Tóm tắt Thơ hai-cư của Ba-sô hay, ngắn gọn (5 mẫu)
Với Tóm tắt Thơ hai-cư của Ba-sô môn Ngữ văn lớp 10 gồm 5 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Thơ hai-cư của Ba-sô từ đó học tốt môn Văn 10. Mời các bạn đón xem:
Tóm tắt Thơ hai-cư của Ba-sô - Ngữ văn 10
Tóm tắt Thơ hai-cư của Ba-sô (mẫu 1)
Bài 1: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô. Quê Ba-sô ở Mi-ê,ông lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm lại quê. Nhưng đi rồi lại thấy nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô thân thiết như quê hương mình.
Bài 2: Hai mươi năm sau trở lại Ki-ô-tô, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà nỗi nhớ quê hương trào dâng.
Bài 3: Bài thơ là tình cảm của tác giả đối với mẹ. Ba-sô về quê, mẹ đã mất, di vật để lại là mớ tóc bạc.
Bài 4: Ngày xưa người nông dân Nhật Bản rất nghèo, đói kém người ta phải bỏ con vào rừng vì không nuôi nổi. Tiếng trẻ khóc làm lòng người thêm tái tê.
Bài 5: Mưa đông giăng đầy trời, nhà thơ nhìn chú khỉ con mà ước có một chiếc áo tơi để che cho chú khỏi ướt, khỏi lạnh.
Bài 6: Hồ Bi-oa hiện lên rất đẹp với cánh hoa đào rụng vào lòng hồ,làm gợn sóng hồ.
Bài 7: Nhà thơ nhìn mọi vật như có hồn. đá thâm trầm, tiếng ve ngâm như truyền tải thông điệp đến mọi người.
Bài 8: Lúc cuối đời, Ba-sô ốm nặng nhưng tâm hồn ông còn muốn phiêu bạt với những giấc mộng lãng du của mình.
Tóm tắt Thơ hai-cư của Ba-sô (mẫu 2)
Bài 1: Ê-đô là nơi đất khách của Ba-sô mà ông đã gắn bó mười năm. Khi trở về thăm quê nơi mình sinh ra, ông lại dâng trào nỗi nhớ nơi đất khách và coi đó như quê hương thứ hai của mình. Bài thơ gợi tình cảm tha thiết, chân thành với miền đất từng gắn bó.
Bài 2: Bài thơ là nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ, đầy kỉ niệm. Hai mươi năm sau trở lại Ki-ô-tô, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà nỗi nhớ quê hương trào dâng.
Bài 3: Bài thơ là tình cảm của tác giả đối với mẹ. Ba-sô về quê, mẹ đã mất, di vật để lại là mớ tóc bạc. Nhà thơ thương nhớ mẹ cầm trên tóc mớ tóc của mẹ mà lòng nghẹ ngào tuôn nước mắt.
Bài 4: Ngày xưa người nông dân Nhật Bản rất nghèo, đói kém người ta phải bỏ con vào rừng vì không nuôi nổi. Tiếng trẻ khóc làm lòng người thêm tái tê. Tác giả thương xót cho những đứa trẻ bị bỏ rơi, cũng là đau xót cho chính hoàn cảnh củ những gia đình vì quá khốn khó mà bỏ lại con nơi rừng rậm.
Bài 5: Mưa đông giăng đầy trời, nhà thơ nhìn chú khỉ con mà ước có một chiếc áo tơi để che cho chú khỏi ướt, khỏi lạnh. Tình cảm thương xót của nhà thơ dành cho chú khỉ con hay chính là tình thương dành cho muôn loài. Đó là lòng nhân ái của một trái tim đa cảm luon mong hạnh phúc và bình yên đến với mọi vật.
Bài 6: Hồ Bi-oa hiện lên rất đẹp với cánh hoa đào rụng vào lòng hồ,làm gợn sóng hồ, tạo nên cảm xúc nơi nhà thơ.
Bài 7: Nhà thơ nhìn mọi vật như có hồn, đá thâm trầm, tiếng ve ngâm như truyền tải thông điệp đến mọi người. Thực chất đó là tiếng lòng của nhà thơ, là sự tương giao màu nhiệm giữa cảm giác, âm thanh và vật thể.
Bài 8: Lúc cuối đời, Ba-sô ốm nặng nhưng tâm hồn ông còn muốn phiêu bạt với những giấc mộng lãng du của mình. Bài thơ là khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô.
Tóm tắt Thơ hai-cư của Ba-sô (mẫu 3)
Thơ hai-cư thường nói về một phong cảnh, một vài sự vật cụ thể thể hiện một tứ thơ, một xúc cảm, hay suy tư của người viết. Thể hiện một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm cảm xúc. Thiên nhiên và triết lí về thiên nhiên: Tìm cái đẹp trong những hình ảnh giản dị, bình thường của thiên nhiên.
Tóm tắt Thơ hai-cư của Ba-sô (mẫu 4)
Thơ hai-cư thường nói về một phong cảnh, một vài sự vật cụ thể thể hiện một tứ thơ, một xúc cảm, hay suy tư của người viết. Thời điểm xác định theo mùa: quý ngữ( ki-go) – từ chỉ mùa bắt buộc trong mỗi bài thơ. Thể hiện một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm cảm xúc. Thiên nhiên và triết lí về thiên nhiên: Tìm cái đẹp trong những hình ảnh giản dị, bình thường của thiên nhiên. Thấm đẫm tinh thần thiền tông Phật giáo và tinh thần văn hóa phương Đông.
Tóm tắt Thơ hai-cư của Ba-sô (mẫu 5)
Thơ hai-cư thường nói về một phong cảnh, một vài sự vật cụ thể thể hiện một tứ thơ, một xúc cảm, hay suy tư của người viết. Thời điểm xác định theo mùa: quý ngữ( ki-go) – từ chỉ mùa bắt buộc trong mỗi bài thơ. Thể hiện một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm cảm xúc. Thiên nhiên và triết lí về thiên nhiên: Tìm cái đẹp trong những hình ảnh giản dị, bình thường của thiên nhiên. Thấm đẫm tinh thần thiền tông Phật giáo và tinh thần văn hóa phương Đông - cách nhìn nhất thể hóa: Trời – đất, con người vạn vật … là một quan hệ khăng khít.
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 10 | Giải bài tập Hóa học 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 10
- Giải sbt Hóa học 10
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 10
- Giải sgk Vật Lí 10 | Giải bài tập Vật lí 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 10
- Giải sgk Lịch sử 10 | Giải bài tập Lịch sử 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)