Sách bài tập Hóa học 10 Bài 6 (Cánh diều): Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Với giải sách bài tập Hóa học 10 Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hóa học 10 Bài 6. 

1 688 lượt xem
Tải về


Giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 6.1 trang 17 SBT Hóa học 10: Chọn phương án đúng để hoàn thành các câu sau:

a) Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ...(1)... trong bảng tuần hoàn. Mỗi hàng trong bảng tuần hoàn được gọi là một ...(2)... Mỗi cột trong bảng tuần hoàn được gọi là một ...(3)...

A. (1) nhóm, (2) chu kì, (3) ô.

B. (1) ô, (2) chu kì, (3) nhóm.

C. (1) ô, (2) họ, (3) nhóm.

D. (1) ô, (2) chu kì, (3) nhóm chính.

b) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học do Mendeleev đề xuất, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của ...(1).... Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hiện đại, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của ...(2)....

A. (1) số electron hoá trị, (2) khối lượng nguyên tử.

B. (1) số hiệu nguyên tử, (2) khối lượng nguyên tử.

C. (1) khối lượng nguyên tử, (2) số hiệu nguyên tử.

D. (1) số electron hóa trị, (2) số hiệu nguyên tử.

Lời giải:

a) Đáp án đúng là: B

Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một (1) ô trong bảng tuần hoàn. Mỗi hàng trong bảng tuần hoàn được gọi là một (2) chu kì. Mỗi cột trong bảng tuần hoàn được gọi là một (3) nhóm.

b) Đáp án đúng là: C

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học do Mendeleev đề xuất, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của (1) khối lượng nguyên tử. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hiện đại, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của (2) số hiệu nguyên tử.

Bài 6.2 trang 17 SBT Hóa học 10: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học bằng

A. số thứ tự của ô nguyên tố.

B. số thứ tự của chu kì.

C. số thứ tự của nhóm.

D. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học bằng số thứ tự của ô nguyên tố.

Bài 6.3 trang 17 SBT Hóa học 10: Mỗi phát biểu sau đây về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là đúng hay sai?

(1) Số thứ tự của nhóm luôn luôn bằng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố thuộc nhóm đó.

(2) Số electron ở lớp vỏ ngoài cùng càng lớn thì số thứ tự của nhóm càng lớn.

(3) Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron.

(4) Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột có cùng số electron hoá trị.

Lời giải:

Phát biểu (1) sai vì chỉ các nguyên tố nhóm A thì số thứ tự của nhóm luôn luôn bằng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố thuộc nhóm đó.

Phát biểu (2) sai. Ví dụ Fe thuộc nhóm VIIIB nhưng chỉ có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Phát biểu (3) và (4) đúng.

Bài 6.4 trang 18 SBT Hóa học 10: Hình bên mô tả ô nguyên tố của vàng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Sách bài tập Hóa học 10 Bài 6 (Cánh diều): Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học  (ảnh 1)

Những thông tin thu được từ ô nguyên tố này là:

A. Vàng có kí hiệu là Au, nguyên tử có 79 proton, nguyên tử khối trung bình là 196,97.

B. Vàng và các hợp chất của vàng có kí hiệu là Au, có số hiệu nguyên tử là 79, nguyên tử khối trung bình là 196,97.

C. Vàng và các hợp chất của vàng có kí hiệu là Au, có số hiệu nguyên tử là 79, vàng có hai đồng vị với số khối là 196 và 197.

D. Vàng có kí hiệu là Au, số hiệu nguyên tử là 79, có hai đồng vị với số khối là 196 và 197.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Dựa vào các thông tin ở ô nguyên tố xác định được: Vàng có kí hiệu là Au, nguyên tử có 79 proton, nguyên tử khối trung bình là 196,97.

Bài 6.5 trang 18 SBT Hóa học 10: Cấu hình electron của nguyên tử oxygen là 1s22s22p4. Vị trí của oxygen trong bảng tuần hoàn là:

A. ô số 6, chu kì 2, nhóm VIA.

B. ô số 6, chu kì 3, nhóm VIB.

C. ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA.

D. ô số 8, chu kì 2, nhóm VIB.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Oxygen có 8 electron nên Z = 8, oxygen ở ô số 8 trong bảng tuần hoàn.

Oxygen ở chu kì 2 (do có 2 lớp electron); nhóm VIA (do 6 electron hóa trị, nguyên tố p).

Bài 6.6 trang 18 SBT Hóa học 10: Cấu hình electron của nguyên tử sắt là 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn là:

A. ô số 26, chu kì 3, nhóm VIIIB.

B. ô số 26, chu kì 3, nhóm VIIIA.

C. ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIA.

D. ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Từ cấu hình electron của Fe xác định sắt có 26 electron, số hiệu nguyên tử là 26. Vậy sắt ở:

+ Ô thứ 26 (do Z = 26)

+ Chu kì 4 (do có 4 lớp electron)

+ Nhóm VIIIB (do nguyên tố d, cấu hình electron lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng: 3d64s2).

Bài 6.7 trang 18 SBT Hóa học 10: Cấu hình electron của fluorine là 1s22s22p5, của chlorine là 1s22s22p63s23p5. Những phát biểu nào sau đây là đúng?

A. F và Cl nằm ở cùng một nhóm.

B. F và Cl có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.

C. F và Cl có số electron lớp ngoài cùng khác nhau.

D. F và Cl nằm ở cùng một chu kì.

E. Số thứ tự chu kì của Cl lớn hơn F.

G. Cl là nguyên tố nhóm B, F là nguyên tố nhóm A.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, B, E

F và Cl cùng có 7 electron ở lớp ngoài cùng, cùng thuộc nhóm VIIA, tuy nhiên Cl ở chu kì 3 còn F ở chu kì 2.

Bài 6.8 trang 18 SBT Hóa học 10: Hãy ghép mỗi cấu hình electron ở cột A với mô tả thích hợp về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn ở cột B.

Cột A

Cột B

a) 1s22s22p6

b) [Ar]3d54s1

c) [He]2s22p1

d) 1s22s22p63s1

1. Nguyên tố nhóm IIIA

2. Nguyên tố ở ô thứ 11

3. Nguyên tố ở nhóm VIIIA

4. Nguyên tố ở chu kì 4

Lời giải:

- a ghép với 3, giải thích:

Dựa vào cấu hình electron 1s22s22p6 xác định nguyên tố thuộc nhóm VIIIA (do nguyên tố p, cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng ns2np6).

- b ghép với 4, giải thích:

Dựa vào cấu hình electron [Ar]3d54s1 xác định nguyên tố thuộc chu kì 4 (do có 4 lớp electron).

- c ghép với 1, giải thích:

Dựa vào cấu hình electron [He]2s22p1 xác định nguyên tố thuộc nhóm IIIA (do nguyên tố p, cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng ns2np1).

- d ghép với 2, giải thích:

Dựa vào cấu hình electron 1s22s22p63s1 xác định nguyên tử có 11 electron vậy Z = 11, nguyên tố thuộc ô 11 trong bảng tuần hoàn.

Bài 6.9 trang 19 SBT Hóa học 10: Cho cấu hình electron các nguyên tố sau đây: Na: [Ne]3s1, Cr: [Ar]3d54s1, Br: [Ar]3d104s24p5, F: 1s22s22p5, Cu: [Ar]3d104s1. Số nguyên tố thuộc khối s, p, d trong các nguyên tố trên lần lượt là:

A. 2, 1, 2.

B. 1, 2, 2.

C. 1, 1, 3.

D. Không xác định được.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Nguyên tố s là nguyên tố nhóm A mà nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1÷2. Nguyên tố thuộc khối s: Na: [Ne]3s1.

- Nguyên tố p là nguyên tố nhóm A mà nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np1÷6. Nguyên tố thuộc khối p: Br: [Ar]3d104s24p5 và F: 1s22s22p5.

- Nguyên tố d là nguyên tố nhóm B mà nguyên tử có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng là (n – 1)d1÷10ns1÷2. Nguyên tố thuộc khối d: Cr: [Ar]3d54s1 và Cu: [Ar]3d104s1.

Bài 6.10 trang 19 SBT Hóa học 10: Những nguyên tố được xếp riêng bên dưới bảng tuần hoàn thuộc khối nguyên tố nào?

A. s.

B. p.

C. d.

D. f.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các nguyên tố f được xếp riêng bên dưới bảng tuần hoàn.

Bài 6.11 trang 19 SBT Hóa học 10: Hãy giải thích vì sao khối nguyên tố s trong bảng tuần hoàn chỉ có hai cột trong khi khối nguyên tố p có sáu cột.

Lời giải:

- Khối s là các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1÷2, tức là cấu hình electron đang hoàn thành phân lớp s. Phân lớp s chỉ chứa tối đa 2 electron, nên khối s chỉ có 2 cột, ứng với hai cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1 và ns2.

- Tương tự, khối p là các nguyên tố mà cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np1÷6, tức là cấu hình electron đang hoàn thành phân lớp p. Phân lớp p chứa tối đa 6 electron nên khối p có 6 cột, ứng với 6 cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np1; ns2np2; ns2np3; ns2np4; ns2np5; ns2np6.

Bài 6.12 trang 19 SBT Hóa học 10: Vì sao số lượng các nguyên tố trong các chu kì của bảng tuần hoàn có sự khác biệt: chu kì 1 có 2 nguyên tố, mỗi chu kì 2 và 3 có 8 nguyên tố; chu kì 4 có 18 nguyên tố?

Lời giải:

Vì chu kì là tập hợp các nguyên tố có cùng số lớp electron nên số lượng các ô trong một chu kì bằng số lượng electron trong một lớp.

Ở lớp thứ nhất chỉ chứa tối đa 2 electron (vào phân lớp 1s); ở lớp thứ hai chỉ chứa tối đa 8 electron (vào phân lớp 2s, 2p) nên chu kì 1 có 2 nguyên tố và chu kì 2 có 8 nguyên tố.

Với chu kì 3, sau khi điền đầy đủ phân lớp 3s và 3p (8 electron ứng với số lượng 8 nguyên tố), thì chuyển sang điền electron vào phân lớp 4s chứ không phải 3d, nên chu kì 3 chỉ có 8 nguyên tố.

Chu kì 4 sẽ hoàn thiện các phân lớp 4s, 4p (tổng số electron tối đa trên các phân lớp này là 8 electron) và cả phân lớp 3d (tối đa 10 electron) nên chu kì 4 có 18 nguyên tố.

Bài 6.13 trang 19 SBT Hóa học 10: Calcium (Ca) là nguyên tố kim loại chiếm khối lượng nhiều nhất trong cơ thể con người. Răng và xương là các bộ phận chứa nhiều calcium nhất. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20. Hãy xác định vị trí của calcium trong bảng tuần hoàn.

Lời giải:

Cấu hình electron Ca (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2. Vậy Ca ở:

+ Ô thứ 20 (do Z = 20)

+ Chu kì 4 (do có 4 lớp electron)

+ Nhóm IIA (do nguyên tố s, 2 electron ở lớp ngoài cùng).

Bài 6.14 trang 19 SBT Hóa học 10: Em cần giải một mật mã sử dụng các kí hiệu nguyên tố để xác định các chữ cái trong mật mã. Quy tắc của mật mã như sau:

(1) Cho một dãy số, trong đó mỗi số là tổng của số hiệu nguyên tử và số lớp electron của một nguyên tử ứng với một nguyên tố hoá học.

(2) Chữ cái đầu tiên trong kí hiệu hoá học của mỗi nguyên tố thu được từ việc giải mã dãy số ở quy tắc thứ nhất sẽ tương ứng với một chữ cái trong mật mã.

Em hãy thử giải mật mã theo quy tắc trên với dãy số sau: 8, 2, 69, 29, 58, 19, 26, 42, 76 (các chữ cái của mật mã sắp xếp theo đúng thứ tự tương ứng với các con số).

Lời giải:

Dựa vào bảng tuần hoàn ta có thể xác định được số thứ tự của chu kì của nguyên tố đó, cũng tức là số lớp electron chỉ có thể nằm trong khoảng từ 1 đến 7. Kết quả thu được như sau:

Số trong

dãy số

Số lớp electron (số thứ tự chu kì)

Số hiệu nguyên tử

Kí hiệu nguyên tố

Kí hiệu

mật mã

8

2

6

C

C

2

1

1

H

H

69

6

63

Eu

E

29

4

25

Mn

M

58

5

53

I

I

19

3

16

S

S

26

4

22

Ti

T

42

5

37

Rb

R

76

6

70

Yb

Y

Mật mã: CHEMISTRY

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 9: Quy tắc octet

Bài 10: Liên kết ion

Bài 11: Liên kết cộng hóa trị

1 688 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: