Tại sao kim loại bị ăn mòn Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại

Với giải bài 2 trang 67 sgk Hóa học lớp 9 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Hóa 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,284 26/11/2021


Giải Hóa 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Video Giải Bài 2 trang 67 Hóa học lớp 9

Bài 2 trang 67 Hóa học lớp 9: Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ minh họa.

Lời giải:

a) Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại: Trong không khí có oxi, trong nước mưa thường có axit yếu do khí CO2, SO2 và một số khí khác hòa tan. Trong nước biển thường có một số muối như NaCl, MgCl2 ... Những chất này đã tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt có màu nâu, xốp, giòn làm đồ vật bằng sắt bị ăn mòn.

b) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn.

(1) Ảnh hưởng các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm hay không xảy ra phụ thuộc vào môi trường, nhiệt độ của môi trường,...

Ví dụ: Xe đạp, xe honđa ở vùng biển dễ bị gỉ nhanh hơn so với vùng ở sâu trong đất liền.

(2) Ảnh hưởng của thành phần kim loại: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của kim loại.

Đồ dùng bằng hợp kim Fe lẫn kim loại khác bị ăn mòn nhanh hơn so với đồ dùng bằng Fe nguyên chất.

(3) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.

Ví dụ: Thanh sắt trong lò than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 67 Hóa 9: Thế nào là ăn mòn kim loại Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quanh ta ...

Bài 3 trang 67 Hóa 9: Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ...

Bài 4 trang 67 Hóa 9: Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học Lấy ví dụ chứng minh...

Bài 5 trang 67 Hóa 9: Hãy chọn câu đúng Con dao bằng thép không bị gỉ nếu ...

1 1,284 26/11/2021


Xem thêm các chương trình khác: