Thông tin. Nguyên tắc xử lí tội phạm do người chưa thành thành niên (dưới 18 tuổi)

Trả lời Câu hỏi trang 55 Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10.

1 262 12/02/2023


Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 7: Một số nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên phậm tội

Câu hỏi trang 55 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin.

Nguyên tắc xử lí tội phạm do người chưa thành thành niên (dưới 18 tuổi) được thể hiện tập trung trong 3 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc chung trong xử lý tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.

+ Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

+ Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

+ Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tỉnh chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Trường hợp 1. C 16 tuổi gây thương tích cho D với tỉ lệ thương tật 25%. Tại phiên toà xét xử, xét thấy D có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự cho C vì Căn năn hối cải, xin lỗi và bồi thường thiệt hại. Để bảo đảm lợi ích của người chưa thành niên, giáo dục, giúp đỡ C sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội, Toà án đã tuyên miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục.

- Nguyên tắc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.

+ Khi xét xử, Toà án chỉ áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.

+ Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.

+ Toà án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

+ Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

+ Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.

+ An đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Trường hợp 2. Bạn A xem chương trình tuyên truyền về pháp luật trên truyền hình. Nội dung Luật Hình sự Việt Nam không áp dụng hình phạt chung thân và tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Ngay cả hình phạt tù có thời hạn cũng chỉ áp dụng khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa, A băn khoăn về vấn đề này!

- Nguyên tắc chuyển hướng xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.

+ Xử lí chuyển hướng là một xu hướng đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1960, được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Xử lí chuyển hướng được hiểu là việc các cơ quan có thẩm quyền chuyển hướng xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự sang xử lý bằng các biện pháp không chính thức, thay thế chế tài hình sự bằng các biện pháp xử lý chính thức khác.

+ Xử lí chuyển hướng nhằm tránh những nguy cơ bất lợi tiềm ẩn cho sự phát triển về thể chất, tâm lí, nhân cách của người chưa thành niên phạm tội đến từ các biện pháp giam, giữ cũng như tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng. Bộ luật Hình sự Việt Nam đã tiếp nhận xu thể tiến bộ này thể hiện ở quy định về miền trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, thay bằng các biện pháp như giám sát giáo dục; quy định về biện pháp tư pháp thay thế hình phạt như biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Trường hợp 3.  T 15 tuổi, ham chơi trò chơi điện tử nên đã có hành vi trộm xe gắn máy của anh Y. Khi bị công ăn bắt, Tăn năn, nhận lỗi và gia đình T cũng đã bồi thường thiệt hại cho anh Y. Do phạm tội lần đầu, nhân thân tốt và tự nguyện khắc phục hậu quả nên cơ quan điều tra đã miễn trách nhiệm hình sự đối với T và ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với T.

Câu hỏi:

- Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội tuân theo những nguyên tắc nào?

- Vì sao cơ quan điều tra, Toà án ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với C và T?

- Các trường hợp trên để cập đến nguyên tắc nào khi xử lí người chưa thành niên phạm tội?

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội tuân theo những nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc chung

+ Nguyên tắc áp dụng hình phạt

+ Nguyên tắc chuyển hướng xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội

- Yêu cầu số 2: Cơ quan điều tra, Tòa án ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với C và T vì trong quá trình xét xử C và T đã biết ăn năn, hối lỗi và đã bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Hơn nữa, do mới phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, để đảm bảo lợi ích cho người chưa thành niên, giáo dục họ trở thành những công dân có ích cho xã hội nên Tòa án, cơ quan điều tra đã miễn trách nhiệm hình sự và thực hiện áp dụng các biện pháp giáo dục.

- Yêu cầu số 3: Các trường hợp trên để cập đến nguyên tắc chung trong xử lí tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.

1 262 12/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: