Giải Địa lí 12 Bài 44+45: Địa lí địa phương (Địa lí TP.Hồ Chí Minh)

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 44+45: Địa lí địa phương (Địa lí TP.Hồ Chí Minh) chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 12 Bài 44+45. Mời các bạn đón xem:

1 4418 lượt xem
Tải về


Giải Địa lí 12 Bài 44+45: Địa lí địa phương (Địa lí TP.Hồ Chí Minh)

Viết báo cáo về địa lý Thành phố Hồ Chí Minh theo các chủ đề

Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính

Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của thành phố.

Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư và lao động của thành phố.

Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế-xã hội của thành phố.

Chủ đề 5:  Địa lý một số ngành kinh tế chính.

Gợi ý làm bài:

Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính

- Vị trí địa lý:

+ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.

+ Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm bên sông Sài Gòn.

+ Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông.

- Diện tích: 2.061 km²

- Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay.

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương.

+ Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An.

+ Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Phía nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang.

- Hành chính: Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện:bThành phố Thủ Đức, Quận (1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Bình Tân, Tân Phú), 5 huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) với 253 phường, 5 thị trấn và 59 xã.

- Ý nghĩa:

+ Nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, tư Tây sang Đông, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á

+ Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

+ Là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước.

+ Là vùng thu hút vốn đầu tư và nguồn nhân lực từ các địa phương khác trong cả nước.

Địa lí 12 Bài 44+45: Địa lí địa phương (Địa lí TP.Hồ Chí Minh) (ảnh 1)

Hình 44.1. Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh

Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của thành phố.

- Địa hình : phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Nhìn chung có thể chia địa hình thành phố Hồ Chí Minh thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn độ cao bố trí các công trình xây dựng:

+ dạng đất gò cao lượn song phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh ;

+ dạng đất bằng phẳng thấp  phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và nam Bình Chánh;

+ dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam;

+ dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích.

- Đất :

+ Nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Với hơn 45 nghìn ha tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley.

+ Ngoài ra còn có đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha; đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.

- Khí hậu:

+ Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ. độ ẩm không khí trung bình 79,5%. Nhiệt độ trung bình năm là 27,55°C (tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ khoảng 29,3°C - 35°C).

+ Khí hậu chia 2 mùa mưa khô rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau  lượng mưa bình quân năm là 1.979 mm.

- Tài nguyên:

+ Tài nguyên nước: Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km².

+ Tài nguyên rừng: Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3 hệ sinh thái rừng: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Ðông Nam Bộ, Hệ sinh thái rừng úng phèn, Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Địa lí 12 Bài 44+45: Địa lí địa phương (Địa lí TP.Hồ Chí Minh) (ảnh 1)

Hình 44.2. Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESSCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới

+ Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các nguyên liệu khác như than bùn…

Chỉ có một số khoáng sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu của thành phố: nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, nguyên nhiên liệu…Các khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại màu (trừ nhôm), than đá.. đều không có triển vọng hoặc chưa được phát hiện.

=> Đánh giá:

- Thuận lợi:

+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới: cây lúa, các cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Phát triển một số ngành công nghiệp dựa vào nguồn nguyên nhiên liệu tại chỗ.

+ Hệ thống sông, kênh rạch giúp thành phố Hồ Chí Minh trong sản xuất và sinh hoạt.

+ Phát triển du lịch sinh thái.

- Khó khăn:

+ Tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn thành phố có nhiều hạn chế về diện tích và phẩm chất.

+ Nhiều nơi chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày, ảnh hưởng rất lớn đến đời số và sinh hoạt.

+ Tài nguyên hạn chế, nên trong phát triển kinh tế chủ yếu phải chuyển từ các địa phương khác.

+ Khí hậu khô hạn gây thiếu nước vào mùa khô.

Chủ đề 3: Dân cư và lao động:

 -  Là thành phố đông dân nhất cả nước: số dân số toàn Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2020 là hơn 9 triệu người mật độ dân số đạt 4.292 người/km. Tuy nhiên, nếu tính thêm những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của TPHCM khoảng hơn 14 triệu người.

- Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.

- Cơ cấu dân số:

+  Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer,… Những người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.

+ Cơ cấu đân số theo tuổi : được đánh giá là thành phố có nguồn dân số trẻ dù cho tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm dần. Theo số liệu do cục Tổng điều tra dân số và nhà ở công bố, trên 23.9% dân số ở độ tuổi dưới 15 và 5.26% số dân có đổ tuổi từ trên 65 tuổi.

+ Thành phố Hồ Chí Minh luôn có tỷ số giới tính thấp nhất Việt Nam, luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào Thành phố Hồ Chí Minh luôn có số nữ nhiều hơn số nam.

- Phân bố dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều:

+ Theo thành thị và nông thôn: Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 6.742.098 người, chiếm 85% dân số toàn thành phố và dân số sống tại nông thôn đạt 1.699.804 người, chiếm 15% dân số.

+ Trong khi một số quận như 4, 5, 10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km².

Địa lí 12 Bài 44+45: Địa lí địa phương (Địa lí TP.Hồ Chí Minh) (ảnh 1)

Hình 44.3. Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 4 năm 2019)

=> Đánh giá

- Thuận lợi:

+ Vùng có số dân đông lại thu hút lượng lớn lao động nên nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn lợi cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư.

+ Lao động có trình độ chuyên môn cao bậc nhất của cả nước thuận lợi phát triển các ngành kinh tế yêu cầu trình độ chuyên môn kĩ thuật

- Khó khăn:

+ Thành phố Hồ Chí Minh gặp phải tình trạng quá tải dân số, tạo áp lực lớn lên nền kinh tế và đời sống người dân.

+ Hiện nay tình trạng gia tăng cơ học do tự di dân từ các tỉnh thành khác về TP. Hồ Chí Minh vẫn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư, các vấn đề về y tế, giáo dục khó đảm bảo; gây ô nhiễm môi trường; khó quản lý.

+ Vấn đề ô nhiễm môi trường.

+ Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô.

Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế- xã hội

Là vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước:

- Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đi đầu trong nền kinh tế Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài.

- Quy mô kinh tế Thành phố năm 2010 gấp 1,7 lần năm 2005, GDP bình quân đầu người năm 2010 ước 2.800 USD, gấp 1,68 lần so với năm 2005 (1.660 USD).

- Cơ cấu kinh tế:

+ Cơ cấu ngành kinh tế hiện đại nhất cả nước: Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm 1,7% trong cơ cấu GDP. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất với 51,6% (năm 2002).

Địa lí 12 Bài 44+45: Địa lí địa phương (Địa lí TP.Hồ Chí Minh) (ảnh 1)

Hình 44.4. Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002.

+ Xu hướng: chuyển biến tích cực, thể hiện rõ xu hướng lấy dịch vụ và công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao làm nền tảng phát triển. Từ năm 2006 tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đã cao hơn khu vực công nghiệp, từ đó cơ cấu kinh tế Thành phố đã chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả hơn; năm 2001 trong cơ cấu kinh tế Thành phố khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 52,6%, công nghiệp là 45,4%, nông nghiệp là 1,4%; đến năm 2005, dịch vụ là 50,6%, công nghiệp là 48,2%, nông nghiệp là 1,2% và đến năm 2010, dịch vụ chiếm tỷ trọng 54,5%, công nghiệp chiếm 44,3%, nông nghiệp chiếm 1,2%. Điều này cho thấy kinh tế Thành phố đang chuyển dần sang xu hướng nền kinh tế của đô thị phát triển theo hướng hiện đại hóa.

+ Cơ cấu theo thành phần kinh tế khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

⟹ Cơ cấu kinh tế trên thể hiện sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế , công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, ứng với vai trò là một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

- Các ngành kinh tế:

+ Khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp cao nhất trong GDP, tăng bình quân 12%/năm; về quy mô giá trị tăng gấp 1,8 lần so với giai đoạn 2001 – 2005; cơ cấu nội bộ các ngành dịch vụ chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, có lợi thế cạnh tranh như tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, du lịch, bưu chính – viễn thông, vận tải – cảng – kho bãi, khoa học – công nghệ, giáo dục và y tế chất lượng cao.

+ Công nghiệp :

            Tính đến nay, giá trị gia tăng công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 32,3% sản lượng công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đóng góp khoảng 16% quy mô sản xuất công nghiệp toàn quốc

            Là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước với cơ cấu đa dạng.  Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất.

+ Khu vực nông nghiệp có tốc độ giá trị gia tăng bình quân 4%/năm và chuyển dịch mạnh sang nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đúng định hướng, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.

- Hướng phát triển:

+ Thành phố tập trung thực hiện các nội dung trọng tâm, trong đó có tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế để phát triển kinh tế Thành phố nhanh và bền vững trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động.  

+ Xác định 3 mốc mục tiêu cụ thể theo tầm nhìn đến năm 2045 của Trung ương:

       Đến  năm 2025, TPHCM là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình .

        Đến năm 2030, là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, GRDP bình quân đầu người khoảng 13.000USD, là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.

         Tầm nhìn đến năm 2045, trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của Châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao, GRDP bình quân đầu người khoảng 37.000 USD, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.

Địa lí 12 Bài 44+45: Địa lí địa phương (Địa lí TP.Hồ Chí Minh) (ảnh 1)

Hình 44.5 Thành phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế phát triển nhất cả nước.

Chủ đề 5: Địa lí một số ngành kinh tế chính:

- Công nghiệp:

+ Gía trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 29,5 nghìn tỉ đồng năm 1995 lên 76,9 nghìn tỉ đồng năm 2002 (tính theo giá trị cố định năm 1994). Tính chung cho cả giai đoạn 1996 – 2002, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 13,2%. So với các tỉnh và thành phố khác.

+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước: Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố chiếm 25,5% của cả nước, 52,4% của Đông Nam Bộ, 53,8% của tứ giá công nghiệp (Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương – Vũng Tàu), gấp 5,7 lần tỉnh Bình Dương; 3,6 lần tỉnh Đồng Nai; 3,2 lần thành phố Hà Nội,...

+ Cơ cấu ngành đa dạng nhất cả nước với đầy đủ các ngành công nghiệp trong đó  nổi bật một số ngành: trong đó tỉ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu, có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao như: cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất và chế biến tinh lương thực thực phẩm đã tăng từ 53% năm 2005 lên 58,8% năm 2010 trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp. Công nghiệp công nghệ thông tin có mức doanh thu hàng năm chiếm khoảng 40% doanh thu của cả nước, góp phần đưa Thành phố trở thành một trung tâm hàng đầu về phát triển công nghệ thông tin của cả nước, với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm trong 4 năm 2006 – 2009 đạt 46,2%/năm.

+ Các ngành công nghiệp đang được cơ cấu lại, hướng vào ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; giảm dần các ngành thâm dụng lao động, gia công, các ngành ô nhiễm môi trường.. Tp. Hồ Chí Minh sẽ chuyển dịch dần từ hoạt động gia công lắp ráp, thâm hụt lao động sang hoạt động sản xuất, tiến đến xuất khẩu.

+ Thành phố tiếp tục phát triển khu công nghiệp công nghệ cao; bố trí sản xuất vào khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học; hạn chế thu hút các dự án đầu tư mới thâm dụng lao động phổ thông.

+ Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực công nghệ cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.

Địa lí 12 Bài 44+45: Địa lí địa phương (Địa lí TP.Hồ Chí Minh) (ảnh 1)

Hình 44.6. Sản xuất ti-vi tại Tổ hợp nhà máy Samsung Electronics, Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.

- Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. 

- Tài chính - ngân hàng: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.

- Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á. Có sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất cả nước.

- Du Lịch:

+ Trong khoảng 4,3 triệu khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2007, 3 triệu khách đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, tức khoảng 70%.Năm 2007 cũng là năm thành phố có được bước tiến mạnh mẽ, lượng khách tăng khoảng 12% so với 2006, doanh thu ngành du lịch đạt 19.500 tỷ VND, tăng 20%. Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng.

+ Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng viện bảo tàng. Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza,... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố.

Địa lí 12 Bài 44+45: Địa lí địa phương (Địa lí TP.Hồ Chí Minh) (ảnh 1)

Hình 44.7.  Dinh độc lập

- Là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

- Khó khăn:

+ Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế.

+  Đầu tư hạ tầng tại thành phố Hồ Chí Minh không tương xứng với vai trò kinh tế của nó do tỷ lệ ngân sách mà thành phố này được giữ lại ngày càng giảm.

+ Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn cần được quan tâm.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 12 hay, chi tiết khác:

Bài 1: Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập

Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam

Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)

1 4418 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: