SBT Ngữ văn 10 Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

1 2,919 11/08/2022
Tải về


Giải SBT Ngữ văn 10 Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) - Cánh diều

 (Đỗ Phủ)

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 1, SGK) Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Trả lời:

Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất.

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biệt? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?

Trả lời:

a. Câu 1 và 2 (Câu đề)

- Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm - Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:

+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.

+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt

- “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.

- “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm

→ Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm

→ Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả.

b. Câu 3 và 4 (Câu thực)

- Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:

+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”

+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.

+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.

- Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

→ Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.

→ Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách

→ Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo

→ Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chỉ ra cách gieo vần và phép đối được thể hiện trong bài thơ Đường luật Cảm xúc mùa thu.

Trả lời:

- Vần được gieo ở các câu l, 2, 4, 6, 8. Trong bài Cảm xúc mùa thu (bài 1) là vần “âm” (theo phiên âm).

- Phép đối được thực hiện ở hai câu thực và hai câu luận. Đối giữa các vế của câu trên với câu dưới, đối giữa hai câu với nhau.

+ Giữa / lòng sông / sóng / vọt lên / tận lưng trời,

Trên / cửa ải / mây / sa sầm / giáp mặt đất.

+ Khóm / cúc nở hoa đã hai lần / tuôn rơi nước mắt / ngày trước,

Con / thuyên lẻ loi / buộc mãi tấm lòng nhớ nơi / vườn cũ.

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Từ ngữ nào trong câu thơ “Cô chu nhất hệ cố viên tâm” chưa được chuyển tải thành công qua bản dịch thơ?

A. Cô chu

B. Nhất hệ

C. Cố viên tâm

D. Cả A và B

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Cố viên tâm

Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Bức tranh cảnh thu trong bài thơ đã thể hiện tình thu như thế nào?

A. Thể hiện tâm trạng lo lắng cho tình hình loạn lạc của đất nước

B. Thể hiện nỗi buồn nhớ quê hừơng

C. Thể hiện niềm thương cảm gia đình và bản thân khi phải sống tha hương

D. Cả A, B, C

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Cả A, B, C

Câu 6 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời:

Nỗi lòng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối là:

a. Câu 3 và 4

- Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:

+ Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.

→ Dù hiểu theo cách nào cùng thấy được tâm sự buồn của tác giả.

+ Cô chu – con thuyền cô độc

→ Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.

- Từ ngữ:

+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại

+ “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.

+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê (Lạc Dương), nhớ nước (Trường An – kinh đô nhà Đường).

- Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:

+ Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ

+ Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi

+ Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.

→ Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.

b. Câu 7 và 8

- Hình ảnh

+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét

+ Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới

→ Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục.

- Âm thanh: Tiếng chày đập vải

→ Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.

→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

Câu 7 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chỉ ra sự nhất quán giữa chủ để, nhan đề, nội dung cảm xúc và hình ảnh nghệ thuật trong toàn bộ tác phẩm. 

Trả lời:

- Chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng của con người.

Chủ đề này có sự gắn kết với nhan đề “Cảm xúc mùa thu”.

- Kết cấu của bài thơ có xoay quanh trục “thu hứng”, “cố viên tâm” (nhớ nơi vườn cũ)

Cả bài thơ từ chủ đề, nhan đề, nội dung cảm xúc, sự liên kết giữa các phần trong bài thơ và toàn bộ thi liệu (rừng thu, khí thu, hoa thu, tiếng thu, con người tuổi tác đã xế chiều,...) đều toát lên chất thu.

Sự vận động của tứ thơ từ thu cảnh đến thu tâm nhưng trong cảnh luôn có tâm và

tâm hoà quyện cùng cảnh đã thể hiện sự nhất quán của chất thu trong toàn bộ bài thơ.

Câu 8 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 “Cảm xúc mùa thu

(Thu hứng, bài 4)

(Đỗ Phủ)

Phiên âm:

Văn đạo Trường An tự dịch kì,

Bách niên thế sự bất thăng bị!

Vương hầu đệ trạch giai tân chủ,

Văn vũ y quan dị tích thì.

Trực bắc quan san kim cổ chân,

Chinh tây xa mã vũ thư trì!

Ngư long tịch mịch thu giang lãnh,

Có quốc bình cư hữu sở tư.

Dịch nghĩa:

Nghe nói đất Trường An(1) như bàn cờ,

Chuyện đời trăm năm buồn thương khôn xiết.

Nhà cửa của công hầu đều có chủ mới,

Áo mũ các quan văn võ đã khác ngày xưa.

Biên cương phía bắc vang tiếng trống đồng,

Xe ngựa miền tây(2) dong ruồi thư lông(3)

Cá rồng vắng vẻ trên sông thu lạnh lùng,

Có lúc chợt nhớ cảnh đất nước yên lành ngày trước.

(1) Trường An: kinh đô nhà Đường (Trung Quốc).

(2) Miền bắc đang có loạn, miễn tây có giặc Thổ Phồn, quân đội nhà Đường phải đi đánh dẹp vất vả.

(2) Thư lông: tờ thư, hịch có cài lông chim

Dịch thơ:

Nghe nói Trường An rối cuộc cờ,

Trăm năm sự thế đã buồn chưa.

Vương hầu dinh thự thay ngôi chủ,

Văn vũ cân đai khác bấy giờ.

Bắc ngóng ải đèo inh trống trận,

Tây dong xe ngựa rộn đường thư.

Cá rồng vắng vẻ sông thu lạnh,

Nước cũ ngày nao cứ tưởng mơ.”.

(KHƯƠNG HỮU DỤNG dịch, Thơ Đỗ Phủ, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)

a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.

b) Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến nội dung được phản ánh trong bài Cảm xúc mùa thu (bài 1)?

c) Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trước hiện thực mà bài thơ phản ảnh?

d) Hãy tìm các tiếng mang vần trong phần Phiên âm bài thơ. Chỉ ra các phép đối và tác dụng của chúng trong hai câu thực và hai câu luận ở phân Dịch nghĩa.

Trả lời:

a) Thể loại và bố cục của bài thơ:

- Đây là bài thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Đường luật.

- Nên chia bài thơ theo bố cục của một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, gồm: hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết.

b)

- Bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 4) viết về cảnh đất nước, quê hương đang bị biến đổi trong loạn lạc, chiến tranh, qua đó thể hiện tâm trạng lo lắng cho sự tồn vong của triều đại, đất nước và nỗi niềm mong muốn cho cuộc sống bình yên trở lại.

- Với nội dung phản ánh như vậy, rõ ràng bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 4) có mối quan hệ chặt chẽ với bài Cảm xúc mùa thu (bài 1). Cả hai bài thơ đều thông qua việc miêu tả quang cảnh mùa thu nơi xứ người để thể hiện nỗi lòng, tâm sự thương nhớ quê nhà, lo lắng cho vận mệnh đất nước của một người đang phải rời xa quê hương vì loạn lạc như Đỗ Phủ.

c) Tâm trạng của Đỗ Phủ thể hiện trong bài thơ:

Trước những thay đổi liên tục (như bàn cờ) ở kinh đô, trong triều đình do loạn An Lộc Sơn, ở vùng biên giới sự hỗn loạn cũng luôn xảy ra do sự xâm lấn của các tộc ngoại bang, nhà thơ Đỗ Phủ vô cùng lo lắng. Tấm lòng của ông luôn hướng về Trường An, về quê nhà, thể hiện sự lo lắng và trách nhiệm trữớc vận mệnh dân

tộc, mong muốn sự an lành cho quê hương đang chìm đắm trong loạn lạc.

d) - Các từ mang vần trong phần Phiên âm của bài thơ nắm ở cuối các câu l: kì, 2:

bi, 4: thì, 6: trì, 8: tư. Các từ mang vần có chức năng kết nối các câu với nhau tạo

nhịp điệu cho toàn bài thơ, chuyển tải một cách tốt nhất thông điệp của tác phẩm

đến người đọc, giúp họ dễ thuộc và dễ truyền tụng.

- Việc vận dụng phép đối và tác dụng của chúng trong hai câu thực và hai câu luận:

Nhà cửa / của công hầu / đều có / chủ mới,

Áo mũ / các quan văn võ / đã khác / ngày xưa.

Biên cương / phía bắc / vang / tiếng trống đồng,

Xe ngựa / miền tây / dong ruỗi / thư lông.

Quan sát bốn câu trên có thể thấy tác giả bài thơ đã vận dụng khá triệt để các phép đối: đối giữa hai câu thực với nhau, đối giữa hai câu luận với nhau. Danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ...; hình ảnh câu trên đối với hình ảnh câu dưới. Ở đây còn có thể nhận ra ít nhiều sự đối nhau giữa hai câu thực và hai câu luận theo hướng đối tương đồng, nghĩa là cùng hướng tới việc thể hiện sự loạn lạc, bất an của hiện thực đất nước.

Việc vận dụng phép đối giúp cho hình ánh được diễn tả trong các câu thơ trở nên nổi bật hơn, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, người nghe.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tự tình

Câu cá mùa thu (Thu điếu)

Bài tập tiếng Việt trang 27,28

Bài tập viết trang 29

1 2,919 11/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: