TOP 15 câu Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1 (Cánh diều) có đáp án: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1.

1 1171 lượt xem


Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Cánh diều

Câu 1. Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay), lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân?

A. Quân đội nhân dân.

B. Công an nhân dân.

C. Dân quân tự vệ.

D. Vệ quốc quân.

Đáp án đúng là: A

Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay), quân đội nhân dân giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân (SGK - trang 6).

Câu 2. Từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành

A. Việt Nam Cứu quốc quân.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Việt Nam Giải phóng quân.

D. Vệ quốc đoàn.

Đáp án đúng là: B

Từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam (SGK - Trang 6)

Câu 3. Ở Việt Nam, ngày 22/12 hằng năm là ngày truyền thống của

A. Công an nhân dân.

B. Dân quân tự vệ.

C. Báo chí cách mạng.

D. Quân đội nhân dân.

Đáp án đúng là: D

Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22/12 hằng năm.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh, nhiều hình thức đấu tranh.

B. Hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch để đánh địch.

C. Đánh tiêu diệt có trọng điểm; đánh bằng mưu, kế, thế, thời.

D. Nêu cao tinh thần tự lực, không có sự đoàn kết quốc tế.

Đáp án đúng là: D

- Nghệ thuật quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam:

+ Kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh, nhiều hình thức đấu tranh

+ Đánh tiêu diệt có trọng điểm

+ Đánh bằng mưu, kế, thế, thời

+ Hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch để đánh địch.

Câu 5. Tổ chức nào dưới đây được thành lập vào ngày 22/12/1944?

A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

B. Việt Nam Giải phóng quân.

C. Quân đội nhân dân Việt Nam.

D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

Đáp án đúng là: A

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập (SGK - trang 6)

Câu 6. Trong những ngày đầu thành lập, đội trưởng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là đồng chí

A. Hoàng Sâm.

B. Xích Thắng.

C. Lê Duẩn.

D. Đỗ Mười.

Đáp án đúng là: A

Ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có 34 chiến sĩ với 34 khẩu súng các loại. Đội trưởng là đồng chí Hoàng Sâm, Chính trị viên là đồng chí Xích Thắng (SGK - trang 6)

Câu 7. Tháng 4/1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với các lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành

A. Quân đội chính phủ Việt Nam.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Việt Nam Giải phóng quân.

D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

Đáp án đúng là: C

Tháng 4/1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với các lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Việt Nam Giải phóng quân (SGK - Trang 6)

Câu 8. Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71-SL thành lập

A. Cứu quốc quân.

B. Vệ quốc đoàn.

C. Quân đội nhân dân Việt Nam.

D. Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Đáp án đúng là: D

Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71-SL thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam (SGK - Trang 6)

Câu 9. Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 23-SL hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc thành

A.Việt Nam công an vụ.

B. Việt Nam Cứu quốc quân.

C.Việt Nam Giải phóng quân.

D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

Đáp án đúng là: A

Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 23-SL hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam công an vụ (SGK - trang 8).

Câu 10. Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?

A. Nông dân.

B. Công nhân.

C. Tư sản.

D. Tiểu tư sản.

Đáp án đúng là: B

Công an nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam (SGK - trang 9).

Câu 11. Ở Việt Nam, ngày 28/3 hằng năm là ngày truyền thống của

A. Công an nhân dân.

B. Dân quân tự vệ.

C. Báo chí cách mạng.

D. Quân đội nhân dân.

Đáp án đúng là: B

Ngày 28/3/1935, Đại hội lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua Nghị quyết về đội tự vệ, từ đó trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ (SGK - trang 10).

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam?

A. Chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm.

B. Lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.

C. Nêu cao tinh thần tự lực, không có sự đoàn kết quốc tế.

D. Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.

Đáp án đúng là: C

- Truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam:

+ Luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.

+ Chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm;

+ Lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.

Câu 13. Trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thì lực lượng nào được ra đời sớm nhất?

A. Quân đội nhân dân.

B. Công an nhân dân.

C. Dân quân tự vệ.

D. Cảnh sát biển.

Đáp án đúng là: C

Trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ là lực lượng ra đời sớm nhất (SGK - trang 10)

Câu 14. Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là ngày nào?

A. Ngày 22/12 hằng năm.

B. Ngày 19/8 hằng năm.

C. Ngày 25/6 hằng năm.

D. Ngày 8/3 hằng năm.

Đáp án đúng là: B

Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là ngày 19/8 (SGK - Trang 7)

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam?

A. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc.

B. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân chiến đấu.

C. Tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.

D. Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí.

Đáp án đúng là: C

- Truyền thống của công an nhân dân là:

+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.

+ Gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.

+ Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khách quan.

+ Phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

+ Nội bộ đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỉ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng.

+ Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm, cương khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công kẻ địch và bọn tội phạm.

+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và năng lực công tác, tiếp thu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả thành tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ phục vụ công tác, chiến đấu.

+ Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa, chí tình.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

1 1171 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: