Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Gia đình
Với giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Gia đình sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 Bài 3.
Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Gia đình
Mở đầu trang 17 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình.
- Nêu trách nhiệm của các thành viên trong gia đình được thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ đó.
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình:
+ Lên non mới biết non cao/ Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.
+ Chị ngã em nâng
+ Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
+ Anh em nào phải người xa/ Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân/ Yêu nhau như thể tay chân/ Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
+ Ơn cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
- Yêu cầu số 2: Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình trong các câu ca dao, tục ngữ trên:
+ Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.
+ Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
+ Con cái có trách nhiệm và bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
+ Cha mẹ có trách nhiệm giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
+ Vợ chồng có trách nhiệm thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
A - CÂU HỎI PHẦN KHÁM PHÁ
1. Khái niệm gia đình
Câu hỏi trang 17 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Câu hỏi:
- Nêu các quan hệ cơ bản trong gia đình.
- Chia sẻ cách hiểu của em về khái niệm gia đình.
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Các quan hệ cơ bản trong gia đình là: Vợ và chồng; Cha mẹ và con cái; Ông bà và các cháu; Anh, chị, em với nhau
- Yêu cầu số 2: Gia đình là một cộng đồng người gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.
Câu hỏi trang 18 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy quan sát các tranh sau và thực hiện yêu cầu.
Em hãy nêu chức năng của gia đình trong thông tin trên.
Trả lời:
- Các chức năng của gia đình trong thông tin trên: duy trì nói giống; tổ chức đời sống gia đình; kinh tế và nuôi dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách
2. Những điểm cơ bản của chế độ gia đình ở nước ta hiện nay
Câu hỏi trang 18 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Trường hợp. Gia đình ông H là một trong những gia đình hạnh phúc tiêu biểu ở địa phương. Vợ chồng ông khởi đầu bằng công việc mở cửa hàng buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu để có thu nhập trang trải cuộc sống. Ông H chia sẻ: “Là người lớn tuổi nhất trong gia đình, bản thân tôi phải tạo được sự tin tưởng, là tấm gương cho mọi thành viên trong gia đình. Để gia đình được hạnh phúc thì bố mẹ phải bồi đắp, nuôi dưỡng tình thương yêu, sự quan tâm giữa các thành viên, tôi luôn khuyên các cháu giáo dục con cái bình đẳng, tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình”. Để giữ nếp nhà, ông bà bảo ban, dạy dỗ các giá trị văn hoá của gia đình như cùng nhau gói bánh chưng ngày Tết, sum họp vào những ngày giỗ tổ tiên. Hiện nay, các con của ông đều trưởng thành và công tác tại các Công tơ, tập đoàn lớn; các cháu nội, ngoại đều học giỏi, ngoan ngoãn và nghe lời ông bà, bố mẹ.
Câu hỏi:
- Xác định những điểm cơ bản của chế độ gia đình trong trường hợp trên.
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Những đặc điểm cơ bản của chế độ gia đình trong trường hợp trên:
+ Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc
+ Các thành viên trong gia đình tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
+ Không phân biệt đối xử giữa các con
- Yêu cầu số 2: Ví dụ: Chính sách đối với trẻ mồ côi sẽ được áp dụng theo các quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP, theo đó:
+ Trợ cấp tiền: Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 20 quy định, các đối tượng là trẻ em mồ côi, không có nguồn nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là: 900.000 đồng/tháng với trẻ dưới 4 tuổi; 540.000 đồng/tháng đối với trẻ từ đủ 4 tuổi trở lên.
+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí: Điều 9 Nghị định 20 quy định, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
+ Được trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: Trẻ mồ côi khi học giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật như: Miễn, giảm học phí,… (Căn cứ Điều 10 Nghị định 20).
3. Các yếu tố xây dựng gia đình hạnh phúc
Câu hỏi trang 19 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
Thông tin. Không chỉ gương mẫu, nhiệt tình tham gia công tác xã hội, phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng, gia đình ông LTQ ở Thanh Hoá) còn là gia đình văn hoá tiêu biểu, nuôi dạy các con chăm ngoan, học giỏi, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nếp sống văn hoá tại địa phương. Ông Q tâm sự: "Dù cuộc sống vất vả nhưng vợ chồng tôi vẫn cố gắng hết sức để các con được đi học". Hiểu được mong muốn của bố mẹ, các con của ông chăm chỉ học tập, tu dưỡng và thành đạt. Bên cạnh việc nuôi dạy, ông Q còn chú trọng giáo dục con cháu về những giá trị đạo đức của gia đình, thuần phong mĩ tục của người Việt. Ông thường xuyên tâm sự, dặn dò con cháu về những nét văn hoá của gia đình Việt Nam một cách khéo léo, dễ nhớ. Ông Q cho biết: “Để xây dựng được một gia đình hạnh phúc, yên ấm, thì mỗi thành viên trong gia đình phải luôn thấu hiểu, chia sẻ tâm tư, suy nghĩ với nhau. Người làm cha mẹ trong gia đình phải luôn mẫu mực từ lời ăn, tiếng nói đến những việc làm của mình, để từ đó con cháu mới noi gương học tập, làm theo. Nhờ đó, các thành viên luôn yêu thương, hoà thuận”.
(Theo Báo Thanh Hoá, ngày 21/5/2021)
Câu hỏi:
- Đâu là các yếu tố cần để xây dựng gia đình hạnh phúc được nêu trong thông tin trên?
- Em đã làm gì để thể hiện trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình hạnh phúc?
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Yếu tố cần để xây dựng gia đình hạnh phúc được nêu trong thông tin trên:
+ Các thành viên phải luôn thấu hiểu, chia sẻ tâm sự, suy nghĩ với nhau.
+ Người làm cha mẹ phải luôn mẫu mực từ lời ăn, tiếng nói đến những việc làm của mình.
- Yêu cầu số 2: Những việc làm của em để thể hiện trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình hạnh phúc:
+ Luôn lắng nghe ý kiến của các thành viên trong gia đình
+ Quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình
+ Lắng nghe và chia sẻ động viên khi ai đó gặp khó khăn vướng mắc.
+ Nuôi học tập và noi theo tấm gương của cha mẹ.
4. Trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình
Câu hỏi trang 20 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Câu hỏi:
- Nêu trách nhiệm của vợ, chồng khi bước vào cuộc sống gia đình qua lời khuyên của người cha gửi đến con gái và con rể trong lá thư.
- Chia sẻ cách hiểu của em về câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Trách nhiệm của vợ, chồng: thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
- Yêu cầu số 2: Người ta thường nói “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, hàm ý đàn ông thường đảm đương những công việc khó khăn, nặng nhọc bên ngoài xã hội, còn phụ nữ chủ yếu là lo quán xuyến việc nhà, dạy dỗ con cái.
Câu hỏi trang 20 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp. Hành trình hơn 16 năm cùng con chiến đấu bệnh tật của anh đã truyền cảm hứng cho biết bao gia đình Việt Nam. Niềm vui đón đứa con đầu lòng chào đời không bao lâu thì anh T nhận được tin con mắc căn bệnh xương cứng hiếm gặp. 16 năm, anh T đã cùng con đi qua biết bao bệnh viện từ Bắc vào Nam, ra nước ngoài để chữa bệnh với 10 cuộc đại phẫu đẩy tốn kém. Vừa phải cùng con chống chọi bệnh tật, vừa phải bảo vệ con trước những lời ác ý, bàn tán của những người xung quanh nhưng anh T chưa một lần có suy nghĩ bỏ cuộc. Anh bản nhà, làm đủ thứ nghệ để có thể lo liệu cho con với suy nghĩ giản dị “Người cha nào rơi vào hoàn cảnh ấy cũng làm như tôi thôi”.
Câu hỏi: Trách nhiệm của anh T đối với con cái được thể hiện như thế nào? Em có nhận xét gì khi anh T cho rằng: “Người cha nào rơi vào hoàn cảnh cũng làm như tôi thôi’?
Trả lời:
- Trách nhiệm của anh T đối với con cái: Với tư cách là một người cha, anh T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con một cách chính đáng.
- Nhận xét: Với tư cách là một người cha, sinh ra đứa con không may bị bệnh tật, anh T đã hết lòng đối với con, cùng con chiến đấu với bệnh tật trong suốt 16 năm. Vừa phải cùng con chống chọi bệnh tật, vừa phải bảo vệ con trước những lời ác ý. Bất kì người cha nào khi gặp phải trường hợp của anh T cũng đều sẽ làm như vậy, đó là trách nhiệm hết sức cao cả của một người cha.
Câu hỏi trang 21 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Trong trường hợp trên, trách nhiệm của ông bà được thể hiện như thế nào?
- P đã làm gì thể hiện trách nhiệm của cháu đối với ông bà?
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Trách nhiệm của ông bà trong trường hợp trên: Yêu thương, quan tâm, nuôi nấng, dạy dỗ các cháu.
- Yêu cầu số 2: Việc làm của P thể hiện trách nhiệm của cháu đối với ông bà:
+ Cố gắng học tập, làm việc nhà đỡ đần ông bà.
+ Lo lắng cho em gái chu toàn.
+ Hứa học tập tốt, có việc làm để kiếm tiền phụ giúp ông bà.
B - CÂU HỎI PHẦN LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 trang 23 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến sau. Vì sao?
a. Cha mẹ không nuôi dưỡng con cái thì ông bà phải có trách nhiệm nuôi dưỡng.
b. Vợ chồng bắt buộc phải sống chung với nhau trong mọi điều kiện.
c. Khi sống cùng với cha mẹ, con cái có nghĩa vụ đóng góp thu nhập phù hợp với khả năng của mình.
d. Vợ chồng có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục con cái.
Trả lời:
- Ý kiến a) Em không đồng tình với ý kiến trên vì theo quy đình của Luật Hôn nhân và gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Ý kiến b) Em không đồng tình với ý kiến trên vì pháp luật nước ta không quy định việc vợ chồng phải chung sống với nhau trong mọi điều kiện. Nhiều trường hợp vợ chồng phải đi làm ăn xa buộc phải sống xa nhau. Hay nhiều trường hợp khi hôn nhân của hai vợ chồng không còn tình yêu nữa thì họ hoàn toàn có quyền được li hôn dưới sự cho phép của pháp luật.
- Ý kiến c) Em đồng tình với ý kiến trên vì con cái có nghĩa vụ đóng góp thu nhập phù hợp với khả năng của mình để cùng xây dựng đời sống kinh tế của gia đình.
- Ý kiến d) Em đồng tình với ý kiến trên vì Luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau chăm sóc, thương yêu và giáo dục con cái để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức trở thành người con hiếu thảo của gia đình và công dân có ích cho xã hội.
Luyện tập 2 trang 23 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trình bày ý kiến của em theo gợi ý.
Trường hợp 1. Chị T kết hôn được 5 năm và có 2 bé trai. Ngoài thời gian đi làm ở Công tỉ, chị lại tất bật lo chuyện chăm sóc các con và việc nội trợ trong gia đình. Chị T rất muốn chồng chia sẻ công việc nhà nhưng chồng chị cho rằng: “Công việc nhà là của phụ nữ, đàn ông còn nhiều việc khác đang phải lo hơn".
- Em có đồng tình với ý kiến của chồng chị T không? Vì sao?
- Nếu là chị T, em sẽ ứng xử thế nào?
Trường hợp 2. Ngoài giờ học ở trường, H thường giúp bố mẹ làm nhiều việc trong nhà như nấu cơm, lau nhà, giặt quần áo,... Ngày nghỉ cuối tuần, H cùng mẹ đi chợ và vào bếp, nấu những món ngon cho cả gia đình. H cho rằng: “Phụ giúp việc nhà để mẹ bớt vất vả, cũng là cách để học hỏi tài nấu ăn của mẹ".
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của H?
Trường hợp 3. Anh T và chị K yêu nhau đã lâu, họ quyết định kết hôn vào đầu năm. Sau khi cưới nhau được 3 tháng, anh dự định đầu tư vào mảnh đất hơn 100 m, cần số tiền vài trăm triệu. Biết chị K có sổ tiết kiệm gửi ngân hàng, anh ngỏ lời muốn mượn. Đáp lại, chị K từ chối và bảo:“Đó là tiền bố mẹ cho riêng em, mà em cũng không muốn mạo hiểm. Anh cần thì đi mượn người khác kẻo sau này khỏi phức tạp tiền chung, tiền riêng”.
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về câu trả lời của chị K?
Trường hợp 4. Bố mẹ D vừa sinh thêm em bé, D cảm thấy buồn vì thời gian gần đây, bố mẹ ít ng quan tâm đến mình. D tâm sự với bạn: “Bố mẹ tôi chỉ yêu thương em tôi thôi. Từ ngày Có thêm đứa em, tôi không còn là gì trong mắt họ. Tôi có cảm giác họ không còn yêu thương tôi nữa”.
Câu hỏi: Nếu là bạn của D, em sẽ nói gì với bạn của mình?
Trả lời:
- Trường hợp 1:
+ Em không đồng tình với ý kiến của chồng chị T vì cha mẹ đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm ngang nhau về việc thực hiện các công việc trong gia đình, Vì vậy, sẽ không có chuyện công việc nhà là của phụ nữ.
+ Nếu em là chị T em sẽ nói với chồng mình rằng: Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định vợ chồng phải có trách nhiệm cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trông gia đình.
- Trường hợp 2: Việc làm của H thể hiện rất tốt trách nhiệm của một người con trong gia đình trong việc giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà như nấu cơm, lau nhà, giặt quần áo,…
- Trường hợp 3: Suy nghĩ của chị K cũng có phần đúng vì đó là tài sản trước hôn nhân, nên chị K hoàn toàn có quyền quyết định việc có cho chồng mượn để đầu tư hay không. Tuy nhiên, suy nghĩ của chị K cũng có phần sai vì trong cuộc sống hôn nhân, vợ chồng cũng cần có trách nhiệm giúp đỡ nhau trong việc làm ăn kinh tế để xây dựng đời sống kinh tế gia đình thêm vững mạnh.
- Trường hợp 4: nếu là bạn của D em sẽ khuyên D nên hiểu và thông cảm cho bố mẹ vì em còn bé nên cần sự chăm sóc và quan tâm hơn. Em cũng khuyên D nên nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ để giải tỏa suy nghĩ trong lòng.
Luyện tập 3 trang 24 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
- Các con đã lớn, phải phụ giúp bố mẹ trong công việc nhà. Đứa nào đã đi làm thì mỗi tháng đóng góp một khoản phụ mẹ tiền chợ. Đứa nào còn đang đi học thì chia nhau ra làm việc nhà như rửa chén, lau nhà, giặt quần áo. Các con lớn rồi, cái gì cũng trông chờ, ỷ lại vào bố mẹ là không được.
Nghe mẹ nói vậy, chị của Y tỏ vẻ khó chịu:
- Con mới đi làm, tiền lương của con hằng tháng còn để làm việc khác. Con vẫn ở chung với bố mẹ cơ mà, nên con không phải đóng chứ ạ?
Nghe vậy, Y ngạc nhiên bảo:
- Nhưng em nghĩ... À mà thôi, em không nói đâu!
Câu hỏi:
- Em có suy nghĩ gì về câu trả lời từ chị của Y?
- Nếu là Y, em sẽ nói gì với chị của mình?
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Suy nghĩ của chị Y sai vì con cái phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp thu nhập theo sức lực và khả năng của mình. Hơn nữa, con cái phải có trách nhiệm giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà theo sức của mình.
- Yêu cầu số 2: Nếu là Y, em sẽ nói với chị của mình là: Chị ơi, em thấy mẹ nói đúng đấy ạ. Chúng mình phải có trách nhiệm đóng góp thu nhập theo khả năng của mình để cùng bố mẹ xây dựng đời sống kinh tế gia đình. Hơn nữa, chúng mình cũng cần phải biết giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. Bây giờ chị em mình cùng xuống giúp mẹ dọn dẹp bát dĩa nhé.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Vận dụng 1 trang 24 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt về trách nhiệm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái trong gia đình.
Trả lời:
(*) Sơ đồ tham khảo
Vận dụng 2 trang 24 Chuyên đề KTPL 10: Vào Ngày Gia đình Việt Nam, Câu lạc bộ Ông bà cháu tổ chức sinh hoạt với chủ đề: “Hiểu con - Hiểu mình - Gia đình hạnh phúc”. Em hãy thực hiện một bài viết ngắn thuyết trình về những việc đã làm của bản thân để xây dựng gia đình hạnh phúc.
Trả lời:
(*) Gợi ý những việc em đã làm để xây dựng gia đình hạnh phúc:
+ Sống lành mạnh, giản dị, không đua đòi ăn chơi.
+ Tránh xa các tệ nạn xã hội.
+ Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh.
+ Không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.
+ Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em trai.
+ Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
+ Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn.
+ Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.
Xem thêm lời giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Khái quát chung về mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
Bài 5: Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ
Bài 6: Khái quát về pháp luật hình sự
Bài 7: Một số nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên phậm tội
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo