TOP 10 mẫu Tóm tắt Trưa tha hương (2024) hay, ngắn gọn - Cánh diều

Với Tóm tắt Trưa tha hương Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Trưa tha hương từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

1 1,940 13/12/2023
Tải về


Tóm tắt Trưa tha hương - Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

Bài giảng Ngữ văn 7 Trưa tha hương - Cánh diều

Tóm tắt Trưa tha hương (mẫu 1)

Vào một buổi trưa ở Chúp, khi chứng kiến không gian quen thuộc, giản dị, gần gũi và đặc biệt khi được nghe tiếng hát ru của một người giọng Bắc. Nhân vật tôi bỗng nhớ lại những kỉ niệm ngày thơ ấu ở nơi quê nhà. Nhớ lại những dấu ấn thân thuộc mà dù đi tới đâu cũng không thể quên.

Tóm tắt Trưa tha hương (mẫu 2)

“Trưa tha hương” thuật lại nỗi nhớ quê hương da diết của một người con lâu ngày rời xa quê hương. Vào một buổi trưa ở Chúp, khi chứng kiến không gian quen thuộc, giản dị, gần gũi và đặc biệt khi được nghe tiếng hát ru của một người giọng Bắc. Nhân vật tôi bỗng nhớ lại những kỉ niệm ngày thơ ấu ở nơi quê nhà. Nhớ lại những dấu ấn thân thuộc mà dù đi tới đâu cũng không thể quên.

Tóm tắt Trưa tha hương (mẫu 3)

Bài tùy bút Trưa tha hương viết về cảm xúc, tâm trạng nhớ nhà của nhân vật “tôi” khi nghe thấy âm thanh tiếng ru của người xứ Bắc. Qua dòng hồi tưởng, nhân vật nhận ra những hạnh phúc giản dị nơi quê nhà mà bấy lâu nay đã quên mất.

Đề tài của vản bản là sự thân thuộc của quê hương và bối cảnh xảy ra câu chuyện rất đặc biệt vì khi đang ở căn nhà của người khác, trên quê hương của người khác, nhân vật tôi lại bắt gặp được âm thanh quen thuộc và nhớ về biết bao kỉ niệm xưa cũ.

Tóm tắt Trưa tha hương (mẫu 4)

Bài tùy bút Trưa tha hương viết về chuyện không gian ở Chúp khiến nhân vật "tôi" nhớ nhà.

Tác giả tác phẩm: Trưa tha hương - Ngữ văn 7

I. Tác giả

- Trần Cư tên thật là Trần Ngọc Cư, sinh ngày 3-4-1918 tại Huê Lăng - Thủy Nguyên - Hải Phòng, sinh ra trong một gia đình đông con. Để ông có thể được học hành đàng hoàng cha mẹ đã rất vất vả, cố gắng

- Tiểu thuyết thứ bảy là tờ báo Trần Cư cộng tác lâu dài nhất. Trên tờ báo này, ông chủ yếu đăng các tác phẩm văn học như truyện ngắn, ký, tùy bút. Nhiều người cùng thời giờ vẫn còn nhớ những tác phẩm khá chắc tay của ông như Trưa tha hương (17-7-1943), Trên lái thần (12-1944)…

II. Tác phẩm Trưa tha hương

1. Thể loại: Tùy bút

2. Xuất xứ: Đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Số 470, 17 Tháng Bảy 1943

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả

4. Tóm tắt tác phẩm Trưa tha hương

Trưa tha hương” thuật lại nỗi nhớ quê hương da diết của một người con lâu ngày rời xa quê hương. Chỉ với những âm thanh quen thuộc, đơn sơ, mộc mạc, đã gợi lại trong trái tim những kỉ niệm xưa cũ không thể nào quên.

5. Bố cục tác phẩm Trưa tha hương

Chia văn bản thành 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “xanh dịu trên rèm cửa”: Tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nguyên vẹn trong câu hát ru em”: Những âm thanh quen thuộc đưa nhân vật trở về với những kỉ niệm xưa cũ ở quê hương.

- Đoạn 3: Còn lại: Câu hát ru quen thuộc, đầy kí ức về quê hương

6. Giá trị nội dung tác phẩm Trưa tha hương

- Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Trưa tha hương

- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc, bức tranh nông thôn buổi trưa hiện ra chân thực, sinh động.

- Ngôn ngữ giàu chất thơ, thể hiện cảm xúc nhớ thương, da diết.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Trưa tha hương

1. Bối cảnh của văn bản

- Bài tùy bút Trưa tha hương viết về chuyện không gian ở Chúp khiến nhân vật "tôi" nhớ nhà.

- Đề tài: sự thân thuộc của cố hương.

- Bối cảnh của câu chuyện đặc biệt ở chỗ nó không phải ở Việt Nam mà là ngoại quốc.

2. Tiếng hát ru gợi nhắc lại những kỉ niệm

- Tiếng hát ru đã làm nhân vật "tôi' nhớ:

+ Nhà và những kỉ niệm lúc ở nhà.

+ "Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương".

→ Những âm thanh quen thuộc ở quê hương vẫn còn mãi trong tâm hồn những người con xa xứ, dù đi tới đâu, ở bất cứ nơi nào vẫn nhớ tới quê hương thân yêu của mình.

Bố cục Trưa tha hương

Chia văn bản thành 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “xanh dịu trên rèm cửa”: Tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nguyên vẹn trong câu hát ru em”: Những âm thanh quen thuộc đưa nhân vật trở về với những kỉ niệm xưa cũ ở quê hương.

- Đoạn 3: Còn lại: Câu hát ru quen thuộc, đầy kí ức về quê hương

Nội dung chính Trưa tha hương

“Trưa tha hương” thuật lại nỗi nhớ quê hương da diết của một người con lâu ngày rời xa quê hương. Chỉ với những âm thanh quen thuộc, đơn sơ, mộc mạc, đã gợi lại trong trái tim những kỉ niệm xưa cũ không thể nào quên.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Cây tre Việt Nam

Tóm tắt Người ngồi đợi trước hiên nhà

Tóm tắt Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Tóm tắt Ghe xuồng Nam Bộ

Tóm tắt Tổng kiểm soát phương tiện giao thông

1 1,940 13/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: