TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học 11 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học 11 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 11 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 414 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học 11 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: phút

ĐỀ SỐ 1

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Động vật nào sau đây phản ứng lại kích thích bằng cách chuyển động cả cơ thể?

A. Thuỷ tức.

B. Chim.

C. Châu chấu.

D. Ếch đồng.

Câu 2: Chức năng của neuron là

A. tiếp nhận kích thích, truyền xung thần kinh đến neuron hoặc tế bào khác.

B. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron hoặc tế bào khác.

C. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron khác.

D. tiếp nhận kích thích, truyền xung thần kinh đến neuron khác.

Câu 3: Điện thế ...(1)... là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, bên trong màng tích điện ...(2)... so với bên ngoài tích điện ...(3)…

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là:

A. 1 – hoạt động; 2 – âm; 3 – dương.

B. 1 – hoạt động; 2 – dương; 3 – âm.

C. 1 – nghỉ; 2 – dương; 3 – âm.

D. 1 – nghỉ; 2 – âm; 3 – dương.

Câu 4: Hình thức cảm ứng nào sau đây được gọi là phản xạ?

A. Trùng giày bơi tới chỗ có nhiều oxygen.

B. Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng.

C. Trùng roi xanh bơi về phía có ánh sáng để quang hợp.

D. Chim xù lông để giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các dạng hệ thần kinh?

A. Hệ thần kinh dạng ống gồm các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh, nối với nhau bằng các sợi thần kinh.

B. Hệ thần kinh dạng ống gồm phần đầu của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tuỷ sống.

C. Hệ thần kinh dạng lưới gồm các tế bào thần kinh tập trung thành từng cụm ở các bộ phận nhất định trên cơ thể.

D. Hệ thần kinh dạng ống có sự phân hoá thành hạch não, hạch ngực và hạch bụng.

Câu 6: Quá trình học tập diễn ra gồm các giai đoạn:

A. Tiếp nhận, dẫn truyền, tăng cường và củng cố thông tin.

B. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

C. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và phát triển thông tin.

D. Tiếp nhận, dẫn truyền, xử lí và củng cố thông tin.

Câu 7: Loại thụ thể nào tiếp nhận tín hiệu pheromone ở động vật?

A. Thụ thể cơ học.

B. Thụ thể hoá học.

C. Thụ thể điện từ.

D. Thụ thể nhiệt.

Câu 8: Trong các ví dụ dưới đây, đâu là tập tính bẩm sinh?

A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

B. Khi tham gia giao thông, thấy tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại.

C. Gà chạy tới quanh quẩn dưới chân của người khi nghe tiếng gọi cho ăn.

D. Tinh tinh đặt quả cọ dầu lên phiến đá và cầm cục đá khác đập vỡ quả cọ dầu để lấy nhân ăn.

Câu 9: Cô giáo cho một ví dụ về hình thức học tập ở động vật và yêu cầu học sinh xác định loại hình thức học tập nào tương ứng. Đây là ví dụ về hình thức

A. học liên hệ.

B. học xã hội.

C. học nhận thức và giải quyết vấn đề.

D. học nhận biết không gian.

Câu 10: Tuổi thọ của sinh vật là

A. thời gian sống của một sinh vật.

B. thời gian sống trung bình của các cá thể trong loài.

C. thời gian sống trung bình của các cá thể khác loài.

D. thời gian tính từ khi cơ thể sinh ra đến khi cơ thể trưởng thành.

Câu 11: Đâu không phải là dấu hiệu đặc trưng của phát triển?

A. Sinh trưởng.

B. Cảm ứng.

C. Phân hóa tế bào.

D. Phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể.

Câu 12: Ví dụ nào sau đây là nói về quá trình phát triển ở sinh vật?

A. Cây đậu xanh cao thêm 2 cm.

B. Sự tăng kích thước của lá cây.

C. Lợn tăng thêm 3 kg sau một tuần.

D. Cây cam ra hoa.

Câu 13: Các yếu tố bên ngoài tham gia điều tiết quá trình ra hoa của thực vật gồm có

A. ánh sáng, nhiệt độ, hormone.

B. ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền.

C. ánh sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng.

D. yếu tố di truyền, hormone, ánh sáng.

Câu 14: Sinh trưởng thứ cấp là kết quả phân chia của các tế bào

A. mô phân sinh bên có ở thân và rễ của cây một lá mầm.

B. mô phân sinh bên có ở thân và rễ của cây hai lá mầm.

C. mô phân sinh bên có ở đỉnh của cây một lá mầm.

D. mô phân sinh lóng có ở thân và rễ của cây hai lá mầm.

Câu 15: Tương quan giữa gibberellin/abscisic acid điều khiển quá trình sinh lí nào dưới đây?

A. Chín của quả.

B. Phát triển của chồi ngọn.

C. Già hoá của mô và cơ quan.

D. Nảy mầm của hạt.

Câu 16: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng sơ cấp?

A. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cây hai lá mầm thân gỗ trong suốt đời sống của nó.

B. Ở cây một lá mầm, sinh trưởng sơ cấp chỉ diễn ra ở giai đoạn cây còn non.

C. Kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp là cây cao lên và rễ cây dài ra.

D. Sinh trưởng sơ cấp không có sự tham gia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về các nhóm thực vật ra hoa theo quang chu kì?

A. Một số loài thực vật như cà rốt, bắp cải chỉ ra hoa sau thời gian tiếp xúc với nhiệt độ thấp.

B. Thực vật đêm dài với các đại diện điển hình là cúc, mía, đậu tương không ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.

C. Thực vật đêm ngắn với các đại diện điển hình là thanh long, củ cải đường chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài, đêm ngắn.

D. Thực vật trung sinh như cà chua, lạc, đậu tương chỉ ra hoa khi đặt trong điều kiện độ dài đêm bằng với độ dài ngày.

Câu 18: Để xác định độ tuổi của cây, người ta có thể dùng phương pháp

A. đếm số gân lá.

B. đếm số vòng gỗ.

C. đếm số rễ phụ.

D. đếm số cành cây.

Câu 19: Trong thí nghiệm thực hành bấm ngọn, cây được bấm ngọn sau 2 – 3 tuần sẽ

A. rụng lá và già đi.

B. phát triển chồi bên.

C. phát triển chồi đỉnh.

D. không có sự thay đổi gì.

Câu 20: Phát triển qua biến thái có đặc điểm là

A. con non sinh ra giống con trưởng thành.

B. gặp ở đa số động vật có xương sống.

C. không phải trải qua quá trình lột xác.

D. con non sinh ra khác con trưởng thành.

Câu 21: Nhóm nào dưới đây gồm các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?

A. Di truyền và thức ăn.

B. Di truyền và hormone.

C. Hormone và ánh sáng.

D. Ánh sáng và thức ăn.

Câu 22: Ếch thuộc hình thức phát triển nào sau đây?

A. Phát triển không qua biến thái.

B. Phát triển qua biến thái hoàn toàn.

C. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

D. Phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

Câu 23: Hormone nào dưới đây có vai trò kích thích phân chia tế bào, tăng kích thước tế bào và kích thích phát triển xương?

A. Hormone sinh trưởng (GH).

B. Hormone thyroxine.

C. Hormone estrogen.

D. Hormone testosterone.

Câu 24: Ở người, giai đoạn sau sinh (giai đoạn hậu phôi) không có đặc điểm nào sau đây?

A. Là giai đoạn phát triển từ sơ sinh đến khi trưởng thành.

B. Tất cả hoạt động sinh lí giống người trưởng thành.

C. Diễn ra bên ngoài cơ thể mẹ.

D. Nguồn chất dinh dưỡng được lấy từ thức ăn.

Câu 25: Nhận định nào dưới đây là đúng về giai đoạn dậy thì?

A. Dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi nhỏ về thể chất.

B. Độ tuổi dậy thì không phụ thuộc vào yếu tố môi trường.

C. Quá trình dậy thì kéo dài khoảng 10 năm.

D. Ở giai đoạn dậy thì, nam và nữ có những thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm sinh lí.

Câu 26: Cho các loài động vật sau: (1) muỗi, (2) chó, (3) gián, (4) ếch, (5) cá chép, (6) châu chấu, (7) bọ ngựa, (8) bướm, (9) chuồn chuồn. Những loài có hình thức phát triển biến thái không hoàn toàn là:

A. (3), (6), (7) và (9).

B. (1), (3), (4) và (9).

C. (1), (3), (7) và (9).

D. (3), (6), (8) và (9).

Câu 27: Để quan sát quá trình biến thái hoàn toàn ở động vật, có thể xem phim về quá trình sinh trưởng và phát triển của loài nào sau đây?

A. Rắn hổ mang.

B. Cua đồng.

C. Ếch đồng.

D. Cá mập.

Câu 28: Ở bướm, giai đoạn sâu bướm có cấu tạo và sinh lí thể hiện sự thích nghi như thế nào?

A. Thích nghi với chức năng sinh sản.

B. Thích nghi với chức năng cảm ứng.

C. Thích nghi với việc ăn lá cây giúp tích lũy dinh dưỡng.

D. Thích nghi với việc chuyển đổi sâu bướm thành bướm.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tại sao hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội? Cho một ví dụ.

Câu 2 (1 điểm): Có thể quan sát thấy các vòng tròn đồng tâm khi cắt ngang các thân cây gỗ lớn. Giải thích về sự xuất hiện của các vòng tròn này.

Câu 3 (1 điểm): Kinh nghiệm của những người chăn nuôi là cắt bỏ hai tinh hoàn của gà trống con khi nó bắt đầu biết gáy. Kết quả thu được là gà lớn nhanh và béo, nhưng cơ thể gà phát triển không bình thường như mào nhỏ, cựa không phát triển, không biết gáy, mất bản năng sinh dục,… Điều này được giải thích như thế nào?

Đáp án đề 2

A. Phần trắc nghiệm

1. A

2. B

3. D

4. D

5. B

6. B

7. B

8. A

9. C

10. A

11. B

12. D

13. C

14. B

15. D

16. B

17. C

18. B

19. B

20. D

21. B

22. B

23. A

24. B

25. D

26. A

27. C

28. C

Câu 4:

Đáp án đúng là: D

- Trùng giày, trùng biến hình và trùng roi xanh chưa có tổ chức thần kinh nên hình thức cảm ứng A, B, C không được coi là phản xạ.

- D. Đúng. Chim là động vật có hệ thần kinh dạng ống → Phản ứng chim xù lông để giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá chính là phản xạ.

Câu 5:

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Hệ thần kinh gồm các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh, nối với nhau bằng các sợi thần kinh là hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

B. Đúng. Hệ thần kinh dạng ống gồm phần đầu của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tuỷ sống.

C. Sai. Hệ thần kinh dạng lưới gồm các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể và nối với nhau thành một mạng lưới thần kinh.

D. Sai. Hệ thần kinh dạng ống có sự phân hoá thành 2 phần là thần kinh trung ương (não bộ và tuỷ sống) và thần kinh ngoại biên (các hạch thần kinh và các dây thần kinh).

Câu 8:

Đáp án đúng là: A

Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đa có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

→ Đáp án A.

B, C, D là các tập tính học được.

Câu 9:

Đáp án đúng là: C

Cô giáo cho một ví dụ về hình thức học tập ở động vật và yêu cầu học sinh xác định loại hình thức học tập nào tương ứng → Để giải quyết được bài tập mới này, học sinh cần phối hợp các kiến thức đã được học → Đây là hình thức học nhận thức và giải quyết vấn đề.

Câu 12:

Đáp án đúng là: D

D là ví dụ về quá trình phát triển ở sinh vật.

A, B, C là ví dụ về quá trình sinh trưởng ở sinh vật.

Câu 16:

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Ở cây hai lá mầm thân gỗ, sinh trưởng sơ cấp chỉ diễn ra ở giai đoạn cây non, khi trưởng thành, sinh trưởng sơ cấp chỉ có ở rễ và thân non.

B. Sai. Ở cây một lá mầm, sinh trưởng sơ cấp diễn ra trong suốt đời sống của cây.

C. Đúng. Kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp là cây cao lên và rễ cây dài ra.

D. Sai. Sinh trưởng sơ cấp là kết quả hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

Câu 17:

Đáp án đúng là: C

A. Sai. Hiện tượng một số cây chỉ ra hoa sau khoảng thời gian tiếp xúc với nhiệt độ thấp được gọi là hiện tượng xuân hoá không phải quang chu kì.

B. Sai. Thực vật đêm dài với các đại diện điển hình là cúc, mía, đậu tương ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài.

C. Đúng. Thực vật đêm ngắn với các đại diện điển hình là thanh long, củ cải đường chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài, đêm ngắn.

D. Sai. Thực vật trung sinh như cà chua, lạc, hướng dương,… ra hoa không phụ thuộc vào độ dài thời gian chiếu sáng trong ngày.

Câu 19:

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm thực hành bấm ngọn, cây được bấm ngọn sau 2 – 3 tuần sẽ phát triển chồi bên. Do chồi đỉnh của cây bị cắt khiến hàm lượng auxin giảm, từ đó loại bỏ ưu thế ngọn và kích thích sự phát triển của các chồi bên.

Câu 24:

Đáp án đúng là: B

B. Sai. Đặc điểm hình thái và sinh lí của trẻ sơ sinh khác so với người trưởng thành.

Câu 25:

Đáp án đúng là: D

A. Sai. Dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi lớn về thể chất, sinh lí và tâm lí để chuyển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành.

B. Sai. Độ tuổi dậy thì phụ thuộc vào yếu tố di truyền, tình trạng bệnh lí, cân nặng và yếu tố môi trường (như chế độ dinh dưỡng, vận động,…).

C. Sai. Quá trình dậy thì kéo dài khoảng 3 – 5 năm.

D. Đúng. Ở giai đoạn dậy thì, nam và nữ có những thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm sinh lí.

Câu 26:

Đáp án đúng là: A

- (3) gián, (6) châu chấu, (7) bọ ngựa, (9) chuồn chuồn là những loài có hình thức phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

- (1) muỗi, (4) ếch, (8) bướm là những loài có hình thức phát triển qua biến thái hoàn toàn.

- (2) chó, (5) cá chép là những loài có hình thức phát triển không qua biến thái hoàn toàn.

Câu 28:

Đáp án đúng là: C

Ở bướm, giai đoạn sâu bướm có cấu tạo và sinh lí thể hiện sự thích nghi với việc ăn lá cây giúp tích lũy dinh dưỡng.

B. Phần tự luận

Câu 1:

- Hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội vì tập tính di cư xảy ra ở các loài động vật sống theo bầy đàn.

- Ví dụ: Mỗi năm, quần thể linh dương đầu bò xanh tại Đông Phi đều di cư, chúng tìm đến nơi có nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tiết sữa và nuôi con non phát triển.

Câu 2:

Các vòng tròn đồng tâm khi cắt ngang các thân cây gỗ lớn được gọi là vòng năm. Sự xuất hiện các vòng năm là do sự hoạt động của tầng sinh mạch thuộc mô phân sinh bên: Tầng sinh mạch tạo nên các vòng gỗ đồng tâm. Mỗi năm cây tăng trưởng thứ cấp tạo thành một vòng gỗ, mỗi vòng có vùng sáng và vùng tối. Trong đó, vùng màu sáng là gỗ sớm, hình thành vào mùa xuân, tế bào lớn, thành mỏng; còn vùng tối là gỗ muộn, hình thành vào mùa hè và thu, tế bào bé, thành dày. Đếm số vòng năm sẽ xác định được tuổi của cây gỗ nhiều năm.

Câu 3:

Do tinh hoàn sản xuất hormone testosterone – hormone kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở con đực, khi cắt tinh hoàn trong cơ thể gà trống sẽ không có hormone testosterone do đó cơ thể không hình thành các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp như (như mào nhỏ, cựa không phát triển, không biết gáy, mất bản năng sinh dục,…). Hormone testosterone có vai trò kích thích phát triển cơ bắp nên khi thiếu gà sẽ không phát triển cơ bắp, tích lũy mỡ dẫn đến béo. Ngoài ra, việc loại bỏ tinh hoàn cũng làm giảm sự hung hăng, hiếu động của gà trống, làm cho chúng ít hoạt động, do đó ít tiêu hao năng lượng hơn, khiến cho gà trông lớn nhanh và béo.

..........................................

..........................................

..........................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 414 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: