TOP 15 câu Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 2 (Cánh diều) có đáp án: Đội ngũ từng người không có súng

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 2: Đội ngũ từng người không có súng có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 2.

1 644 23/12/2022


Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 2: Đội ngũ từng người không có súng - Cánh diều

Câu 1. Động tác chạy đều, đứng lại có ý nghĩa như thế nào?

A. Di chuyển đội hình trong cự li ngắn từ 5 bước trở lại.

B. Vận động hành tiến được nhanh chóng và thống nhất.

C. Điều chỉnh đội hình khi đang đi đều được nhanh chóng.

D. Biểu thị tính kỉ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh.

Đáp án đúng là: B

Động tác chạy đều, đứng lại để Vận động hành tiến được nhanh chóng và thống nhất.

Câu 2. Khẩu lệnh “Đứng lại - Đứng”,

A. có dự lệnh và động lệnh.

B. chỉ có dự lệnh, không có động lệnh.

C. chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.

D. không có cả dự lệnh và động lệnh.

Đáp án đúng là: A

Khẩu lệnh “Đứng lại - Đứng”, có dự lệnh và động lệnh. Trong đó: “Đứng lại” là dự lệnh, “Đứng” là động lệnh.

Câu 3. Khẩu lệnh “Đứng dậy”,

A. có dự lệnh và động lệnh.

B. chỉ có dự lệnh, không có động lệnh.

C. chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.

D. không có cả dự lệnh và động lệnh.

Đáp án đúng là: C

Khẩu lệnh “Đứng dậy”, chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.

Câu 4. Người chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?

Trắc nghiệm GDQP 10 Cánh diều Bài 2 (có đáp án): Đội ngũ từng người không có súng

A. Nghiêm.

B. Quay bên phải.

C. Quay bên trái.

D. Đi đều.

Đáp án đúng là: A

Người chiến sĩ trong bức ảnh trên đang thực hiện động tác nghiêm (hình 2.2 - SGK, trang 45).

Câu 5. Khi thực hiện động tác chạy đều, người chiến sĩ cần chú ý điều gì?

A. Tay đánh ra trước đúng góc độ.

B. Tiếp xúc mặt đất bằng cả bàn chân.

C. Phải đánh tay lên cao hoặc chúc xuống.

D. Thân người ngay ngắn, mặt cúi xuống đất.

Đáp án đúng là: A

Khi thực hiện động tác chạy đều, người chiến sĩ cần chú ý:

- Tiếp xúc mặt đất bằng mũi bàn chân, không tiếp xúc bằng cả bàn chân.

- Tay đánh ra trước đúng góc độ, không đánh lên cao hoặc chúc xuống đất, không ôm bụng.

- Thân người ngay ngắn, mắt nhìn thẳng.

Câu 6. Người chiến sĩ cần chú ý điều gì khi thực hiện động tác đi đều?

A. Thân người nghiêng ngả, gật gù; mặt cúi xuống đất.

B. Liếc mắt hoặc quay nhìn xung quanh để quan sát.

C. Nhìn thẳng, nét mặt buồn rầu, thân người ngay ngắn.

D. Tay đánh ra phía trước giữ đúng độ cao và góc độ.

Đáp án đúng là: D

Khi thực hiện động tác đi đều, người chiến sĩ cần chú ý:

- Tay đánh ra phía trước phải giữ đúng độ cao và góc độ của cánh tay trên với thân người, cánh tay đánh ra phía sau thẳng tự nhiên;

- Giữ đúng độ dài mỗi bước và tốc độ đi;

- Người ngay ngắn (không nghiêng ngả, gật gù, mắt nhìn thẳng (không liếc mắt hoặc quay nhìn xung quanh), nét mặt tươi vui.

Câu 7. Khi thực hiện động tác chào, người chiến sĩ cần chú ý điều gì?

A. Khi đưa tay cần đưa vòng, năm ngón tay khép.

B. Thân người nghiêng ngả, lệch vai về bên phải.

C. Cười đùa, liếc mắt nhìn đi nơi khác để quan sát.

D. Đưa tay lên, bỏ tay xuống phải nhanh, dứt khoát.

Đáp án đúng là: D

Khi thực hiện động tác chào, người chiến sĩ cần chú ý:

+ Khi đưa tay chào cần đưa thẳng, không đưa vòng; năm ngón tay khép sát nhau; lòng bàn tay không ngửa quá.

+ Động tác đưa tay lên, bỏ tay xuống phải nhanh, mạnh, dứt khoát và chuẩn xác.

+ Khi chào không nghiêng đầu, lệch vai; không cười đùa, liếc mắt hoặc nhìn đi nơi khác, người ngay ngắn, nghiêm túc.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của động tác nghiêm?

A. Rèn luyện tác phong nghiêm túc, tư thể hùng mạnh, khẩn trương, bình tĩnh.

B. Đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh.

C. Đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ vị trí đứng, duy trì đội hình.

D. Biểu thị tính kỉ luật, thể hiện nếp sống văn minh, thống nhất hành động.

Đáp án đúng là: A

- Thực hiện động tác nghiêm để rèn luyện tác phong nghiêm túc, tư thể hùng mạnh, khẩn trương và đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng nhận mệnh lệnh.

Câu 9. “Đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sức chú ý” - đó là ý nghĩa của động tác nào dưới đây?

A. Nghiêm.

B. Nghỉ.

C. Quay tại chỗ.

D. Chào/ thôi chào.

Đáp án đúng là: B

Động tác nghỉ để khi đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sức chú ý.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của động tác quay tại chỗ?

A. Rèn luyện tác phong nghiêm túc, tư thể hùng mạnh, khẩn trương, bình tĩnh.

B. Đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh.

C. Đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ vị trí đứng, duy trì đội hình.

D. Biểu thị tính kỉ luật, thể hiện nếp sống văn minh, thống nhất hành động.

Đáp án đúng là: C

Động tác quay tại chỗ để đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng, duy trì đội hình.

Câu 11. “Biểu thị tính kỉ luật, thể hiện tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh, thống nhất hành động” - đó là ý nghĩa của động tác nào dưới đây?

A. Nghiêm.

B. Nghỉ.

C. Quay tại chỗ.

D. Chào, thôi chào.

Đáp án đúng là: D

Động tác chào, thôi chào để biểu thị tính kỉ luật, thể hiện tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh, thống nhất hành động.

Câu 12. Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều có ý nghĩa như thế nào?

A. Di chuyển đội hình, vị trí có trật tự, biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh.

B. Điều chỉnh đội hình trong khi đi đều được nhanh chóng và trật tự.

C. Di chuyển vị trí ở cự li ngắn và điều chỉnh đội hình được trật tự, thống nhất.

D. Vận dụng khi học tập, sinh hoạt ngoài trời được trật tự và thống nhất.

Đáp án đúng là: A

Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều thực hiện khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí có trật tự, biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh, trang nghiêm của quân đội.

Câu 13. “Điều chỉnh đội hình trong khi đang đi đều được nhanh chóng và trật tự” - đó là ý nghĩa của động tác nào dưới đây?

A. Đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều.

B. Giậm chân, đứng lại, đổi chân, đi đều chuyển sang giậm chân.

C. Tiến, lùi, qua phải, qua trái.

D. Ngồi xuống, đứng dậy.

Đáp án đúng là: B

Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân, đi đều chuyển sang giậm chân, giậm chân chuyển sang đi đều để điều chỉnh đội hình trong khi đang đi đều được nhanh chóng và trật tự.

Câu 14. Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái có ý nghĩa như thế nào?

A. Di chuyển đội hình, vị trí có trật tự, biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh.

B. Điều chỉnh đội hình trong khi đi đều được nhanh chóng và trật tự.

C. Di chuyển vị trí ở cự li ngắn và điều chỉnh đội hình được trật tự, thống nhất.

D. Vận dụng khi học tập, sinh hoạt ngoài trời được trật tự và thống nhất.

Đáp án đúng là: C

Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái vận dụng để di chuyển vị trí ở cự li ngắn từ năm bước trở lại và điều chỉnh đội hình được trật tự, thống nhất.

Câu 15. Động tác ngồi xuống, đứng dậy được vận dụng khi

A. học tập, sinh hoạt ngoài trời hoặc trong hội trường (không có ghế).

B. di chuyển vị trí, đội hình trong cự li ngắn từ năm bước trở lại.

C. di chuyển vị trí, đội hình trong cự li dài từ năm bước trở lên.

D. đứng trong đội hình cho đỡ mỏi mà vẫn giữ tư thế nghiêm chỉnh.

Đáp án đúng là: A

Động tác ngồi xuống, đứng dậy được vận dụng khi học tập, sinh hoạt ngoài trời hoặc trong hội trường (không có ghế) được thống nhất, trật tự.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

1 644 23/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: