SBT Ngữ văn 10 Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Câu cá mùa thu (Thu điếu) sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

1 1,342 11/08/2022
Tải về


Giải SBT Ngữ văn 10 Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Cánh diều

 (Nguyễn Khuyến)

Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 1, SGK) Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Câu cá mùa thu. Xác định bố cục của bài thơ.

Trả lời:

- Hoàn cảnh của nhà thơ:

+ Được triều đình mời làm Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang) sau khi thực dân Pháp chiếm được thành Sơn Tây nhưng Nguyễn Khuyến đã kiên quyết từ chối, lấy lí do bị đau mắt nặng vì làm quan lúc này là làm tay sai cho giặc.

+ Nguyễn Khuyến từ quan về làng sống ẩn dật để bảo toàn khí tiết nhưng lòng vẫn hướng đến thời cuộc, lo lắng cho vận mệnh dân tộc.

- Có thể xác định bố cục bài thơ theo kết cấu: đề, thực, luận, kết.

Câu 2 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Xác định chủ đề bài thơ và cho biết nhan đề Câu cá mùa thu có liên hệ gì đến chủ đề đó?

Trả lời:

- Chủ đề bài thơ: Qua việc diễn tả thú vui câu cá vào mùa thu, nhà thơ thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên, cảnh vật, từ đó bộc lộ những tâm sự thầm kín về quê hương, đất nước.

- Nhan đề Câu cá mùa thu có liên quan mật thiết đến chủ đề bài thơ, thể hiện hành vi của chủ thể trữ tình nhưng ârn chứa sau đó là thế giới nội tâm nhiều trăn trở của tác giả.

Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Hãy phân tích để thấy được việc sử dụng vần đã góp phần tạo nên giá trị bài thơ.

Trả lời:

Việc sử dụng vần trong bài thơ là hết sức độc đáo, góp phần quan trọng tạo nên giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

- Nguyễn Khuyến đã sử dụng độc vận “eo” trong bài thơ. Đây là một vần rất khó sử dụng nhưng khi thành công thì sẽ góp phần tạo nên một bài thơ đặc sắc.

Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào? Hãy phân tích để thuyết phục mọi người về cách hiểu của em.

Trả lời:

"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

- Hình ảnh con người xuất hiện trực tiếp với tư thế ngồi bó gối, trong trạng thái trầm tư mặc tưởng. Nhà thơ ngồi câu cá mà chẳng chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình trước tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”. Không gian phải yên tĩnh lắm, tâm hồn nhà thơ phải trong trẻo lắm thì mới nghe rõ âm thanh nhỏ nhẹ như vậy.

- Từ “cá đâu” là cách hỏi vừa tạo nên sự mơ hồ trong không gian vừa gợi ra sự ngỡ ngàng của lòng người. Nhà thơ dường như mất cảm giác về không gian thực tại mà chìm đắm trong không gian suy tưởng nên không thể xác định rõ hướng gây ra tiếng động mặc dù đang ngồi trong một chiếc ao rất nhỏ.

- Nhà thơ câu cá mà chẳng phải để bắt cá. Câu chỉ là cái cớ để tìm sự thư thái trong tâm hồn. Trong lúc câu, thi nhân đã thâu tóm vào lòng những vẻ đẹp tinh diệu của đường nét, màu sắc, hình khối, sự vận động tinh tế, trong sáng của cảnh vật mùa thu. Cảnh thu tuy đẹp mà buồn, buồn vì quá quạnh quẽ, vắng lặng, buồn vì người ngắm cảnh cũng đang chất chứa nỗi niềm thế sự của kẻ sĩ trước cảnh vong quốc mà thân lại nhàn nhã.

Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

Trả lời:

- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ.

+ Điểm nhìn của tác giả từ chiếc thuyền câu. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Từ không gian ao làng bên trong thu mở rộng thành không gian mùa thu…

→ Cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động

- Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

+ Màu sắc: "nước trong veo", "sóng biếc", "trời xanh ngắt", "lá vàng".

+ Đường nét chuyển động: "sóng" - "hơi gợn tí", "lá" – "khẽ đưa vèo", "tầng mây" – "lơ lửng"

+ Hòa sắc tạo hình: bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

+ Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng “bé tẻo teo”.

→ Đó là nét riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ

→ Bức tranh thu trong sáng, thanh đạm mang hồn dân dã của làng quê nước Việt

Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Em có nhận xét gi về không gian được khắc hoạ trong bài thơ? Không gian ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của nhà nho ẩn dật Nguyễn Khuyến?

Trả lời:

Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn:

- Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: nước “trong veo” trên một không gian tĩnh, vắng người, ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

- Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ tạo ra âm thanh

- Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" → Không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật → Thủ pháp lấy động nói tĩnh.

→ Không gian đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

→ Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

Câu 7 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Qua bài Câu cá mùa thu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của Nguyễn Khuyến?

Trả lời:

- Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động. Phải yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên cảnh thu với màu sắc sống động, tươi sáng, mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. 

- Đặc biệt, hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng của nhà thơ:

  Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

→ Tác giả đi câu cá nhưng thực chất là suy tư, ngẫm ngợi về chuyện dân, chuyện nước, về nhân tình thế thái. Tác giả tuy ở ẩn nhưng không quay lưng với cuộc đời, vẫn nặng lòng với thời cuộc, với đất nước. 

Câu 8 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Hãy so sánh để chỉ ra một điểm giống nhau giữa bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và Cảm xúc mùa thu (bài 1) của Đỗ Phủ.

Trả lời:

Điểm giống nhau giữa bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và Cảm xúc mùa thu (bài 1) của Đỗ Phủ.

Giữa hai bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và Cảm xúc mùa thu (bài 1) của Đỗ Phủ có nhiều điểm chung trên các phương diện nội dung, nghệ thuật.

Ví dụ: tấm lòng đối với quê hương, đất nước trong buổi loạn li, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, việc sử dụng các phép đối, sự cô độc của bản thân trước hiện trạng đất nước,...

Câu 9 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Em hãy xác định luật bằng trắc trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến bằng cách điền bằng (B), trắc (T) vào ô trống tương ứng với mỗi tiếng theo bảng sau:

Thứ tự tiếng

1

2

3

4

5

6

7

Câu 1

Ao

thu

lạnh

lẽo

nước

trong

veo

B

B

T

T

T

B

B

Trả lời:

Thứ tự tiếng

1

2

3

4

5

6

7

Câu 1

Ao

thu

lạnh

lẽo

nước

trong

veo

B

B

T

T

T

B

B

Câu 2

Một

chiếc

thuyền

câu

tẻo

teo

T

T

B

B

T

T

B

Câu 3

Sóng

biếc

theo

làn

hơi

gợn

T

T

B

B

B

T

T

Câu 4

vàng

trước

ngõ

khẽ

đưa

vèo

T

B

T

T

T

B

B

Câu 5

Tầng

mây

lửng

trời

xanh

ngắt

B

B

B

T

B

B

T

Câu 6

Ngõ

trúc

quanh

co

khách

vắng

teo

T

T

B

B

T

T

B

Câu 7

Tựa

gối

buông

cần

câu

chẳng

được

T

T

B

B

B

T

T

Câu 8

đâu

đớp

động

dưới

chân

bèo

T

B

T

T

T

B

B

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

Tự tình

Bài tập tiếng Việt trang 27,28

Bài tập viết trang 29

1 1,342 11/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: