TOP 10 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án
Bộ đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt lớp 1 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
[TẠM NGỪNG BÁN] - bộ Đề thi Tiếng Việt 1 Kết nối tri thức (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025 có đáp án
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: 60 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Đề số 1
I: Đọc thành tiếng
Các Vua Hùng
Con trai cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.
Các Vua Hùng dạy nhân dân cày cấy, chăn súc vật, trồng dâu, dệt vải, làm đồ gốm, đồ sắt, chế tạo cung nỏ, trống đồng...
II: Đọc hiểu, viết:
A. Đọc:
1. Nối đúng:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
Cây bàng
Giữa sân trường em, sững sững một cây bàng.
Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
Bài tập 1: Bài đọc nhắc đến những mùa nào ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a. Mùa xuân, mùa hè
b. Mùa thu, mùa xuân, mùa hè
c. Mùa xuân, mùa hè, mùa đông, mùa thu
Bài tập 2: Hè về, những tán lá bàng như thế nào? Viết tiếp vào chỗ trống:
Hè về, những tán lá xanh um……………………………………………….
B. Viết:
1. Điền vào chỗ trống c hoặc k:
Loài .. .iến rất chăm chỉ ... iếm mồi. Trước khi ... ó mưa, kiến cần mẫn tha mồi lên cao.
2. Viết lời cảm ơn khi em được người thân hoặc bạn bè tặng quà.
3. Nghe – viết: ( Nghe , viết một đoạn khoảng 30 chữ) Học sinh viết đoạn trongbài “Tôi đi học” ( Từ đầu đến ... Hôm nay tôi đi học) – SGK Kết nối tri thức/HK2 – trang 45)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
I: Đọc thành tiếng
Các Vua Hùng
Con trai cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.
Các Vua Hùng dạy nhân dân cày cấy, chăn súc vật, trồng dâu, dệt vải, làm đồ gốm, đồ sắt, chế tạo cung nỏ, trống đồng...
II: Đọc hiểu, viết:
1. Nối đúng:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
Cây bàng
Giữa sân trường em, sững sững một cây bàng.
Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
Bài tập 1: Bài đọc nhắc đến những mùa nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
c. Mùa xuân, mùa hè, mùa đông, mùa thu
Bài tập 2: Hè về, những tán lá bàng như thế nào? Viết tiếp vào chỗ trống:
Hè về, những tán lá xanh um che mát cả sân trường.
B. Viết:
1. Điền vào chỗ trống c hoặc k:
Loài kiến rất chăm chỉ kiếm mồi. Trước khi có mưa, kiến cần mẫn tha mồi lên cao.
2. Viết lời cảm ơn khi em được người thân hoặc bạn bè tặng quà.
Cảm ơn cậu, tớ rất thích món quà này.
3. Nghe – viết: (Nghe, viết một đoạn khoảng 30 chữ) Học sinh viết đoạn trong bài “Tôi đi học” ( Từ đầu đến ... Hôm nay tôi đi học) – SGK Kết nối tri thức/HK2 – trang 45)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: 60 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Đề số 2
I: Đọc thành tiếng
Học sinh đọc đoạn 1 hoặc 2
Hai người bạn
1. Hai người bạn đang đi trong rừng thì bỗng đâu một con gấu chạy xộc tới.Một người bỏ chạy, vội trèo lên cây.Người kia ở lại một mình chẳng biết làm thế nào đành nằm yên giả vờ chết.
2. Gấu đến , ghé sát mặt, ngửi ngửi, cho là người chết, bỏ đi. Khi gấu đã đi xa, nười bạn tụt xuống, cười hỏi:
- Ban nãy, gấu nói gì với cậu thế ?
- À, nó bảo rằng, kẻ bỏ bạn trong lúc họa nạn là người tồi.
II: Đọc hiểu, viết:
A. Đọc:
1. Nối đúng:
2. Đọc thầm và làm bài tập :
Biển Nha Trang
Biển Nha Trang quanh năm xanh màu xanh đặc biệt. Ngoài biển xa là đảo Tre, đảo Yến. Sát liền mặt biển là bãi cát trắng tinh, kề dó có hang phi lao yên ả.
Hằng năm, khách du lịch từ các miền đổ về bãi biển Nha Trang tham quan và nghỉ mát.
Bài tập 1: Bài đọc nhắc đến những đảo nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a. Đảo Tre
b. Đảo Yến
c. Đảo Tre và đảo Yến
d. Đảo Tre, đảo Nam Yết
Bài tập 2: Khách du lịch đổ về bãi biển Nha Trang làm gì ? Viết tiếp vào chỗ trống:
Hằng năm, khách du lịch từ các miền đổ về bãi biển Nha Trang ……………………………………………………………............
B. Viết:
1. Điền vào chỗ trống c hoặc k:
Chích bông say sưa với … ảnh thiên nhiên và ngẫm nghĩ: Thiên nhiên quả là diệu … ì.
2. Viết lời xin lỗi khi em lỡ tay làm bẩn áo bạn.
3. Nghe – viết: Nghe , viết 8 dòng đầu bài thơ “Câu chuyện của rễ”
Câu chuyện của rễ
Hoa nở trên cành
Khoe muôn sắc thắm
Giữa vòm lá xanh
Tỏa hương trong nắng.
Để hoa nở đẹp
Để quả trĩu cành
Để lá biếc xanh
Rễ chìm trong đất.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
I: Đọc thành tiếng
Học sinh đọc đoạn 1 hoặc 2
Hai người bạn
1.Hai người bạn đang đi trong rừng thì bỗng đâu một con gấu chạy xộc tới.Một người bỏ chạy, vội trèo lên cây.Người kia ở lại một mình chẳng biết làm thế nào đành nằm yên giả vờ chết.
2. Gấu đến , ghé sát mặt, ngửi ngửi, cho là người chết, bỏ đi. Khi gấu đã đi xa, nười bạn tụt xuống, cười hỏi:
- Ban nãy, gấu nói gì với cậu thế ?
- À, nó bảo rằng, kẻ bỏ bạn trong lúc họa nạn là người tồi.
II: Đọc hiểu, viết:
A. Đọc:
1. Nối đúng:
2. Đọc thầm và làm bài tập :
Biển Nha Trang
Biển Nha Trang quanh năm xanh màu xanh đặc biệt. Ngoài biển xa là đảo Tre, đảo Yến. Sát liền mặt biển là bãi cát trắng tinh, kề dó có hang phi lao yên ả.
Hằng năm, khách du lịch từ các miền đổ về bãi biển Nha Trang tham quan và nghỉ mát.
Bài tập 1: Bài đọc nhắc đến những đảo nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
c. Đảo Tre và đảo Yến
Bài tập 2: Khách du lịch đổ về bãi biển Nha Trang làm gì? Viết tiếp vào chỗ trống:
Hằng năm, khách du lịch từ các miền đổ về bãi biển Nha Trang tham quan và nghỉ mát.
B. Viết:
1. Điền vào chỗ trống c hoặc k:
Chích bông say sưa với cảnh thiên nhiên và ngẫm nghĩ: Thiên nhiên quả là diệu kì.
2. Viết lời xin lỗi khi em lỡ tay làm bẩn áo bạn.
Mình xin lỗi bạn, mình không cố ý, bạn thông cảm cho mình nhé
3. Nghe – viết: Nghe, viết 8 dòng đầu bài thơ “Câu chuyện của rễ”
Câu chuyện của rễ
Hoa nở trên cành
Khoe muôn sắc thắm
Giữa vòm lá xanh
Tỏa hương trong nắng.
Để hoa nở đẹp
Để quả trĩu cành
Để lá biếc xanh
Rễ chìm trong đất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: 60 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Đề số 3
I: Đọc thành tiếng:
Làm anh
Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em gái bé
Phải người lớn cơ.
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Em nâng dịu dàng.
Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn.
Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi.
Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn.
II: Đọc hiểu, viết:
A. Đọc:
1. Nối đúng:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
Cây bàng
Giữa sân trường em, sững sững một cây bàng.
Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
Bài tập 1: Bài đọc nhắc đến cây gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
a. cây đào
b. cây phượng vĩ
c. cây cau
d. cây bàng
Bài tập 2: Thu đến, quả bàng như thế nào? Viết tiếp vào chỗ trống:
Thu đến, từng chùm quả...............................................................
B. Viết:
1. Điền vào chỗ trống c hoặc k:
Mùa thu, … ây bàng …ó quả chín lấp ló trong …. ẽ lá.
2. Viết tên ba loài cây em biết.
……………………………………………………………………………
3. Nghe – viết:
Theo lời mẹ, gấu con quay lại nói với núi là gấu yêu núi. Quả nhiên khăp núi vọng lại lời yêu thương. Gấu con bật cười vui vẻ
ĐÁP ÁN GỢI Ý
I: Đọc thành tiếng:
Làm anh
Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em gái bé
Phải người lớn cơ.
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Em nâng dịu dàng.
Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn.
Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi.
Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn.
II: Đọc hiểu, viết:
A. Đọc:
1. Nối đúng:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
Cây bàng
Giữa sân trường em, sững sững một cây bàng.
Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
Bài tập 1: Bài đọc nhắc đến cây gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
d. cây bàng
Bài tập 2: Thu đến, quả bàng như thế nào ? Viết tiếp vào chỗ trống:
Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
B. Viết:
1. Điền vào chỗ trống c hoặc k:
Mùa thu, cây bàng có quả chín lấp ló trong kẽ lá.
2. Viết tên ba loài cây em biết.
→ Cây xoài, cây cau, cây mít,…
3. Nghe – viết:
Theo lời mẹ, gấu con quay lại nói với núi là gấu yêu núi. Quả nhiên khăp núi vọng lại lời yêu thương. Gấu con bật cười vui vẻ
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: 60 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Đề số 4
I: Đọc thành tiếng: Mỗi em đọc 1 đoạn văn hoặc thơ khoảng 50 tiếng.
Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
II: Đọc hiểu, viết:
A. Đọc:
1. Nối đúng:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
Hoa ngọc lan
Đầu hè nhà bà em có một cây hoa ngọc lan.
Thân cây cao, to, vỏ bạc trắng. Lá dày cỡ bàn tay, xanh thẫm. Hoa lan lấp ló qua kẽ lá. Nụ hoa xinh xinh, trắng ngần. Khi nở, cánh hoa xòe ra, duyên dáng. Hương ngọc lan ngan ngát khắp vườn, khắp nhà.
Sáng sáng, bà vẫn cài hoa lan cho bé. Bé thích lắm.
Bài tập 1: Bài đọc nhắc đến loài cây nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a. Cây hoa hồng
b. Cây hoa đào
c. Cây hoa ngọc lan
Bài tập 2: Khi nở, cánh hoa như thế nào ? Viết tiếp vào chỗ trống:
Khi nở, cánh hoa………………………………………………...................
B. Viết:
1. Điền vào chỗ trống g hoặc gh; c hoặc k:
Bạn nhỏ ...ửi lời chào lớp Một, chào ...ô giáo ...ính mến. Xa cô nhưng bạn luôn ...i nhớ lời cô dạy.
2. Viết một câu về con vật em yêu thích.
3. Nghe – viết: Nghe, viết 2 khổ thơ đầu bài thơ “Ngôi nhà”
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân phơi.
Tô Hà
ĐÁP ÁN GỢI Ý
I: Đọc thành tiếng: Mỗi em đọc 1 đoạn văn hoặc thơ khoảng 50 tiếng.
Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
II: Đọc hiểu, viết:
A. Đọc:
1. Nối đúng:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
Hoa ngọc lan
Đầu hè nhà bà em có một cây hoa ngọc lan.
Thân cây cao, to, vỏ bạc trắng. Lá dày cỡ bàn tay, xanh thẫm. Hoa lan lấp ló qua kẽ lá. Nụ hoa xinh xinh, trắng ngần. Khi nở, cánh hoa xòe ra, duyên dáng. Hương ngọc lan ngan ngát khắp vườn, khắp nhà.
Sáng sáng, bà vẫn cài hoa lan cho bé. Bé thích lắm.
Bài tập 1: Bài đọc nhắc đến loài cây nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
c. Cây hoa ngọc lan
Bài tập 2: Khi nở, cánh hoa như thế nào? Viết tiếp vào chỗ trống:
Khi nở, cánh hoa xòe ra, duyên dáng.
B. Viết:
1. Điền vào chỗ trống g hoặc gh; c hoặc k:
Bạn nhỏ gửi lời chào lớp Một, chào cô giáo kính mến. Xa cô nhưng bạn luôn ghi nhớ lời cô dạy.
2. Viết một câu về con vật em yêu thích.
Em rất yêu quý chú cún con nhà em, chú tên là Su. Su như người bạn thân thiết với em.
3. Nghe – viết: Nghe, viết 6 dòng đầu bài thơ “Đi học”
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân phơi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: 60 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Đề số 5
I: Đọc thành tiếng:
Đầm sen
Đầm sen ở ven làng. Lá sen màu xanh mát. Lá cao, lá thấp chen nhau phủ khắp mặt đầm.
Hoa sen đua nhau vươn cao. Khi nở, cánh hoa đỏ nhạt xòe ra, phô cái đài sen và tua phấn vàng. Hương sen thoang thoảng ngan ngát, thanh khiết. Đài sen khi già thì dẹt lại, xanh thẫm.
II: Đọc hiểu, viết:
A. Đọc:
1. Nối đúng:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
Bà Triệu
Sau Hai Bà Trưng hai trăm năm, Bà Triệu lại cùng nhân dân khởi nghĩa chống giặc Ngô đô hộ nước ta.
Bà thường mặc áo giáp, cưỡi voi xông pha trận mạc.
Nay ở Thanh Hóa vẫn còn đền thờ Bà Triệu và lưu truyền những câu ca về bà.
Bài tập 1: Hiện nay, nơi nào còn đền thờ Bà Triệu? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
a. Nam Định
b. Thanh Hóa
c. Hà Nội
Bài tập 2: Tìm trong bài đọc và viết lại:
- 1 tiếng có vần ương: ...................................
- 1 tiếng có vần uyên: .......................................
B. Viết:
1. Điền vào chỗ trống ng hoặc ngh:
Trong ảnh, nhìn ai cũng ... ộ ... ĩnh và tươi vui. Hôm đó là một .....ày tràn ... ập niềm vui.
2. Viết lời chúc mừng mẹ hoặc bà nhân ngày 8 tháng 3 .
3. Nghe – viết: Nghe, viết 8 câu thơ đầu bài thơ “Lời chào” – Nguyễn Hoàng Sơn
Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà
Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa
Lời chào là hoa
Nở từ lòng tốt
ĐÁP ÁN GỢI Ý
I: Đọc thành tiếng:
Đầm sen
Đầm sen ở ven làng. Lá sen màu xanh mát. Lá cao, lá thấp chen nhau phủ khắp mặt đầm.
Hoa sen đua nhau vươn cao. Khi nở, cánh hoa đỏ nhạt xòe ra, phô cái đài sen và tua phấn vàng. Hương sen thoang thoảng ngan ngát, thanh khiết. Đài sen khi già thì dẹt lại, xanh thẫm.
II: Đọc hiểu, viết:
A. Đọc:
1. Nối đúng:
2. Đọc thầm và làm bài tập :
Bà Triệu
Sau Hai Bà Trưng hai trăm năm, Bà Triệu lại cùng nhân dân khởi nghĩa chống giặc Ngô đô hộ nước ta.
Bà thường mặc áo giáp, cưỡi voi xông pha trận mạc.
Nay ở Thanh Hóa vẫn còn đền thờ Bà Triệu và lưu truyền những câu ca về bà.
Bài tập 1: Hiện nay, nơi nào còn đền thờ Bà Triệu? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
b. Thanh Hóa
Bài tập 2: Tìm trong bài đọc và viết lại:
- 1 tiếng có vần ương: lọ tương, ruộng mượng
- 1 tiếng có vần uyên: Tuyên ngôn, khuyên bảo
B. Viết:
1. Điền vào chỗ trống ng hoặc ngh:
Trong ảnh, nhìn ai cũng ngộ nghĩnh và tươi vui. Hôm đó là một ngày tràn ngập niềm vui.
2. Viết lời chúc mừng mẹ hoặc bà nhân ngày 8 tháng 3.
Nhân ngày 8/3 con chúc bà, chúc mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc, mạnh khỏe. Con yêu bà và mẹ nhiều!
3. Nghe – viết: Nghe, viết 8 câu thơ đầu bài thơ “Lời chào” – Nguyễn Hoàng Sơn
Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà
Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa
Lời chào là hoa
Nở từ lòng tốt
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: 60 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Đề số 6
1. Đọc thành tiếng (2 điểm)
Tôi đi học
Một buổi mai, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Còn đường này tôi đã đi lại nhiều lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi . Hôm nay tôi đi học.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. Thầy giáo trẻ, gương mặt hiền từ, đón chúng tôi vào lớp. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rồi nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn bạn ngồi bên, người bạn chưa quen biết, nhưng không thấy xa lạ chút nào
(Theo Thanh Tịnh)
2. Đọc và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Thiên nga tí hon
Hàng ngày, mẹ đi làm dặn thiên nga tí hon ở nhà ngoan ngoãn, chớ lại gần hồ, cá sấu sẽ ăn thịt.
Sáng nay, thiên nga ở nhà thấy bên ngoài nắng vàng, muôn hòa đua nở. Thiên nga nghĩ mình chỉ đi một tí, mẹ sẽ chẳng biết đâu. Nó liền cài cửa cẩn thận, xách giỏ đi ra ngoài. Nó đến bên hồ, hái đầy một giỏ hoa. Sau đó, lại ra hồ rửa chân, cảm thấy thật thoải mái và sảng khoái. Nó cứ ở đó mãi chẳng lên bờ.
Bất chợt, nó thấy như ai đó ghì chặt, đau quá. Hoá ra là một lão cá sấu già. Nó sợ quá, run cầm cập: “Bác cá sấu hãy để cháu chào bác đã chứ”. Cá sấu nghĩ phải, nên liền thả nó lên một đám cỏ sát bờ. Thiên Nga nhờ vậy mà chạy nhanh về nhà.
(Theo 101 Truyện mẹ kể con nghe)
Trả lời câu hỏi:
a. Trước khi đi làm, mẹ thiên nga hay làm gì?
b. Sau khi mẹ đi làm, thiên nga đã làm gì?
c. Thiên nga đã làm gì để thoát khỏi cá sấu?
3. Em hãy viết 1- 2 câu về bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên (1 điểm)
4. Điền ch/ tr vào chỗ trống (1 điểm)
5. Nghe đọc mẩu chuyện và trả lời câu hỏi (1 điểm)
Con chuột tham lam
Có một con chuột tham lam đang làm mọi cách để tìm thức ăn.Chuột ta gặm sàn nhà, và một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe hở và tìm ra rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó đã ăn rất nhiều. Nó ăn nhiều đến mước bụng phình lên. Sáng ra, chuột tìm đường trở về ổ nhưng cái bụng to đến mức chuột không sao lách qua được khe hở để về nhà.
(Theo Lép Tôn-xtôi)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
a. Con chuột trong câu chuyện đang làm gì?
A. Tìm mọi cách để ngủ. |
B. Tìm mọi cách để được đi chơi. |
C. Tìm mọi cách để có thức ăn. |
D. Tìm mọi cách để được đi làm việc |
b. Khi chui qua khe hở, chuột đã làm gì?
A. Nó quay lại chỗ ban đầu. |
B. Nó đã ăn từ tốn và rất ít. |
C. Nó chẳng làm gì cả, chỉ đứng nhìn. |
D. Nó ăn rất nhiều. |
c. Tại sao chuột không về được nhà?
A. Vì khe hở đấy đã bị bịt lại. |
B. Vì chuột không thấy nhà mình đâu nữa. |
C. Vì bụng chuột phình to, không ra được. |
D. Vì chuột không nhớ đường về nhà. |
d. Con chuột trong câu chuyện trên là con chuột như thế nào?
A. Tham lam |
B.Vui tính |
C. Luôn buồn bã |
D. Hay cười |
6. Nghe viết (2 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: 60 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Đề số 7
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Nếu không may bị lạc
Sáng chủ nhật, bố cho Nam và em đi công viên. Công viên đông như hội. Khi vào cổng, bố dặn: “Các con cẩn thận kẻo bị lạc. Nếu không may, các con nhớ đi ra cổng này. Nhìn kìa, trên cổng có lá cờ rất to.”
Công viên đẹp quá. Nam cứ mải mê xem hết chỗ này đến chỗ khác. Lúc ngoảnh lại thì lại không thấy bố và em đâu. Nam vừa chạy vừa tìm vừa gọi “Bố ơi! Bố ơi!”. Hoảng hốt, Nam suýt khóc. Chợt Nam nhìn thấy tấm biển “Lối ra cổng”. Nhớ lời bố dặn, Nam đi theo hướng tấm biển chỉ đường. “A, lá cờ kia rồi!”. Nam mừng rỡ khi thấy bố và em đang chờ ở đó.
(Theo Phạm Thị Thúy – Tuấn Hiền)
2. Đọc và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Đoàn kết
Ở một nhà kia, khi thấy con cái suốt ngày cãi nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, người cha gọi các con đến, đặt một bó đũa lên bàn rồi bảo:
- Con nào bẻ được bó đũa thì cha sẽ có phần thưởng.
Mấy người con ra sức bẻ bó đũa nhưng bó đũa vẫn không gãy. Người cha liền tháo rời bó đũa ra, lấy từng chiếc một và bẻ gãy dễ dàng. Vừa bẻ, người cha vừa ôn tồn bảo các con:
- Chia lẻ ra thì dễ bẻ, để bảo vệ nhau thì mới khó.
Mấy người con đã hiểu điều cha muốn nói. Từ đó, họ không bao giờ cãi cọ nhau và sống rất đoàn kết.
(Theo Truyện Cổ tích Việt Nam)
Trả lời câu hỏi:
a. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo các con?
b. Người cha bẻ đũa như thế nào?
c. Qua việc bẻ bó đũa, người cha muốn dạy các con điều gì?
3. Em hãy viết 1 - 2 câu về bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên. (1 điểm)
4. Điền d/ r/ gi vào chỗ trống (1 điểm)
5. Nghe đọc truyện và trả lời câu hỏi (1 điểm)
Gà và vịt
Gà và vịt sống ngay bên bờ một con sông cạn.
Hàng ngày, hai bạn rủ nhau qua sống kiếm mồi. Năm nay, con sông bỗng đầy ắp nước. Vịt dễ dàng bơi ngang qua sông kiếm mồi. Gà không biết bơi nên đành ở nhà.
Thấy gà không sang chơi với mình và cũng không đi kiếm mồi được, vịt bèn ghé nhà gà thăm hỏi. Biết chuyện, vịt nghĩ gà sẽ bị đói, bèn cõng gà bơi sang bờ bên kia. Hai bạn cùng nhau kiếm no mồi rồi mới trở về.
(Theo Truyện cổ tích các loài vật)
a. Gà và vịt sống ở đâu?
A. Trên một con sông đầy ắp nước. |
B. Cạnh đàn bò và đống cỏ xanh. |
C. Bên bờ một con sông cạn. |
D. Cạnh một vũng nước. |
b. Tại sao gà đành ở nhà?
A.Vì gà bị đau chân không đi được. |
B. Vì nước lên cao, gà không biết bơi. |
C.Vì vịt không cho gà ra ngoài. |
D. Vì gà sợ bị bắt nạt. |
c. Vịt đã làm gì khi biết chuyện của gà?
A. Vịt cõng bơi qua sông. |
B. Vịt kiếm thức ăn giúp gà. |
C. Vịt mặc kệ gà. |
D. Vịt gọi mọi người ra cứu gà. |
d. Vịt và gà có mối quan hệ như thế nào?
A. Mẹ - con |
B. Bố - con |
C. Bạn bè |
D. Bà – cháu |
6. Nghe viết
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: 60 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Đề số 8
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Bác trống trường
Tôi là trống trường. Thân hình tôi đẫy đà, nước da nâu bóng. Học trò thường gọi tôi là bác trống. Có lẽ vì các bạn thấy tôi ở trường lâu lắm rồi. Chính tôi cũng không biết mình đến đây từ bao giờ.
Hằng ngày, tôi giúp học trò ra vào lớp đúng giờ. Ngày khai trường, tiếng của tôi dõng dạc “tùng... tùng... tùng...”, báo hiệu một năm học mới. Bây giờ có thêm anh chuông điện, thỉnh thoảng cũng “reng... reng... reng...” báo giờ học. Nhưng tôi vẫn là người bạn thân thiết của các cô cậu học trò.
(Theo Huy Bình)
2. Đọc và trả lời câu hỏi (1,5 điểm)
Thỏ con ngoan ngoãn
Thỏ mẹ có ba chú thỏ con: đặt tên là Mắt Hồng, Đuôi Ngắn và Tai Dài. Thỏ mẹ đi hái nấm, dặn các con phải đóng cửa cẩn thận, ngoài mẹ ra không được mở cửa cho bất kì ai.
Có một con sói xám lớn, nấp sau cây to nghe trộm được lời mẹ thỏ hát. Nó vui mừng nghĩ bụng ngày mai sẽ có một bữa điểm tâm ngon lành đây. Sáng hôm sau, đợi thỏ mẹ đi hái nấm xa, sói gõ cửa giả giọng thỏ mẹ bảo thỏ con mở cửa ra. Nghe lời mẹ, ba chú thỏ con kiên quyết không mở cửa.
Thỏ mẹ về nhà, nghe các con kể lại câu chuyện. Thỏ mẹ khen con ngoan.
(Theo Những câu chuyện kinh điển 2)
Trả lời câu hỏi:
a. Thỏ mẹ có mấy người con, đó là những ai?
b. Trước khi đi hái nấm, thỏ mẹ dặn các con điều gì?
c. Tại sao sói nghĩ rằng mình có thể có một bữa điểm tâm ngon lành?
3. Em hãy viết 1 - 2 câu về các bạn thỏ con trong câu chuyện trên (1 điểm)
4. Điền lên/ nên vào chỗ trống (1,5 điểm)
5. Nghe đọc truyện và trả lời câu hỏi (1 điểm)
Hổ và sẻ
Có một lần, hổ chộp được sẻ. Sẻ xin tha mạng. Hổ bảo rằng nếu sẻ xô đổ được một cây sấu xanh tốt bên đường thì được tha. Sẻ nhanh trí bảo:
- Tôi sẽ làm dược, anh thì không làm được đâu!
Hổ tức khí, thả sẻ ra và bảo:
- Hãy xem ta nhổ đây.
Nhưng hổ không ngờ rễ cây sâu quá, hổ xô mãi không đổ. Sẻ cũng vì thế là chạy thoát khỏi hổ.
(Theo Truyện ngụ ngôn)
a. Hổ ra điều kiện gì cho sẻ?
A. Sẻ phải kiếm con mồi khác cho hổ. |
B. Sẻ xô đổ một cây sấu xanh tốt bên đường. |
C. Sẻ phải đem thức ăn đến cho hổ. |
C. Sẻ phải bảo bạn bè của mình đến gặp hổ. |
b. Khi hổ đưa ra điều kiện, sẻ đã nói gì?
A.Tôi không làm được! |
B. Tôi sẽ làm được! |
C. Mặc kệ anh. |
D. Tôi đồng ý. |
c. Vì sao hổ không thể xô đổ cây?
A. Vì đó là việc của sẻ. |
B. Vì rễ cây quá sâu. |
C. Vì hổ tức quá nên không xô đổ được cây. |
D. Vì hổ so với cây quá bé nhỏ. |
d. Sẻ là con vật như thế nào?
A. Thông minh |
B. Lười biếng |
C. Nhàm chán |
D. Tham lam |
6. Nghe viết (2 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: 60 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Đề số 9
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Bạn của gió
Ai là bạn gió? Mà gió đi tìm Bay theo cánh chim Luồn trong tán lá…..
Gió nhớ bạn quá Nên gõ cửa hoài |
Đấy sóng dâng cao Thổi căng buồm lớn
Khi gió đi vắng Lá buồn lặng im Vắng cả cánh chim Chẳng ai gõ cửa. (Theo Ngân Hà) |
2. Đọc và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Mẹ con cá chuối
Đàn cá chuối con đói meo. Cá chuối mẹ thấy vậy, tìm đến gần tổ kiến, nằm im giả chết. Đàn kiến lửa tưởng có mồi ngon, liền bu vào cá chuối mẹ. Chờ kiến kéo đến thật đông, cá chuối mẹ nén cơn đau, quẫy đuôi lấy đà rồi nhảy tùm xuống nước.
Thấy vậy, đàn cá con lao tới đớp mồi. Thấy bầy con vui sướng, cá chuối mẹ quên hết đau đớn.
(Theo Phó Đức An)
Trả lời câu hỏi
a. Đàn cá chuối con gặp phải chuyện gì?
b. Cá chuối mẹ nằm im giả chết để làm gì?
c. Khi thấy bầy con vui sướng, cá chuối mẹ đã làm gì?
3. Em hãy viết 1 – 2 câu về cá chuối mẹ trong câu chuyện trên (1 điểm)
4. Điền nh/ ng vào chỗ trống (1 điểm)
5. Nghe đọc truyện và trả lời câu hỏi (1 điểm)
Chiếc bút mới
Giờ ra chơi, thấy Hà ngồi trong lớp buồn bã, cô giáo hỏi:
- Em có chuyện gì phải không?
Hà ngước nhìn cô, nói:
Cô ơi, chiếc bút mới của em giống y bút của bạn Lan, sao chữ em vẫn không đẹp như chữ bạn ấy ạ?
Cô giáo mỉm cười và giải thích:
- Muốn viết đẹp, em phải cầm bút đúng và kiên trì luyện tập. Mua bút giống bạn thì chữ em cũng không đẹp như chữ bạn được đâu.
(Theo Hoàng Minh Ngọc)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
a. Chiếc bút mới của Hà giống chiếc bút của ai?
A. giống bút của cô giáo |
B. giống bút của bạn Lan |
C. giống bút em gái của Hà |
D. giống bút của bạn Chi |
b. Vì sao bạn Hà buồn?
A. Vì Hà bị đau chân nên không ra chơi |
B. Vì chữ Hà không đẹp như chữ cô giáo |
C. Vì chữ của Hà không đẹp như chữ Lan |
D. Vì nhà Hà có chuyện buồn. |
c. Cô giáo khuyên Hà, muốn viết đẹp thì phải làm gì?
A. Cầm bút đúng |
B. Cả A và C |
C. Chăm chỉ luyện tập |
D. Mua bút mới giống cô giáo |
d. Mua bút giống người khác thì chữ em sẽ như thế nào?
A. đẹp lên |
B. không đẹp lên |
C. học kém đi |
D. cả A và C |
6. Nghe viết (2 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
Thời gian làm bài: 60 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Đề số 10
1. Đọc thành tiếng (2 điểm)
Hoa yêu thương
Hôm nay cô giáo cho lớp vẽ những gì yêu thích. Tuệ An hí hoáy vẽ siêu nhân áo đỏ, thắt lưng vàng. Gia Huy say sưa vẽ mèo máy, tỉ mỉ tô cái ria cong cong.
Cuối giờ, chúng tôi mang tranh đính lên bảng. Mọi ánh mắt đều hướng về bức tranh bông hoa bốn cánh của Hà. Trên mỗi cánh hoa ghi tên một tổ trong lớp. Giữa nhụy hoa là cô giáo cười rất tươi. Bên dưới có dòng chữ nắn nót “Hoa yêu thương”. Ai cũng thấy có mình trong tranh. Chúng tôi treo bức tranh ở góc sáng tạo của lớp.
(Phạm Thủy)
2. Đọc và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Bài học của thỏ con
Trong lớp, thỏ con chỉ nhìn ra ngoài. Nó không nghe thấy cô giáo dặn:
- Lão sói rất hay lừa trẻ con, các em chớ nghe lão dụ dỗ.
Tan học, thỏ con chờ mẹ đến đón. Lão sói đến làm quen:
- Thỏ ơi, ta ở cạnh nhà cháu. Ta đưa cháu về nhé?
Thỏ con không chút nghi ngờ, đi theo sói.
May thay, cô giáo nhìn thấy. Cô nhờ bác voi đuổi theo, cứu được thỏ con. Thỏ con ân hận xin lỗi cô và hứa từ nay sẽ chăm chú nghe giảng. Vừa lúc đó, thỏ mẹ đến đón. Hai mẹ con cảm ơn cô giáo và bác voi rồi ra về.
(Phỏng theo Thỏ và Sói)
Trả lời câu hỏi
a. Trong lớp, thỏ con học như thế nào?
b. Lão sói đã làm quen thỏ con như thế nào?
c. Ai đã cứu thỏ con khỏi lão sói?
3. Em hãy viết 1 – 2 câu về bài học mà em rút ra trong câu chuyện trên (1 điểm)
4. Điền l/ n vào chỗ trống (1 điểm)
5. Nghe đọc truyện và trả lời câu hỏi (1 điểm)
Sẻ và chích
Sẻ và chích chơi thân với nhau. Một hôm, sẽ được bà gửi cho hộp hạt kê. Sẻ ở trong tổ, ăn một mình. Ăn gần hết, chú quẳng hộp đi.
Những hạt kê sót lại, văng vào đám cỏ phía trước. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ấy. Chích hớn hở, mang về khoe bạn. Chích mời sẻ ăn và bảo: “Là bạn thì cái gì cũng phải chia sẻ cho nhau”. Vẻ ngượng ngùng: “Cảm ơn cậu. Cậu đã cho mình bài học quý về tình bạn”.
(Theo Truyện cổ tích Việt Nam)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
a. Sẻ đã làm gì khi nhận được hộp hạt kê bà gửi?
A. Gọi các bạn đến ăn |
B. Mời chính ăn cùng |
C. Ăn một mình |
D. Trả lại hộp hạt kê cho bà |
b. Chích làm gì khi nhặt được những hạt kê dưới cỏ?
A. Chích trả lại hộp kê cho sẻ |
B. Chích ăn một mình |
C. Chích mời sẻ cùng ăn |
D. Chích gọi các bạn đến ăn |
c. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
A. Cần biết nói lời cảm ơn |
B. Không nên lãng phí đồ ăn |
C. Cần biết nói lời xin lỗi |
D. Là bạn thì phải chia sẻ cho nhau |
d. Chích đã cho sẻ bài học lớn về điều gì?
A. Gia đình |
B. Tình bạn |
C. Tình bà cháu |
D. Môi trường |
6. Nghe viết (2 điểm)
Để xem trọn bộ Đề thi Tiếng Việt 1 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!
Xem thêm các chương trình khác: