Sách bài tập Địa lí 7 Bài 20 (Cánh diều): Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm

Với giải sách bài tập Địa lí 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Địa lí 7 Bài 20.

1 688 06/12/2022
Tải về


Giải sách bài tập Địa lí lớp 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm - Cánh diều

Giải SBT Địa lí 7 trang 81

Câu 1 trang 81 SBT Địa lí 7: Châu Đại Dương bao gồm

A. lục địa Ô-xtrây-li-a và đảo Niu Di-len.

B. lục địa Ô-xtrây-li-a và đảo Niu Ghi-nê.

C. lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo núi lửa thuộc Ân Độ Dương.

D. lục địa Ô-xtrây-li-a và rất nhiều đảo, quần đảo ở Thái Bình Dương.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 81 SBT Địa lí 7: Lục địa Ô-xtrây-li-a tiếp giáp với

A. châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

B. Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.

C. Nam Đại Dương, Thái Bình Dương.

D. Ấn Độ Dương và các biến của Thái Bình Dương.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 81 SBT Địa lí 7: Nghèo khoáng sản, khí hậu nóng ẩm quanh năm, rừng phát triển là đặc điểm tự nhiên của

A. lục địa Ô-xtrây-li-a.

B. phía bắc lục địa Ô-xtrây-li-a.

C. phía tây lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. phần lớn các đảo của châu Đại Dương.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 4 trang 81 SBT Địa lí 7: Thảm thực vật nào sau đây hình thành trên các đảo và quần đảo châu Đại Dương?

A. Rừng ôn đới lá rộng.

B. Rừng xích đạo.

C. Rừng cận nhiệt đới.

D. Rừng ôn đới lá kim.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Giải SBT Địa lí 7 trang 82

Câu 5 trang 82 SBT Địa lí 7: Đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu

A. khổ hạn.

B. lạnh giá.

C. ẩm ướt.

D. ôn hoà.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 82 SBT Địa lí 7: Lục địa Ô-xtrây-li-a có hệ thực vật và động vật độc đáo cho

A. sự phát triển của công nghệ gen.

B. khí hậu khô nóng, nhiều hoang mạc.

C. được nhập khẩu từ các lục địa khác.

D. cách biệt với phần còn lại của thế giới.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 7 trang 82 SBT Địa lí 7: Vì sao ở lục địa Ô-xtrây-li-a hoang mạc lại phát triển mạnh và mở rộng sát ra biển?

Trả lời:

- Đường chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa Ô-xtrây-li-a làm cho phần lớn lãnh thổ nằm ở khu vực áp cao chí tuyến, nên có khí hậu nóng và ít mưa, hoang mạc phát triển.

- Ven biển có dòng biển lạnh, có dãy núi chắn gió ẩm từ biển thổi vào nên ít mưa.

Câu 8 trang 82 SBT Địa lí 7: Quan sát hình sau:

Sách bài tập Địa lí 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm - Cánh diều (ảnh 1)

a) Hãy cho biết tên các đới và kiểu khí hậu ở lục địa Ô-xtrây-li-a.

b) Kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn diện tích ở lục địa Ô-xtrây-li-a?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Các đới khí hậu ở lục địa Ô-xtrây-li-a:

+ Đới khí hậu xích đạo.

+ Đới khí hậu nhiệt đới.

+ Đới khí hậu cận nhiệt đới.

+ Đới khí hậu ôn đới.

- Các kiểu khí hậu ở lục địa Ô-xtrây-li-a:

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Khí hậu nhiệt đới lục địa.

+ Khí hậu cận nhiệt lục địa.

+ Khí hậu cận nhiệt hải dương.

+ Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

+ Khí hậu ôn đới hải dương.

Yêu cầu b) Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa chiếm phần lớn diện tích ở lục địa Ô-xtrây-li-a

Giải SBT Địa lí 7 trang 83

Câu 9 trang 83 SBT Địa lí 7: Quan sát hình 20.2, hãy tìm hiểu và giới thiệu về loài động vật này.

Sách bài tập Địa lí 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

(*) Giới thiệu về: chuột túi

- Chuột túi thuộc họ Macropods (họ chân lớn) được xếp vào dòng thú có túi.  Trên thế giới, đây là dòng chuột duy nhất không được xếp vào bộ gặm nhấm hay bộ chuột.

- Chuột túi Kangaroo chính là biểu tượng đặc trưng của đất nước Úc. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dòng chuột túi: chuột túi đen, chuột túi đỏ, chuột túi cây, chuột túi xám….

- Chuột túi Úc, được biết đến là loài chuột duy nhất nhảy bằng 2 chân sau để di chuyển. Những chú chuột túi là một trong những loài động vật sở kích thước cơ thể vô cùng lớn. Khi trưởng thành một con chuột Úc dài khoảng 85- 105 cm.

- Chưa tính đến phần đuôi, chỉ tính phần thân của chuột túi. Phần đuôi của chuột túi thường rất dài, chiều dài dao động trong khoảng từ 65 đến 85cm. Trung bình cân nặng của Kangaroo cái chỉ dao động từ 18 – 40kg, trong khi đó con đực có thể nặng từ 55 – 90kg.

- Chuột túi có phần đầu gần giống với nai và hươu, không giống với bất cứ loài chuột nào khác. Chúng có phần mõm khá vuông  lớn, hàm răng đề, mũi có màu đen nhánh. Đôi mắt to tròn thường có màu đen hoặc màu nâu (mắt của chúng có thể nhìn trong tầm 300 độ).

- Đôi tai của chúng thường dựng đứng và khá to. Chuột túi Úc có thân hình rất chắc và tương đối to. Chúng có 4 chi, 2 chi sau dài còn hai chi trước ít phát triển nên ngắn hơn.

- Một điểm đặc biệt khác của dòng chuột túi tại Úc chính là phần túi bụng – đây chính là bộ phận để bảo vệ, nuôi dưỡng những đứa con của chúng đến khi trưởng thành.

- Khi còn nhỏ chuột túi Kangaroo thường sẽ không có lông, bộ lông tới tuổi trưởng thành sẽ phát triển. Lông của chuột túi khá xù và dày. Tùy thuộc vào từng dòng chuột túi mà màu sắc của bộ lông cũng khác nhau. Một số loài có màu xám, cũng có loài màu đỏ màu nâu vàng hoặc màu đen.

- Đặc điểm lớn nhất của chuột túi chính là khả năng đi và nhảy bằng  2 chân giống với con người. Khi di chuyển chậm, chúng sẽ thường đi bằng cả 4 chân. Khi cần tăng tốc độ chúng sẽ di chuyển bằng 2 chân với phương pháp nhảy (khi nhảy cao phần đuôi lớn giúp chúng giữ thăng bằng). Chuột túi tốc độ nhảy trung bình là khoảng 25km/h, tốc độ lớn nhất lên đến 70km/h.

Xem thêm lời giải sách bài tập Địa lí lớp 7 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 19: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn

Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác. Sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Bài 22: Châu Nam Cực

Chủ đề 1: Các cuộc đại phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI

Chủ đề 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 7 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương

1 688 06/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: