TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 9 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 9.

1 1,656 03/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. quý tộc và nô lệ.

B. chủ nô và nô lệ.

C. địa chủ và nông dân.

D. lãnh chúa và nông nô.

Đáp án đúng là: B

Xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp, trong đó hai giai cấp đối kháng cơ bản là chủ nô và nô lệ. (SGK - Trang 55)

Câu 2. Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là

A. sự kế thừa những thành tựu văn minh phương Đông.

B. sự tồn tại của thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế.

C. sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.

D. sự tồn tại của hai giai cấp lãnh chúa và nông nô.

Đáp án đúng là: A

Sự kế thừa những thành tựu văn minh phương Đông là một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại. Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông trên các lĩnh vực để xây dựng nền văn minh mang bản sắc riêng. (SGK - Trang 55)

Câu 3. Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu sáng tạo của cư dân quốc gia cổ đại nào?

A. Cư dân La Mã cổ đại.

B. Cư dân Ấn Độ cổ đại.

C. Cư dân Hy Lạp cổ đại.

D. Cư dân A-rập cổ đại.

Đáp án đúng là: A

Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu sáng tạo của cư dân La Mã cổ đại. (SGK - Trang 55)

Câu 4. Hệ thống chữ số La Mã ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng là cống hiến lớn của cư dân quốc gia cổ đại nào?

A. Cư dân Hy Lạp cổ đại.

B. Cư dân La Mã cổ đại.

C. Cư dân Ai Cập cổ đại.

D. Cư dân Trung Quốc cổ đại.

Đáp án đúng là: B

Hệ thống chữ số La Mã ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng là cống hiến lớn của cư dân La Mã cổ đại. (SGK - Trang 55)

Câu 5. Hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại có tên là

A. I-li-át và Ô-đi-xê.

B. Rô-mê-ô và Ju-li-ét.

C. Ka-li-đa-sa và Sơ-kun-tơ-la.

D. Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-ya-na.

Đáp án đúng là: A

Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Đây là áng anh hùng ca về cuộc chiến giữa các thành bang Hy Lạp với thành Tơ-roa. (SGK - Trang 56)

Câu 6. Hy Lạp và La Mã cổ đại thuộc khu vực nào sau đây?

A. Đông Bắc châu phi.

B. Địa Trung Hải.

C. Đông Bắc châu Á.

D. Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: B

Hy Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải. (SGK - Trang 53)

Câu 7. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. có nhiều cảng biển.

B. giàu có khoáng sản.

C. nhiều đồng cỏ lớn.

D. đất đai màu mỡ.

Đáp án đúng là: B

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là giàu có khoáng sản. (SGK - Trang 53)

Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại?

A. Chủ yếu là người La-tinh.

B. Đa dạng về tộc người.

C. Chủ yếu là người Hê-len.

D. Chỉ có một tộc người duy nhất.

Đáp án đúng là: B

Dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại đa dạng về tộc người:

- Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm bốn tộc người chính là Ê-ô-li-an, I-ô-ni-an, A-kê-an và Đô-ri-an, phân bố ở các vùng khác nhau. Đến khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, cư dân Hy Lạp mới gọi mình là Hê-len và gọi đất nước là Hy Lạp.

- Cư dân có mặt sớm nhất trên bán đảo I-ta-li-a là người Li-gua, sau đó là người I-ta-li-ốt và một nhánh sống ở đồng bằng La-ti-um gọi là người La-tinh. Người La-tinh dựng nên thành La Mã bên bờ sông Ti-bơ và gọi là người La Mã. (SGK - Trang 53)

Câu 9. Hai ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.

B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. nông nghiệp và thương nghiệp.

D. thủ công nghiệp và công nghiệp.

Đáp án đúng là: B

Hai ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là thủ công nghiệp (khai khoáng, luyện kim, đóng tàu,...) và thương nghiệp (buôn bán đường biển). (SGK - Trang 54)

Câu 10. Nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại theo chế độ nào sau đây?

A. Dân chủ chủ nô.

B. Cộng hòa đại nghị.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Quân chủ chuyên chế.

Đáp án đúng là: A

Từ thế kỉ VIII TCN, ở Hy Lạp đã hình thành quốc gia thành bang (còn gọi là thị quốc) phát triển chế độ dân chủ chủ nô. (SGK - Trang 54)

Câu 11. Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia cổ đại nào?

A. Ai Cập.

B. Ấn Độ.

C. Hy Lạp.

D. La Mã.

Đáp án đúng là: C

Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại. Ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ V trước Công nguyên. Đây là công trình kiến trúc nổi tiếng nhất còn lại của Hy Lạp cổ đại. (SGK - Trang 56)

Câu 12. Người được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây” là

A. Pli-ni-út.

B. Ptô-lê-mê.

C. Tuy-xi đít.

D. Hi-pô-crát.

Đáp án đúng là: D

Hi-pô-crát (thầy thuốc Hy Lạp cổ đại) được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây”. Ông đã đề ra phương pháp chữa bệnh bằng thuốc và giải phẫu. (SGK - Trang 58)

Câu 13. Phát minh lớn nhất của người La Mã cổ đại về vật liệu sản xuất là

A. gạch nung.

B. phiến đá.

C. bê tông.

D. lưỡi cày.

Đáp án đúng là: C

Phát minh lớn nhất của người La Mã cổ đại về vật liệu sản xuất là bê tông. Nhờ phát minh ra bê tông, người La Mã đã xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga như đấu trường Cô-li-dê, đền Pa-tê-nông, khải hoàn môn Công-xăng-ti-nút,…

Câu 14. Triết học Hy Lạp cổ đại chủ yếu xoay quanh hai trường phái nào sau đây?

A. Triết học duy vật và triết học duy tâm.

B. Triết học cổ điển và triết học cận đại.

C. Triết học cảm tính và triết học lí tính.

D. Triết học duy vật và triết học cổ điển.

Đáp án đúng là: A

Hy Lạp là “quê hương của triết học phương Tây” với nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau, nhưng chủ yếu xoay quanh hai trường phái duy vật và duy tâm. (SGK - Trang 58)

Câu 15. Đến thế kỉ IV, tôn giáo nào sau đây trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã?

A. Hồi giáo.

B. Phật giáo.

C. Cơ Đốc giáo.

D. Hin-đu giáo.

Đáp án đúng là: C

Đến thế kỉ IV, các hoàng đế La Mã đã công nhận Cơ đốc giáo là quốc giáo của đế quốc La Mã. (SGK - Trang 59)

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

1 1,656 03/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: