TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Vật lí 11 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,572 25/09/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Vật lí lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Câu 1: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm một vật nhỏ có khối lượng m gắn vào một đầu lò xo nhẹ có độ cứng k, chiều dài tự nhiên là l0, đầu kia của lò xo giữ cố định. Tần số dao động riêng của con lắc là.

A. f = πl0m.

B. f = 12πkm.

C. f = 2πl0k.

D. f = 12πmk.

Câu 2: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn dao động trong không khí là

A. do lực cản của môi trường.

B. do lực căng của dây treo.

C. do trọng lực tác dụng lên vật.

D. do dây treo có khối lượng đáng kể.

Câu 3: Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào một đầu sợi dây mềm, nhẹ, không dãn, dài 81cm. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy g = π2 (m/s2). Chu kỳ dao động của con lắc là:

A. 0,5 s.

B. 1,6 s.

C. 1,8 s.

D. 2 s.

Câu 4: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo là l, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là

A. 12mglα0.

B. 2mglα02.

C. 12mglα02.

D. mglα02.

Câu 5: Vận tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi

A. li độ bằng không.

B. gia tốc có độ lớn cực đại.

C. li độ có độ lớn cực đại.

D. pha dao động cực đại

Câu 6: Một chất điểm dao động theo phương trình x = 6 cos(ωt) (cm). Dao động của chất điểm có biên độ là

A. 2 cm.

B. 12 cm.

C. 6 cm.

D. 3 cm.

Câu 7: Một vật nhỏ hình cầu khối lượng m được treo vào lò xo nhẹ có độ cứng k. Vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình x = 2cos(10tπ6) (trong đó x tính bằng cm, t tính bằng s). Vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng là

A. 200 cm/s.

B. 20π cm/s.

C. 20 m/s.

D. 20 cm/s.

Câu 8: Một một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 6 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật có động năng bằng 34 lần cơ năng thì vật cách vị trí cân bằng một đoạn:

A. 4,5 cm.

B. 6 cm.

C. 3 cm.

D. 4 cm.

Câu 9: Con lắc lò xo dao động trên phương ngang với với quỹ đạo có độ dài 8 cm; lò xo nhẹ có độ cứng k = 50 N/m. Tính giá trị cực đại của lực kéo về tác dụng lên con lắc?

A. 2 N.

B. 3 N.

C. 4 N.

D. 5 N.

Câu 10: Dao động điều hoà là

A. chuyển động có giới hạn được lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.

B. dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.

C. dao động mà li độ của vật là hàm sin hoặc cosin của thời gian.

D. dao động tuân theo định luật hàm tan hoặc cotan.

Câu 11: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(10πt – π/4) (cm). Chu kỳ dao động của vật là

A. 1/5 s.

B. 5 s.

C. 10 π s.

D. 1 s.

Câu 12: Trong dao động điều hòa x = Acosωt+φ, gia tốc biến thiên điều hòa theo phương trình

A. a = ω2Asinωt+φ.

B. a = ω2Acosωt+φ.

C. a = ω2Acosωt+φ.

D. a = ω2Asinωt+φ.

Câu 13: Trong các dao động tắt dần sau, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi?

A. Quả lắc đồng hồ.

B. Sự đung đưa của chiếc võng.

C. Khung ô tô sau khi đi qua chỗ đường gập ghềnh.

D. Sự dao động của xích đu.

Câu 14: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ 2 cm, lệch pha nhau một góc là 1200. Biên độ dao động tổng hợp bằng

A. 4 cm.

B. 0 cm.

C. 22 cm.

D. 2 cm.

Câu 15: Phát biểu nào sau sai? Chọn gốc thế năng ở vị trí cân bằng thì cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hoà bằng

A. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kì.

B. động năng ở biên dương.

C. thế năng ở vị trí li độ cực đại.

D. động năng ở vị trí cân bằng.

Câu 16: Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s và sau một chu kì nó đi được quãng đường 40 cm. Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là

A. x = 10cos(2πt + π/2) (cm).

B. x = 10sin(πt - π/2) (cm).

C. x = 10cos(πt - π/2) (cm).

D. x = 20cos(πt + π) (cm).

Câu 17: Một con lắc đơn có độ dài l, trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện được 6 dao động. Người ta giảm bớt chiều dài của nó đi 16 cm, cũng trong khoảng thời gian đó nó thực hiện được 10 dao động. Chiều dài ban đầu của con lắc là

A. 50 cm.

B. 25 cm.

C. 32 cm.

D. 60 cm.

Câu 18: Trong quá trình con lắc đơn dao động điều hòa thì

A. vận tốc và lực căng đạt giá trị cực đại ở vị trí cân bằng.

B. vận tốc và lực căng đạt giá trị cực tiểu ở vị trí cân bằng.

C. vận tốc đạt giá trị cực đại ở vị trí cân bằng, lực căng đạt giá trị cực đại ở hai biên.

D. vận tốc và gia tốc đạt giá trị cực tiểu ở vị trí cân bằng, lực căng đạt giá trị cực tiểu ở biên.

Câu 19: Con lắc lò xo dao động điều hòa thẳng đứng có biên độ 4 cm. Trong một chu kỳ, khoảng thời gian lò xo bị dãn gấp 3 lần khoảng thời gian lò xo bị nén. Độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng là

A. 2 cm.

B. 23 cm.

C. 1 cm.

D. 22 cm.

Câu 20: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 3,14 s và biên độ 10 cm. Vận tốc của nó khi ở vị trí cân bằng là

A. 15 cm/s.

B. 20 cm/s.

C. 25 cm/s.

D. 40 cm/s.

Câu 21. Lực tác dụng làm cho con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hoà là

A. trọng lượng của vật.

B. hợp lực của lực đàn hồi và trọng lực.

C. lực ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang.

D. lực đàn hồi của lò xo.

Câu 22. Hai dao động điều hòa cùng pha khi độ lệch pha giữa chúng là

A. Δφ = (2n + 1)π4 (với n ∈ ℤ).

B. Δφ = 2nπ (với n ∈ ℤ).

C. Δφ = (2n + 1)π (với n ∈ ℤ).

D. Δφ = (2n + 1)π2 (với n ∈ ℤ).

Câu 23. Một chất điểm dao động có phương trình x = 10cos(15t + π) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Chất điểm này dao động với biên độ là

A. 10 m.

B. 5 cm.

C. 10 cm.

D. 20 cm.

Câu 24. Điều kiện để con lắc đơn dao động điều hòa là

A. vật dao động tại nơi có lực hấp dẫn lớn và con lắc đủ dài.

B. con lắc đủ dài và khối lượng con lắc không quá lớn.

C. khối lượng con lắc không quá lớn và vật dao động tại nơi có gia tốc trọng trường lớn.

D. biên độ góc nhỏ và vật chuyển động không ma sát.

Câu 25. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là

A. tần số của lực cưỡng bức phải lớn hơn nhiều tần số dao động riêng của hệ.

B. chu kì của lực cưỡng bức lớn hơn chu kì dao động riêng của hệ.

C. lực cưỡng bức lớn hơn hoặc bằng một giá trị F0 nào đó.

D. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

Câu 26. Gia tốc của một chất điểm dao động điều hoà biến thiên

A. khác tần số và ngược pha với li độ.

B. cùng tần số và cùng pha với li độ.

C. khác tần số và cùng pha với li độ.

D. cùng tần số và ngược pha với li độ.

Câu 27. Một chất điểm dao động dưới tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa với tần số f. Chu kì của dao động của chất điểm là

A. 1f.

B. 2πf.

C. 2f.

D. 12πf.

Câu 28. Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100 g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 10cos10πt (cm). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy π2 = 10. Cơ năng của con lắc bằng

A. 0,05 J.

B. 0,50 J.

C. 0,10 J.

D. 1,00 J.

Câu 29. Một con lắc đơn có chiều dài l = 25 cm dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường là 10 m/s2 . Lấy π2 = 10. Chu kì dao động của con lắc đơn là

A. 0,5 s.

B. 10 s.

C. 2 s.

D. 1 s.

Câu 30: Đối với một dao động điều hoà của một chất điểm thì

A. khi chất điểm tại vị trí biên nó có vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

B. khi chất điểm tại vị trí biên nó có vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.

C. khi chất điểm tại vị trí biên nó có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

D. khi chất điểm tại vị trí biên nó có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.

BẢNG ĐÁP ÁN

1 – B

2 – A

3 – C

4 – C

5 – A

6 – C

7 – D

8 – D

9 – A

10 – C

11 – A

12 – B

13 – C

14 – D

15 – B

16 – C

17 – B

18 – A

19 – D

20 – B

21 – D

22 – B

23 – C

24 – D

25 – D

26 – D

27 – A

28 – B

29 – D

30 – D

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Đề thi Vật lí 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Link tài liệu

1 1,572 25/09/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: