các chính quyền phong kiến phương Bắc chưa từng thần phục chính quyền phong kiến của người Việt.

Câu 12. Viên tướng nào đã chỉ huy quân Tống tiến vào xâm lược Đại Cồ Việt (năm 981)?

A. Ô Mã Nhi.

B. Hầu Nhân Bảo.

C. Thoát Hoan.

D. Sầm Nghi Đống.

Đáp án đúng là: B

Năm 981, Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống tiến vào xâm lược Đại Cồ Việt theo hai đường thủy, bộ (SGK Lịch Sử 7 - trang 48).

Câu 13. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) là do

A. có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Trãi.

B. quân dân Tiền Lê vận dụng thành công kế sách “Tiên phát chế nhân” của nhà Lý.

C. quân dân Tiền Lê có tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.

D. quân Tống liên tiếp thất bại nên chủ động giảng hòa với nhà Tiền Lê.

Đáp án đúng là: C

- Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) là do quân dân Tiền Lê có tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.

- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:

+ Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Trãi,.. tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh

+ Nhà Lý ra đời sau nhà Tiền Lê => không thể nói quân dân Tiền Lê vận dụng thành công kế sách “Tiên phát chế nhân” của nhà Lý

+ Nhà Tống không chủ động giảng hòa với nhà Tiền Lê.

Câu 14. Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?

A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.

B. Khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán của Hai Bà Trưng.

C. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý.

D. Khởi nghĩa chống quân Đường của Mai Thúc Loan.

Đáp án đúng là: A

Quân dân Tiền Lê đã vận dụng thành công kế sách “đóng cọc trên sông Bạch Đằng” từ cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (năm 938).

Câu 15. Truyền thống nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Tống (981)?

A. Quân Đại Cồ Việt truy kích, tiêu diệt quân Tống.

B. Trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao.

C. Giết chết tướng Hầu Nhân Bảo của nhà Tống.

D. Đóng cọc mai phục địch trên sông Bạch Đằng.

Đáp án đúng là: B

- Trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao sẽ xoá bỏ hiềm khích, thù hận giữa hai nước, tạo điều kiện chấm dứt chiến tranh, thể hiện truyền thống nhân đạo, yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939 - 967)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 - 1009)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 - 1077)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)

1 975 04/01/2024