TOP 10 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 20 (Cánh diều 2024) có đáp án: Hệ thống pháp luật Việt Nam

1 913 04/01/2024


Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam - Cánh diều

Câu 1. Tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù được gọi là gì?

A. Ngành luật.

B. Chế định pháp luật.

C. Quy phạm pháp luật.

D. Hệ thống pháp luật.

Đáp án đúng là: A

Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Câu 2. Tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất được gọi là gì?

A. Chế định pháp luật.

B. Ngành luật.

C. Quy phạm pháp luật.

D. Hệ thống pháp luật.

Đáp án đúng là: D

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

Câu 3. Nội dung nào sau đây là ngành luật chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Luật Nhà nước.

B. Luật Dân sự.

C. Luật Tố tụng dân sự.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm các ngành luật chính sau: Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước), Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự,...

Câu 4. Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng khi nói về hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Chế định pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại, trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

B. Hệ thống pháp luật chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

C. Trong hệ thống pháp luật có sự thể hiện đầy đủ các ngành luật, các chế định luật, các quy phạm pháp luật là biểu hiện của tính phù hợp của hệ thống pháp luật.

D. Hương ước, tập quán địa phương là văn bản quy phạm pháp luật.

Đáp án đúng là: C

A - Đây là nhận định sai vì chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại.

B - Đây là nhận định sai vì hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật chứ không phải hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

C - Đây là nhận định đúng vì cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật gồm quy phạm pháp luật, các chế định luật và ngành luật.

D - Đây là nhận định sai vì hương ước, tập quán là một loại quy phạm xã hội tồn tại song hành cùng nhiều loại quy phạm xã hội khác như pháp luật, đạo đức, tín điều tôn giáo… nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội.

Câu 5. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại được gọi là gì?

A. Quy phạm pháp luật.

B. Chế định pháp luật.

C. Ngành luật.

D. Hệ thống pháp luật.

Đáp án đúng là: B

Chế định pháp luật là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Câu 6. Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại được chia làm mấy hệ thống chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

Câu 7. Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những bộ phận nào?

A. Quy phạm pháp luật.

B. Chế định pháp luật.

C. Ngành luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Về cấu trúc, hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân chia thành các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và các ngành luật.

Câu 8. Quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định được gọi là gì?

A. Quy phạm pháp luật.

B. Chế định pháp luật.

C. Ngành luật.

D. Nghị quyết.

Đáp án đúng là: A

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Câu 9. Văn bản pháp luật các cơ quan nào ban hành?

A. Quốc hội.

B. Nhà nước.

C. Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.

Đáp án đúng là: B

Văn bản pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Câu 10. Văn bản nào dưới đây nằm trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta?

A. Hiến pháp.

B. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

C. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hệ thống văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật) của Nhà nước ta hiện nay gồm:

- Hiến pháp;

- Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội;

- Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản khác.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật

1 913 04/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: