So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta

Với giải câu 2 trang 127 sgk Địa lí lớp 12 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

1 1,997 24/10/2021


Giải Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu 2 trang 127 sgk Địa lí 12: So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.

Trả lời

Tài liệu VietJack

Hình 28.10. Sơ đồ một số tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tiêu chí

Điểm công nghiệp

Khu công nghiệp tập trung

Trung tâm công nghiệp

Vùng công nghiệp

Đặc điểm

- là ình thức tổ chức lãnh thổ thấp nhất

-Nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu.

- Quy mô nhỏ chỉ gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp

- Không có mối liên hệ về mặt kĩ thuật sản xuất, kinh tế với các xí nghiệp khác.

- Có ranh giới rõ ràng, gần các cảng biển, quốc lộ, sân bay...

-Quy mô khá lớn, gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp và xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất.

-Các xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.

- Gắn với các đô thị vừa và nhỏ có vị trí địa lí thuận lợi.

- Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công   

nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất kĩ thuật, công nghệ.

- Có các xí nghiệp nòng cốt

- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

- Gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

- Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng.

- Có các ngành phục vụ và bổ trợ.

Hiện trạng ở nước ta

Phân bố: các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của Tây Bắc, Tây Nguyên.

- Được hình thành ở nước ta từ những năm 90 (thế kỉ XX). Đến tháng 08-2007: 150 KCN tập trung, KCX, khu công nghệ cao.

      Phân bố: phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn hạn chế

Dựa vào vào vai- trò của trung tâm công nghiệp có:

+Trung tâm có ý nghĩa quốc gia gồm có TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…

+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương như Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh,

- Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp

+ Rất lớn (TP. Hồ Chí Minh).

+ Lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Vũng Tàu,…)

+ Trung bình (Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,…)

 

-Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2011), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 12 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 125 Địa lí 12: Dựa vào sơ đồ trên, hãy phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng…

Câu hỏi trang 126 Địa lí 12: Căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu các hình thức…

Câu hỏi trang 126 Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu những đặc điểm…

Câu hỏi trang 126 Địa lí 12: Hãy xác định một số điểm công nghiệp trên hình 26.2…

Câu hỏi trang 126 Địa lí 12: Hãy kể tên một vài khu công nghiệp tập trung ở địa phương…

Câu hỏi trang 126 Địa lí 12: Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở…

Câu hỏi trang 127 Địa lí 12: Hãy trình bày những đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp…

Câu hỏi trang 127 Địa lí 12: Quan sát bản đồ công nghiệp chung (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam)…

Câu hỏi trang 127 Địa lí 12: Hãy trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp…

Câu 1 trang 127 Địa lí 12: Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp…

Câu 3 trang 127 Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã có, bản đồ Công Nghiệp chung…

1 1,997 24/10/2021