TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Vật lí 11 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 884 25/09/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2025 có đáp án

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Vật lí lớp 11

Thời gian làm bài: .....phút

(Đề số 1)

Câu 1. Vật A mang điện với điện tích 2 μC, vật B mang điện với điện tích 6 μC. Lực điện do vật A tác dụng lên vật B là \[{\overrightarrow F _{AB}}\]. Lực điện do vật B tác dụng lên vật A là \[{\overrightarrow F _{BA}}\]. Biểu thức nào sau đây đúng?

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

Câu 2. Một điện tích 2.10-6 C đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là

A. 18000 V/m, hướng về phía nó.

B. 18000 V/m, hướng ra xa nó.

C. 9000 V/m, hướng về phía nó.

D. 9000 V/m, hướng ra xa nó.

Câu 3. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 5 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 8 cm có hiệu điện thế là

A. 10 V.

B. 16 V.

C. 20 V.

D. 6,25 V.

Câu 4. Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 110V. Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là:

A. 11.10-4 C.

B. 5,5.10-4 C.

C. 5,5 C.

D. 11 C.

Câu 5: Xét các tụ điện giống nhau có điện dung \(C = 20pF.\)Ghép các tụ điện thành bộ tụ như hình vẽ và nối hai điểm M, N với nguồn điện có hiệu điện thế \(U = 12{\rm{\;V}}\). Điện tích của bộ tụ là

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

A. 720 pC.

B. 360 pC.

C. 160 pC.

D. 240 pC.

Câu 6. Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, mang điện tích 2Q và -Q được đặt cách nhau một khoảng r, lực điện tác dụng lên nhau có độ lớn là F. Nối chúng lại với nhau bằng một dây dẫn điện, sau đó bỏ dây dẫn đi. Sau khi bỏ dây nối, hai quả cầu tác dụng lên nhau một lực điện có độ lớn là

A. F.

B. F/2.

C. F/4.

D. F/8.

Câu 7. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 6000 V/m và 8000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là

A. 10000 V/m.

B. 7000 V/m.

C. 5000 V/m.

D. 6000 V/m.

Câu 8. Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 0,5 m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là

A. 500 V.

B. 1000 V.

C. 2000 V.

D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 9. Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 220V. Nối hai bản tụ với hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ điện tích là:

A. 12.10-4 C.

B. 1,2.10-4 C.

C. 6.10-4 C.

D. 0,6 .10-4 C.

Câu 10: Trong một đèn flash chụp ảnh đơn giản, người ta sử dụng một tụ điện để có thể phát ra một chùm sáng với cường độ đủ lớn trong thời gian ngắn. Giả sử tụ điện được sử dụng có điện dung 0,20 F được sạc bằng pin 9,0 V, sau đó tụ phóng điện trong 0,001 s. Công suất phóng điện của tụ là

A. 8,1 W.

B. 8100 W.

C. 810 W.

D. 81 W.

Câu 11. Lực tương tác điện giữa điện tích 4,0 μC và điện tích –3,0 μC là 1,7.10-1 N. Tính khoảng cách giữa hai điện tích.

A. 79 m.

B. 7,9 m.

C. 0,79 cm.

D. 0,79 m.

Câu 12. Cho 2 điện tích điểm q1 = 5.10-9 C; q2 = 5.10-9 C lần lượt đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 10 cm trong chân không. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm tại trung điểm của AB ?

A. bằng 0.

B. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.

C. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.

D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Câu 13. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5 μC từ A đến B là 5 mJ. Hiệu điện thế UAB có giá trị nào sau đây?

A. 1000 V.

B. -1000 V.

C. 2500 V.

D. - 2500 V.

Câu 14. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

A. 5 (μF).

B. 45 (μF).

C. 0,21 (μF).

D. 20 (μF).

Câu 15. Năng lượng của điện trường trong một tụ điện đã tích được điện tích q không

phụ thuộc vào

A. điện tích mà tụ điện tích được.

B. hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.

C. thời gian đã thực hiện để tích điện cho tụ điện.

D. điện dung của tụ điện.

Câu 16. Hai vật tích điện giống hệt nhau tác dụng lên nhau một lực 2,0.10-2 N khi được đặt cách nhau 34 cm. Tính độ lớn điện tích của mỗi vật.

A. 51.10-6 C.

B. 5,1.10-7 C.

C. 5,1.10-6 C.

D. 51.10-7 C.

Câu 17. Cho 2 điện tích điểm q1 = 5.10-9 C; q2 = 5.10-9 C lần lượt đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 10 cm trong chân không. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm tại trung điểm của AB ?

A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.

B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.

C. bằng 0.

D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Câu 18. Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích 5 μC sinh ra nó khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết UAB = 1000 V

A. 5000 J.

B. - 5000 J

C. 5 mJ

D. - 5 mJ

Câu 19. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

A. 0,21 (μF).

B. 45 (μF).

C. 4,7 (μF).

D. 20 (μF).

Câu 20. Năng lượng của tụ điện bằng

A. công để tích điện cho tụ điện.

B. điện thế của các điện tích trên các bản tụ điện.

C. tổng điện thế của các bản tụ điện.

D. khả năng tích điện của tụ điện.

Câu 21: Hai điện tích điểm \({q_1} = 8 \cdot {10^{ - 8}}{\rm{C}}\) và \({q_2} = - 3 \cdot {10^{ - 8}}{\rm{C}}\) đặt trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau 3 cm. Đặt điện tích điểm \({q_0} = {10^{ - 8}}{\rm{C}}\) tại điểm M là trung điểm của AB. Biết \(k = {9.10^9}\frac{{{\rm{N}}{{\rm{m}}^2}}}{{{{\rm{C}}^2}}}\), tính lực tĩnh điện tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q0.

A. 4,4 N.

B. 0,44 N.

C. 0,044 N.

D. 44 N.

Câu 22. Hai quả cầu kim loại nhỏ có cùng kích thước, cùng khối lượng \(90{\rm{\;g}}\), được treo vào cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh cách điện có cùng chiều dài \(1,5{\rm{\;m}}\). Truyền cho mỗi quả cầu một điện tích \(2,4 \cdot {10^{ - 7}}{\rm{C}}\) thì chúng đẩy nhau ra xa tới lúc cân bằng thì hai điện tích cách nhau một đoạn \({\rm{a}}.\) Coi góc lệch của hai sợi dây so với phương thẳng đứng là rất nhỏ. Độ lớn của a là bao nhiêu? Lấy \({\rm{g}} = 10{\rm{\;m}}/{{\rm{s}}^2}\).

A. 0,12 m.

B. 0,12 cm.

C. 0,12 dm.

D. 0,12 mm.

Câu 23. Trong chân không đặt cố định một điện tích điểm \(Q = 2 \cdot {10^{ - 13}}{\rm{C}}.{\rm{\;}}\)Cường độ điện trường tại một điểm \({\rm{M}}\) cách \(Q\) một khoảng \(2{\rm{\;cm}}\) có giá trị bằng

A. \(2,25{\rm{\;V}}/{\rm{m}}\).

B. \(4,5{\rm{\;V}}/{\rm{m}}\).

C. \(2,{25.10^{ - 4}}{\rm{\;V}}/{\rm{m}}\).

D. \(4,5 \cdot {10^{ - 4}}{\rm{\;V}}/{\rm{m}}\).

Câu 24. Trong chân không đặt cố định một điện tích điểm \(Q\). Một điểm \({\rm{M}}\) cách \({\rm{Q}}\) một khoảng \({\rm{r}}\). Tập hợp những điểm có độ lớn cường độ điện trường bằng độ lớn cường độ điện trường tại \({\rm{M}}\)

A. mặt cầu tâm \(Q\) và đi qua \(M\).

B. một đường tròn đi qua \(M\).

C. một mặt phẳng đi qua \({\rm{M}}\).

D. các mặt cầu đi qua \({\rm{M}}\).

Câu 25. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là

A. 5000 V/m.

B. 1250 V/m.

C. 2500 V/m.

D. 1000 V/m.

Câu 26. Khi một điện tích chuyển động vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện thì điện trường sẽ không ảnh hưởng tới

A. gia tốc của chuyển động.

B. thành phần vận tốc theo phương vuông góc với đường sức điện.

C. thành phần vận tốc theo phương song song với đường sức điện.

D. quỹ đạo của chuyển động.

Câu 27. Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện. Người ta nhúng hoàn toàn tụ điện vào chất điện môi có hằng số điện môi ε. Khi đó điện tích của tụ điện

A. Không thay đổi.

B. Tăng lên ε lần.

C. Giảm đi ε lần.

D. Tăng lên 2 lần.

Câu 28. Một tụ điện phẳng có điện dung 5nF được tích điện ở hiệu điện thế 220V thì số electron đã di chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện là:

A. 1,1.1012.

B. 1,1.1021.

C. 6,875.1012.

D. 6,875.1021.

Câu 29. Một tụ điện có điện tích bằng \(Q\) và ngắt khỏi nguồn, nếu tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện thì

A. năng lượng của tụ điện giảm.

B. năng lượng của tụ điện tăng lên do ta đã cung cấp một công làm tăng thế năng của các điện tích.

C. năng lượng của tụ điện không thay đổi.

D. năng lượng của tụ điện tăng lên rồi mới giảm.

Câu 30: Cho một tụ điện có điện dung 3 pF được tích điện đến giá trị 9.10-6 C. Tính năng lượng tích trữ trong tụ điện.

A. 135 J.

B. 1350 J.

C. 13,5 J.

D. 1,35 J.

--------------------------------HẾT--------------------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1. Đáp án đúng là B

Lực điện do A tác dụng lên B và lực điện do B tác dụng lên A là hai lực trực đối, có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn, khác điểm đặt.

Câu 2. Đáp án đúng là B.

\(E = \frac{{k\left| Q \right|}}{{{r^2}}} = \frac{{{{9.10}^9}.\left| { - {{2.10}^{ - 6}}} \right|}}{{{1^2}}}\)=18000 V/m. Điện tích dương nên cường độ điện trường hướng ra xa điện tích.

Câu 3. Đáp án đúng là B.

Từ biểu thức U = E.d ta có: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} \Leftrightarrow {U_2} = \frac{{{U_1}.{d_2}}}{{{d_1}}} = \frac{{10.8}}{5} = 16V\)

Câu 4. Đáp án đúng là B.

Hiệu điện thế lớn nhất mà tụ còn chịu được là: Umax = 110V

Điện tích của tụ điện: Q = C.U Qmax= C.Umax= 5.10-6.110= 5,5.10-4 C

Câu 5. Đáp án đúng là B

Điện dung tương đương của bộ: \({C_{\rm{b}}} = C + \frac{C}{2} = \frac{3}{2}C = 30{\rm{pF}}\).

Điện tích của bộ tụ: \({Q_{\rm{b}}} = {C_{\rm{b}}}U = 30.12 = 360{\rm{pC}}\)

Câu 6. Đáp án đúng là D

Lực điện ban đầu: \[{F_1} = k\frac{{\left| {2Q.\left( { - Q} \right)} \right|}}{{{r^2}}} = 2k\frac{{\left| {{Q^2}} \right|}}{{{r^2}}} = F\]

Khi nối chúng bằng dây dẫn điện sau đó bỏ dây dẫn đi thì điện tích mỗi quả cầu là:

\[q' = \frac{{2Q + \left( { - Q} \right)}}{2} = \frac{Q}{2}\]

Lực điện lúc sau: \[{F_2} = k\frac{{\left| {{{\left( {\frac{Q}{2}} \right)}^2}} \right|}}{{{r^2}}} = \frac{1}{4}k\frac{{\left| {{Q^2}} \right|}}{{{r^2}}} = \frac{{{F_1}}}{8} = \frac{F}{8}\]

Câu 7. Đáp án đúng là A

Do 2 vecto cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau nên

E=E12+E22=6000+280002=10000

Câu 8. Đáp án đúng là A.

Từ biểu thức U = E.d = 1000.0,5 = 500 V

Câu 9. Đáp án đúng là C.

Trên vỏ một tụ điện có ghi 5μF-220 V \[ \Rightarrow \] C = 5 μF =5.10-6 F, Umax = 220V

Khi nối hai bản của tụ điện với hiệu điện thế 120V thì tụ sẽ tích điện là:

Q = C.U = 5.10-6.120 = 6.10-4 C

Câu 10. Đáp án đúng là B

Năng lượng của tụ điện: \(W = \frac{1}{2}C{U^2} = \frac{1}{2} \cdot 0,20 \cdot 9,{0^2} = 8,1{\rm{\;J}}\).

Công suất phóng điện của tụ điện: \({\rm{P}} = \frac{W}{t} = \frac{{8,1}}{{0,001}} = 8100\;W\)

Câu 11. Đáp án đúng là D.

F=kq1q2r2r=kq1q2F=9.109.3.106.4.1061,7.101=0,79m

Câu 12. Đáp án đúng là A.

Ta có: E1= E2 = \(\frac{{k\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\) = \(\frac{{{{9.10}^9}{{.5.10}^{ - 9}}}}{{{{(0,1)}^2}}}\)= 4500 V/m

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

Vì \[\overrightarrow {{E_1}} \downarrow \uparrow \overrightarrow {{E_2}} \] nên E = 0

Câu 13. Đáp án đúng là B.

\({U_{AB}} = \frac{{{A_{AB}}}}{q} = \frac{{{{5.10}^{ - 3}}}}{{ - {{5.10}^{ - 6}}}}\) = -1000 V

Câu 14. Đáp án đúng là B.

Cb = C1 + C2 + C3 = 45 μF

Câu 15. Đáp án đúng là C

\[{\rm{W}} = \frac{1}{2}C{U^2} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}} = \frac{1}{2}QU\]. Năng lượng của điện trường trong một tụ điện đã tích được điện tích q không phụ thuộc vào thời gian đã thực hiện để tích điện cho tụ điện

Câu 16. Đáp án đúng là B.

\[F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} = k\frac{{\left| {{q^2}} \right|}}{{{r^2}}} \Rightarrow {2.10^{ - 2}} = {9.10^9}.\frac{{\left| {{q^2}} \right|}}{{0,{{34}^2}}} \Rightarrow q = 5,{1.10^{ - 7}}\,C\]

Câu 17. Đáp án đúng là B.

E1= E2 = \(\frac{{k\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\)= 4500 V/m

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

E1E2 nên E = E1 + E2 = 9000 V/m

Câu 18. Đáp án đúng là C.

Từ biểu thức: \({U_{AB}} = \frac{{{A_{AB}}}}{q} \Rightarrow {A_{AB}} = {U_{AB}}.q = {1000.5.10^{ - 6}}\) = 5.10-3 J = 5 mJ.

Câu 19. Đáp án đúng là C.

\(\frac{1}{{{C_b}}} = \frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}} + \frac{1}{{{C_3}}} = \frac{1}{{10}} + \frac{1}{{15}} + \frac{1}{{20}} = \frac{{13}}{{60}} \Rightarrow C = 4,62\mu F\)

Câu 20. Đáp án đúng là A

Năng lượng của tụ điện bằng công để tích điện cho tụ điện.

Câu 21. Đáp án đúng là C.

Lực tĩnh điện \({\overrightarrow F _{10}},{\overrightarrow F _{20}}\) do q1 và q2 gây ra tại M cùng hướng với nhau nên:

\({F_0} = {F_{10}} + {F_{20}} = k\frac{{\left| {{q_0}} \right|\left( {\left| {{q_1}} \right| + \left| {{q_2}} \right|} \right)}}{{{{\left( {\frac{{AB}}{2}} \right)}^2}}} = 9 \cdot {10^9} \cdot \frac{{{{10}^{ - 8}}\left( {8 \cdot {{10}^{ - 8}} + 3 \cdot {{10}^{ - 8}}} \right)}}{{{{\left( {\frac{{0,03}}{2}} \right)}^2}}} = 0,044{\rm{\;N}}\)

Lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên q0 có phương trùng với đường nối AB và hướng về phía q2.

Câu 22. Đáp án đúng là A.

Mỗi quả cầu chịu tác dụng của 3 lực: trọng lực \({\rm{\vec P}}\); lực điện và lực căng \({\rm{\vec T}}\).

Muốn quả cầu cân bằng phải có: hoặc , nghĩa là hợp lực của \(\vec P\) và phải trực đối với \({\rm{\vec T}}\).

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án (ảnh 1)

Từ hình vẽ ta có: tanα=FP=Fđ mg=9.1092,4.1072a20,09.10 (1)

Vì góc \(\alpha \) nhỏ nên ta có: tanα=sinα=a2l=a2.1,5 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(a = 0,12{\rm{\;m}}\).

Câu 23. Đáp án đúng là B

Cường độ điện trường tại M là: \[{E_M} = {9.10^9}\frac{{\left| {{{2.10}^{ - 13}}} \right|}}{{0,{{02}^2}}} = 4,5\,V/m\]

Câu 24. Đáp án đúng là A

Tập hợp những điểm có độ lớn cường độ điện trường bằng độ lớn cường độ điện trường tại \({\rm{M}}\)mặt cầu tâm \(Q\) và đi qua \(M\).

Câu 25. Đáp án đúng là B.

Từ biểu thức: \(U = E.d \Rightarrow E = \frac{U}{d} = \frac{{50}}{{0,04}}\) = 1250 V/m

Câu 26. Đáp án đúng là B

Khi một điện tích chuyển động vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện thì điện trường sẽ không ảnh hưởng tới thành phần vận tốc theo phương vuông góc với đường sức điện.

Câu 27. Đáp án đúng là B.

+ Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện. Khi đó tụ điện cô lập về điện nên điện tích của tụ điện không thay đổi.

+ Điện dung của tụ điện được tính theo công thức: \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi d}}\) nên điện dung của tụ điện tăng lên ε lần.

+ Điện tích tụ điện được tính theo công thức: Q = CU. Khi nhúng hoàn toàn tụ điện vào chất điện môi có hằng số điện môi ε thì điện tích tăng lên ε.

Câu 28. Đáp án đúng là C.

Điện tích của tụ điện là Q = C.U = 5.10-9.220 = 1,1.10-6C.

Khi được tích điện, hai bản của tụ điện phẳng mang điện tích trái dấu cùng độ lớn. Điện tích bản âm của tụ là -Q = -1,1.10-6 C. Số electron đã di chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện là:\(n = \frac{{ - Q}}{{ - e}} = \frac{{ - 1,{{1.10}^{ - 6}}}}{{ - 1,{{6.10}^{ - 19}}}}\) = 6,875.1012 electron.

Câu 29. Đáp án đúng là C

Năng lượng của tụ không phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai bản tụ điện.

Câu 30. Đáp án đúng là C

Năng lượng tích trữ trong tụ điện là: \(W = \frac{{{Q^2}}}{{2C}} = \frac{{{{\left( {9 \cdot {{10}^{ - 6}}} \right)}^2}}}{{2 \cdot 3 \cdot {{10}^{ - 12}}}} = 13,5{\rm{\;J}}\).

.................................................

.................................................

.................................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 884 25/09/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: