Sưu tầm các kỹ năng ứng phó với một số tình huống nguy hiểm cụ thể

Với vận dụng 2 trang 38 Giáo dục công dân lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn GDCD 6. Mời các bạn đón xem:

1 547 17/01/2022


Giải GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Nhiệm vụ 2 (trang 38 SGK GDCD 6):

Sưu tầm các kỹ năng ứng phó với một số tình huống nguy hiểm cụ thể.

Trả lời:

1. Ngộ độc thức ăn

- Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, người chăm sóc cần gây nôn cho trẻ và cho trẻ ngừng ăn ngay. Sau đó đưa đến bệnh viện để rửa dạ dày. Cần bổ sung oresol, cho trẻ ăn cháo loãng…

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Dạy trẻ có thói quen không tự ý ăn hay uống những chất lạ tránh trường hợp ngộ độc xảy ra.

- Không nên cho trẻ ăn các loại nấm lạ vì nhiều loại nấm có thể có độc.

2. Té, ngã

- Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.

- Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt.

- Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm.

- Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.

3. Bỏng

- Để các vật gây bỏng xa tầm tay trẻ, chú ý quan sát trẻ để kịp xử lý khi trẻ bị bỏng.

- Khi trẻ bị bỏng,ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh để giảm đau rát.

- Chườm vải hoặc chăn ấm vào vết thương trước sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

- Chú ý giữ gìn vết thương cho trẻ tránh nhiễm trùng.

4. Tai nạn do hóc sặc, ngạt thở do dị vật đường hô hấp

- Cần chú ý trẻ khi trẻ chơi.

- Để các vật sắc nhọn, vật tròn, vật có nguy cơ gây hóc, sặc ra khỏi tầm với của trẻ.

- Khi trẻ bị hóc, sặc cần lấy dị vật ra. Nếu dị vật khó lấy, cần di chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất

- Hướng dẫn người chăm sóc cách xử lý ban đầu khi trẻ bị hóc, sặc.

5. Đuối nướ

- Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm. Nếu trẻ đi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn đi cùng

- Dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.

- Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu

Xem thêm lời giải bài tập GDCD lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Khởi động trang 35 Giáo dục công dân 6 – CTST: Một người con ở quê chuẩn bị đi học xa, gười mẹ ân cần dặn dò...

Khám phá 1 trang 36 Giáo dục công dân 6 – CTST: Những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh em và cho biết hậu quả...

Khám phá 2 trang 36, 37 Giáo dục công dân 6 – CTST: Nếu là bạn học cùng lớp với Minh em sẽ làm gì để bản thân và các bạn trong lớp không gặp nguy hiểm...

Khám phá 3 trang 37 Giáo dục công dân 6 – CTST: Nếu em là một trong những bạn Nam rủ, em sẽ xử lí tình huống như thế nào...

Khám phá 4 trang 37 Giáo dục công dân 6 – CTST: Em hãy sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm...

Luyện tập 1 trang 37 Giáo dục công dân 6 – CTST: Phát hiện mình có thể gặp nguy hiểm vì người lạ trong thang máy có dấu hiệu đáng ngờ...

Luyện tập 2 trang 38 Giáo dục công dân 6 – CTST: Linh và Tùng đang đi xe đạp trên đường về nhà thì bất ngờ gặp một trận mưa to có kèm theo sét...

Luyện tập 3 trang 38 Giáo dục công dân 6 – CTST: Em hãy thảo luận và chia sẻ với các bạn về những tình huống nguy hiểm thường gặp ở trường học...

Vận dụng 1 trang 38 Giáo dục công dân 6 – CTST: Em hãy lên danh sách các vật dụng cần thiết để ứng phó với các tình huống nguy hiểm...

1 547 17/01/2022


Xem thêm các chương trình khác: