Sách bài tập Tin học 7 Bài 3 (Cánh diều): Làm quen với trang tính (tiếp theo)

Với giải sách bài tập Tin học 7 Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo) sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 7 Bài 3.

1 646 lượt xem
Tải về


Giải sách bài tập Tin học lớp 7 Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo) - Cánh diều

Giải SBT Tin học 7 trang 20

Câu E16 trang 20 SBT Tin học 7: Hãy chọn câu đúng:

Nháy chuột chọn một ô, trong hộp tên xuất hiện:

1) Địa chỉ ô đó.

2) Dữ liệu trong ô đó.

3) Công thức trong ô đó.

4) Tên ô đó.

Trả lời:

Đáp án đúng là:

1) Địa chỉ ô đó.

4) Tên ô đó.

Khi nháy chuột chọn một ô, trong hộp tên xuất hiện: địa chỉ ô đó (tên ô đó).

Câu E17 trang 20 SBT Tin học 7: Trong các câu sau, câu nào sai?

1) Gõ nhập địa chỉ ô vào hộp tên và nhấn Enter thì ô đó được chọn.

2) Gõ nhập địa chỉ khối ô vào hộp tên và nhấn Enter thì khối ô đó được chọn.

3) Sau khi đánh dấu chọn khối ô thì địa chỉ khối xuất hiện trong hộp tên.

4) Sau khi đánh dấu chọn khối ô thì địa chỉ ô góc bên trái của khối ô xuất hiện trong hộp tên.

Trả lời:

Câu sai là: 3)

Vì sau khi đánh dấu chọn khối ô thì địa chỉ ô góc bên trái của khối ô xuất hiện trong hộp tên.

Câu E18 trang 20 SBT Tin học 7: Nháy chuột chọn một ô đã có dữ liệu:

1) Trường hợp nào thì dữ liệu nhìn thấy trong ô này và trong thanh công thức giống nhau?

2) Trường hợp nào thì dữ liệu nhìn thấy trong ô này và trong thanh công thức khác nhau?

Trả lời:

1) Nếu trong ô là dữ liệu trực tiếp thì những gì nhìn thấy trong ô này và trong thanh công thức sẽ giống nhau.

2) Nếu trong ô là công thức thì ta nhìn thấy trong thanh công thức dấu = và công thức tính, còn trong ô là kết quả tính được.

Câu E19 trang 20 SBT Tin học 7: Để viết địa chỉ khối ô, cách viết nào dưới đây là đúng? Cách viết nào là sai và sai ở chỗ nào?

1) C3:F10

2) C3;F10

3) C3.F10

4) C3-F10

5) 3C:10F

Trả lời:

1) C3:F10 đúng.

2) C3;F10 sai, vì dùng dấu chấm phẩy (;)

3) Ce.F10 sai, vì dùng dấu chấm (.)

4) C3-F10 sai, vì dùng dấu gạch ngang (-)

5) 3C:10F sai, vì do địa chỉ ô trên trái và ô dưới phải viết không đúng mẫu.

Giải SBT Tin học 7 trang 21

Câu E20 trang 21 SBT Tin học 7: Có 12 kí hiệu sau đây:

1) 012                   4) X            7) 3D5E               10) 3D:5E

2) C12                  5) 12C         8) C12: D4            11) C12D4

3) 12                     6) ZA          9) AĐ                   12) III123

Hãy cho biết mỗi kí hiệu thuộc loại gì: 1) Tên hàng; 2) Tên cột; 3) Địa chỉ ô; 4) Địa chỉ khối; 5) Không phải là một trong 4 loại trên.

Nếu nó “không phải là một trong 4 loại trên” thì viết “không” và giải thích tại sao?

Trả lời:

1) 012: Không. Tên hàng không bắt đầu bằng số 0.                                      

2) C12: Địa chỉ ô tính.                                

3) 12: Tên hàng.                                                   

4) X: Tên cột.

5) 12C: Không. Vì số đứng trước chữ, viết sai mẫu địa chỉ ô tính.

6) ZA: Tên cột

7) 3D5E: Không. Chỉ là chữ và số đen xen nhau ko có ý nghĩa gì.

8) C12: D4: Không, vì viết địa chị khối sai mẫu.

9) AĐ : Không, vì không có chữ Đ trong tên cột.

10) 3D:5E: Không, viết địa chỉ ô sai mẫu.

11) C12D4: Không, vì thiếu dấu hai chấm (:) phân cách, viết sai mẫu địa chỉ khối ô tính.

12) III123: Địa chỉ ô.

Câu E21 trang 21 SBT Tin học 7: Cho địa chỉ khối ô D4: G9. Hãy cho biết:

1) Khối ô này nằm trên những hàng nào, cột nào?

2) Trong khối ô này, địa chỉ ô ở góc bên trái, dưới phải, trên phải, dưới trái là gì?

Trả lời:

1) Khối ô nằm trên các hàng 4, 5, 6, 7, 8, 9 và trên các cột D, E, F, G.

2) Địa chỉ ô góc trên trái D4, góc dưới phải G9, góc trên phải là G4, góc dưới trái là D9.

Câu E22 trang 21 SBT Tin học 7: Sau khi đánh dấu chọn một khối ô dữ liệu thì có những thông tin gì về khối ô xuất hiện trong thanh trạng thái của cửa sổ Excel?

Trả lời:

Những thông tin sẽ xuất hiện:

- Số lượng các ô sẽ có số liệu (COUNT)

- Tổng các số trong khối (SUM)

- Trung bình cộng các số trong khối (AVERAGE)

Xem thêm lời giải sách bài tập Tin học lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng

Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử

Bài 2: Làm quen với trang tính

Bài 4: Định dạng hiển thị dữ liệu số

1 646 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: