TOP 10 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 8 (Cánh diều 2024) có đáp án: Tín dụng

1 1,296 04/01/2024


Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 8: Tín dụng - Cánh diều

Câu 1. Năm nay, D vừa thi đỗ đại học nhưng mẹ băn khoăn không biết có nên cho D đi học không vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền đóng học phí. Bác K hàng xóm biết chuyện, khuyên gia đỉnh D nên vay tiền ở ngân hàng chính sách xã hội, nhưng mẹ D sợ không trả được Nếu là D, em sẽ làm gì?

A. Khuyên mẹ nên đến ngân vay tiền.

B. Khuyên mẹ nên cho mình nghỉ học đi làm phụ gia đình.

C. Khuyên mẹ không nên đến ngân vay tiền.

D. Khuyên mẹ không vay tiền ở một tổ chức khác.

Đáp án đúng là: A

Nếu là D, em sẽ khuyên mẹ nên đến ngân vay tiền vì vừa an toàn, vừa lãi suất lại thấp, đáng tin cậy.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tín dụng?

A. Tín dụng là hoạt động người cho vay giao quyền sở hữu nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định.

B. Khi tham gia hoạt động tin dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc, còn lãi thi trả thế nào cũng được

C. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có thể dựa vào khả năng kinh doanh tài giỏi của người vay tiền để tin tưởng đưa ra quyết định cho vay.

D. Không nên mang tiền cho vay vì dễ gặp rủi ro.

Đáp án đúng là: C

Nội dung khi tham gia hoạt động tin dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc, còn lãi thi trả thế nào cũng được không đúng vì khi vay tín dụng cũng phải trả lãi suất theo hợp đồng quy định ban đầu.

Câu 3. Chính sách trợ vốn ngân hàng của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có ý nghĩa gì?

A. Giúp nhiều em có hoàn cảnh khó khăn thực hiện được ước mơ đến trường.

B. Có thêm cơ hội tim được việc làm.

C. Có thu nhập để thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay cho ngân hàng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Chính sách trợ vốn ngân hàng của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã giúp nhiều em có hoàn cảnh khó khăn thực hiện được ước mơ đến trường. Nhờ được vay ưu đãi, các em có kinh phí để hoàn thành khoá học, có thêm cơ hội tìm được việc làm và phát triển bản thân, có thu nhập để thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay cho ngân hàng.

Câu 4. Tín dụng có vai trò gì sau đây?

A. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.

B. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội quan trọng của Nhà nước.

C. Huy động vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Tín dụng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.

- Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội quan trọng của Nhà nước.

- Huy động vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Câu 5. Đặc điểm của tín dụng là gì?

A. Người cho vay chỉ nhượng quyền sử dụng vốn cho người vay trong một khoảng thời gian nhất định.

B. Có sự thỏa thuận giữa người vay và người cho vay về thời hạn cho vay theo quy định của pháp luật.

C. Có sự thỏa thuận giữa người vay và người cho vay về lãi suất phải trả theo quy định của pháp luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Đặc điểm của tín dụng:

- Người cho vay chỉ nhượng quyền sử dụng vốn cho người vay trong một khoảng thời gian nhất định.

- Có sự thỏa thuận giữa người vay và người cho vay về thời hạn cho vay và lãi suất phải trả theo quy định của pháp luật.

Câu 6. Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tín dụng?

A. Tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông.

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

C. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước.

D. Hạn chế bớt tiêu dùng.

Đáp án đúng là: D

Tín dụng có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiêu dùng nên nội dung hạn chế bớt tiêu dùng là không đúng khi nói về vai trò của tín dụng.

Câu 7. Hoạt động tín dụng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

A. Tin tưởng.

B. Hoàn trả cả vốn và lãi suất.

C. Hoàn trả có kì hạn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay vốn và người vay vốn dựa trên nguyên tắc tin tưởng, hoàn trả có kì hạn cả vốn và lãi suất.

Câu 8. Trong quá trình cho vay có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí sử dụng dịch vụ tín dụng được gọi là gì?

A. Tiền lãi.

B. Tiền gốc.

C. Tiền dịch vụ.

D. Tiền phát sinh.

Đáp án đúng là: A

Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí sử dụng dịch vụ tín dụng chính là số tiền lãi mà người sử dụng dịch vụ tín dụng phải trả cho người cung cấp dịch vụ tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 9. Ý nào dưới đây thể hiện bản chất của quan hệ tín dụng?

A. Là quan hệ vay mượn có lãi hoặc không có lãi.

B. Nhường quyền sở hữu một lượng tiền cho người khác.

C. Quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người vay trong một thời gian nhất định có hoàn trả cả vốn lẫn lãi.

D. Cho người khác sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi để được hưởng tiền lãi.

Đáp án đúng là: C

Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay vốn và người vay vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn và lãi suất.

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng?

A. Nhượng quyền sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi cho người khác sử dụng trong một thời hạn nhất định.

B. Mức lãi suất cho vay được thỏa thuận giữa người cho vay và người vay.

C. Dựa trên sự tin tưởng.

D. Khi đến hạn người vay trả đủ tiền lãi sẽ được kéo dài thêm thời hạn cho vay.

Đáp án đúng là: D

Đặc điểm của tín dụng:

- Người cho vay chỉ nhượng quyền sử dụng vốn cho người vay trong một khoảng thời gian nhất định.

- Có sự thỏa thuận giữa người vay và người cho vay về thời hạn cho vay và lãi suất phải trả theo quy định của pháp luật.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 8: Tín dụng

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 1,296 04/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: