TOP 11 mẫu Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (2024) hay, ngắn gọn - Cánh diều

Với Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Dọc đường xứ Nghệ từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

1 6266 lượt xem
Tải về


Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ - Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

Bài giảng Ngữ văn 7 Dọc đường xứ Nghệ - Cánh diều

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (mẫu 1)

Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm bạn bè của ông Sắc cùng hai người con là Khiêm và Côn. Trên hành trình dài, hai người con không ngừng hỏi ông những câu hỏi về cảnh vật thiên nhiên của đất nước. Ông Sắc, vốn là người có học thức sâu rộng và kiến thức phong phú, không ngần ngại mòn mỏi giải đáp từng thắc mắc của các con. Những lời giải thích của ông được truyền đạt tỉ mỉ, từng chi tiết nhỏ được nhấn mạnh. Nhưng điều đáng chú ý là qua cuộc trò chuyện ấy, ản chất riêng biệt của Khiêm và Côn dần được hé lộ. Khiêm, nhạy bén và tinh tế, thường hỏi về những vấn đề sâu sắc, trong khi Côn, cởi mở và hài hước, tập trung vào những điều linh hoạt và thú vị. Đây thực sự là một chuyến đi đáng nhớ đối với ba cha con.

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (mẫu 2)

Ba cha con Phó bảng lại tiếp tục đi. Dọc đường, hai người con đã đặt cho ông rất nhiều câu hỏi về cảnh sắc thiên nhiên đất nước. Ông đã giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các con. Ông kể về câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy, dạy các con là người thì phải biết giữ trọn khí tiết giống như vua Thục Phán. Ông giải thích cho con về hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách. Ông dẫn hai con trai đi hầu khắp những nơi nổi tiếng về phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của Nghệ An. Ông còn đưa hai con sang Hà Tĩnh, thăm mộ Đại thi hào Nguyễn Du.

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (mẫu 3)

Dọc đường xứ Nghệ kể lại chuyến đi thăm bạn bè của quan phó Bảng cùng hai người con là Khiêm và Côn. Dọc đường đi, hai người con đã đặt cho cha rất nhiều những câu hỏi về cảnh sắc thiên nhiên đất nước. Ông Sắc nổi tiếng là người học rộng biết nhiều nên đã giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các con. Qua cuộc trò chuyện của ba cha con trên đường đã bộc lộ phẩm chất riêng biệt của hai người con Khiêm và Côn.

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (mẫu 4)

Quan phó Bảng đưa hai người con là Khiêm và Côn đi thăm bạn bè của ông. Qua nhiều vùng đất quê hương, hai người con đã đặt cho ông rất nhiều câu hỏi. Quan phó Bảng đã giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các con. Ông đã giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các con. Ông kể về câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy, dạy các con là người thì phải biết giữ trọn khí tiết giống như vua Thục Phán. Ông giải thích cho con về hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách. Ông dẫn hai con trai đi hầu khắp những nơi nổi tiếng về phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của Nghệ An. Ông còn đưa hai con sang Hà Tĩnh, thăm mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Cuộc trò chuyện đã bộc lộ được những phẩm chất riêng biệt của hai người con Khiêm và Côn.

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (mẫu 5)

Văn bản kể về chuyến đi của ba cha con quan phó Bảng. Trên đường đi, qua biết bao địa danh nổi tiếng gắn với các câu chuyện, nhân vật lịch sử đã thể hiện sự thông minh, lỗi lạc của quan phó Bảng. Đồng thời bộc lộ phẩm chất, suy nghĩ của hai người con Khiêm và Côn.

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (mẫu 6)

Văn bản kể về chuyến đi của ba cha con quan phó Bảng. Trên đường đi, qua biết bao địa danh nổi tiếng gắn với các câu chuyện, nhân vật lịch sử đã bộc lộ phẩm chất riêng biệt của hai người con Khiêm và Côn.

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (mẫu 7)

Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện lịch sử. Qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, đức tính làm người.

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (mẫu 8)

Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm bạn bè của ông Sắc cùng hai người con là Khiêm và Côn. Dọc đường đi hai người con đã đặt cho cha rất nhiều những câu hỏi về cảnh sắc thiên nhiên đất nước, ông Sắc nổi tiếng là người học rộng biết nhiều nên đã giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các con. Qua cuộc trò chuyện của ba cha con trên đường đã bộc lộ phẩm chất riêng biệt của hai người con Khiêm và Côn.

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (mẫu 9)

Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm bạn bè của ông Sắc cùng hai người con là Khiêm và Côn. Dọc đường đi hai người con đã đặt cho cha rất nhiều những câu hỏi về cảnh sắc thiên nhiên đất nước, ông Sắc nổi tiếng là người học rộng biết nhiều nên đã giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các con. Qua cuộc trò chuyện của ba cha con trên đường đã bộc lộ phẩm chất riêng biệt của hai người con Khiêm và Côn.

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (mẫu 10)

Kể về tuổi thơ của Bác Hồ. Khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Côn, Người đã cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào kinh thành Huế. Sau khi đỗ Phó bảng ông Sắc vinh quy về quê. Văn bản trong SGK kể chuyện người cha sau khi về quê đi thăm bạn bè và cho hai con theo cùng.

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (mẫu 11)

Ba cha con Phó bảng tiếp tục hành trình của mình. Trên đường đi, hai người con không ngừng đặt câu hỏi về vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước. Ông Phó bảng, với sự hiểu biết sâu rộng, tận tâm giải đáp từng thắc mắc của các con. Ông kể về câu chuyện đẹp đẽ của Mị Châu – Trọng Thủy, từ đó dạy các con rằng lòng kiêng kỷ, trí tuệ và phẩm hạnh là điều quan trọng. Ông cũng đưa ra những giảng điều hữu ích về những địa danh lịch sử nổi tiếng như hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng và núi Cờ Rách. Hơn nữa, ông dẫn dắt hai người con trải nghiệm những vẻ đẹp thiên nhiên tại các điểm du lịch, cũng như khám phá những di tích lịch sử đặc trưng của vùng Nghệ An. Cuối cùng, ông dành thời gian cho hai con tham quan và tưởng nhớ người vĩ đại, Đại thi hào Nguyễn Du tại Hà Tĩnh.

Bố cục Dọc đường xứ Nghệ

Chia văn bản thành 4 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu đến “nộp mình cho giặc”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền thờ Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình sử của Mỵ Châu – Trọng Thủy

- Đoạn 2: Tiếp đó đến “khát vọng quê hương”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về hòn Hai Vai.

- Đoạn 3: Tiếp đó đến “có chức trọng quyền cao đó, con ạ”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền Quả Sơn

- Đoạn 4: Con lại: Những suy tư chăn chở của ba cha con về việc đời.

Nội dung chính Dọc đường xứ Nghệ

Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó. Qua đó ta thấy được sự ham thích học hỏi của hai cậu bé, nổi bật là những nhận xét, đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Mẹ

Tóm tắt Ông đồ

Tóm tắt Tiếng gà trưa

Tóm tắt Bạch tuộc

Tóm tắt Chất làm gỉ

1 6266 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: