Thời gian gần đây, do khối lượng công việc quá lớn nên anh D được người sử dụng

Trả lời Luyện tập 2 trang 56 Chuyên đề KTPL 11 sách Chân trời sáng tạo ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11.

1 171 11/07/2023


Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 6: Khái quát về pháp luật lao động

Luyện tập 2 trang 56 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết những hành vi trong các trường hợp sau vi phạm nguyên tắc nào của pháp luật lao động

- Trường hợp a. Thời gian gần đây, do khối lượng công việc quá lớn nên anh D được người sử dụng lao động yêu cầu làm thêm giờ vào hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên, đến lúc trả lương, anh D chỉ nhận được mức lương như hằng tháng. Khi anh D thắc mắc thì người sử dụng lao động trả lời rằng: “Việc làm thêm giờ là yêu cầu bắt buộc của công việc nên không được hưởng thêm lương". Mặc dù thời gian làm việc kéo dài nhưng anh D luôn vui vẻ và hoàn thành tốt công việc được giao.

- Trường hợp b. H xin vào học nghề và làm việc tại một tiệm sửa xe gắn máy. Tại đây, dưới sự hướng dẫn của chủ tiệm, H có thể sửa hoàn chỉnh những hỏng hóc nhỏ và tạo ra doanh thu cho tiệm. Tuy nhiên, chủ tiệm không chịu trả thù lao cho H và thường xuyên đề nghị H làm việc tăng ca, không bảo đảm thời gian nghỉ ngơi cũng như không bảo đảm an toàn trong quá trình lao động.

Trường hợp c. Doanh nghiệp Y sản xuất đồ gia dụng (ông N là người đại diện theo pháp luật). Để sản xuất đủ số lượng theo yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp Y đã tuyển 20 nhân công trong độ tuổi từ 30 - 35 để phục vụ sản xuất. Doanh nghiệp Y kí kết hợp đồng lao động bằng văn bản nhưng không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho họ.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành vi của chủ doanh nghiệp (nơi anh D làm việc) đã vi phạm nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Cụ thể: chủ doanh nghiệp đã yêu cầu anh D làm thêm giờ vào 2 ngày cuối tuần, nhưng không trả lương cho số giờ làm thêm đó.

- Trường hợp b. Hành vi của chủ tiệm sửa xe (nơi mà bạn H đang học nghề) đã vi phạm nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Cụ thể: chủ tiệm sửa xe không chịu trả thù lao cho H và thường xuyên đề nghị H làm việc tăng ca, không bảo đảm thời gian nghỉ ngơi và các điều kiện về an toàn lao động.

- Trường hợp c. Doanh nghiệp Y (do ông N là người đại diện pháp luật) đã vi phạm nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Cụ thể: doanh nghiệp Y không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên.

1 171 11/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: