Chương 5 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa do Văn phòng Quốc hội ban hành: Quản lý nhà nước về di sản văn hóa
Số hiệu: | 10/VBHN-VPQH | Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Hạnh Phúc |
Ngày ban hành: | 23/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 23/07/2013 |
Ngày công báo: | 08/08/2013 | Số công báo: | Từ số 463 đến số 464 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa.
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa.
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[52] chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[53] để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Nội dung hợp tác quốc tế về di sản văn hóa bao gồm:
1. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Tham gia các tổ chức và điều ước quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
3. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ di tích, xây dựng bảo tàng, khai quật khảo cổ.
4. Trao đổi các cuộc triển lãm về di sản văn hóa.
5. Hợp tác trong việc bảo hộ di sản văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài.
6. Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Thanh tra nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch[54] thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa, có nhiệm vụ:
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa.
2. Thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
4. Tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hóa.
5. Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di sản văn hóa.
Đối tượng thanh tra có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Yêu cầu đoàn thanh tra xuất trình quyết định thanh tra, thanh tra viên xuất trình thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra.
2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận thanh tra khi thấy có căn cứ cho là không đúng pháp luật.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra.
4. Thực hiện yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên, tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ; chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về di sản văn hóa.
2. Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
3. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
STATE MANAGEMENT OVER CULTURAL HERITAGE
SECTION 1. CONTENTS OF STATE MANAGEMENT OVER CULTURAL HERITAGE AND REGULATORY AGENCIES IN CULTURAL HERITAGE
Contents of state management over cultural heritage include:
1. Developing strategies, planning, plans and policies for development of protection and promotion of the value of cultural heritage and directing the implementation thereof.
2. Issuing and organizing implementation of legal documents on cultural heritage.
3. Organizing and directing protection and promotion of the value of cultural heritage; disseminating information about and educating the law on cultural heritage;
4. Organizing and managing scientific research; providing training and refresher training for officials in charge of cultural heritage;
5. Mobilizing, managing and using resources to protect and promote the value of cultural heritage.
6. Organizing and directing commendation for protection and promotion of the value of cultural heritage;
7. Organizing and managing international cooperation in protection and promotion of the value of cultural heritage;
8. Inspecting and examining observance of the law, settlement of complaints and denunciations and handling of violations against the law on cultural heritage.
1. The Government shall unify state management over cultural heritage.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism [52] shall be responsible to the Government for state management over cultural heritage.
3. The ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies shall be responsible for state management over cultural heritage under assignment of the Government.
The Government shall elaborate the responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies and Governmental agencies for cooperation with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in unification of state management over cultural heritage.
4. The People’s Committees of all levels shall, within the scope of their tasks and powers, exercise state management over cultural heritage in their local areas under assignment of the Government.
The national council for cultural heritage is an advisory council of the Prime Minister for cultural heritage.
The Prime Minister elaborates the organization and operation of the national council for cultural heritage.
SECTION 2. RESOURCES FOR PROTECTION AND PROMOTION OF THE VALUE OF CULTURAL HERITAGE
The State shall encourage and create favorable conditions for associations of literature and arts, science and technology to take part in protection and promotion of the value of cultural heritage.
The State shall encourage private sector involvement in protection and promotion of the value of cultural heritage.
Financial sources for protection and promotion of the value of tangible cultural heritage include:
1. State budget.
2. Revenues from use and promotion of the value of cultural heritage.
3. Financial assistance and contributions from domestic and foreign organizations and individuals.
The State shall prioritize the State budget’s investment in protection and promotion of the typical value of special national monuments, national museums, national treasures, historical revolutionary monuments and intangible cultural heritage.
Organizations and individuals that are owners of monuments, collections and/or museums or are assigned to manage and use them shall be entitled to collect visiting fee and charge for use of such monuments, collections and museums according to the provisions of law.
1. The State shall encourage organizations and individuals to contribute or provide financial assistance for protection and promotion of the value of cultural heritage.
2. The contribution and financial assistance for protection and promotion of the value of cultural heritage shall be considered and acknowledged in appropriate forms.
Financial sources for protection and promotion of the value of cultural heritage shall be managed and used for the right purposes, in an effective manner.
SECTION 3. INTERNATIONAL COOPERATION IN CULTURAL HERITAGE
The State shall adopt policies and measures for improving cooperative relationship with foreign countries, organizations and individuals in the protection and promotion of the value of cultural heritage on the basis of respect for each other’s independence, national sovereignty, equality and mutual benefit, in accordance with the provisions of Vietnamese laws and international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or a participant, thereby contributing to promotion of the value of the world cultural heritage, and friendship cooperation and mutual understanding among nations.
The State shall encourage overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals to take part in protection and promotion of the value of the Vietnamese cultural heritage according to the provisions of law.
Contents of international cooperation in cultural heritage include:
1. Developing and carrying out projects and programs on international cooperation in the protection and promotion of the value of cultural heritage;
2. Taking part in international organizations and treaties on the protection and promotion of the value of cultural heritage;
3. Conducting scientific research, applying scientific advances and transferring modern technologies to preservation and conservation of monuments, construction of museums and archaeological excavation;
4. Exchanging exhibitions of cultural heritage;
5. Cooperating in the protection of Vietnamese cultural heritage in foreign countries;
6. Providing training and refresher training, exchanging information and experience in the protection and promotion of the value of cultural heritage.
SECTION 4. INSPECTION AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS OF CULTURAL HERITAGE
The state inspectorate in charge of culture, sports and tourism, which conducts specialized inspection of cultural heritage, shall have the following tasks:
1. Inspect the observance of the law on cultural heritage;
2. Inspect the implementation of plans and planning on the protection and promotion of the value of cultural heritage.
3. Detect, prevent and handle violations against law on cultural heritage under its competence
4. Receive and propose the settlement of complaints and denunciations of cultural heritage;
5. Propose measures to ensure the enforcement of the law on cultural heritage.
An inspected entity shall have the following rights and obligations:
1. Request inspectorate to present inspection decisions, inspectors to present their inspection cards and strictly comply with the law on inspection;
2. Lodge complaints, denunciations or institution of legal proceedings to competent authorities about inspection decisions, acts of inspectors or inspection conclusions when they have grounds to believe that such decisions, acts or conclusions are contrary to law;
3. Claim compensations for damage caused by handling measures adopted by inspectorate or inspectors that are contrary to law;
4. Satisfy the requests of inspectorate and inspectors, create conditions for inspectors to perform their tasks; abide by handling decisions of inspectorate and inspectors according to provisions of law.
1. Organizations and individuals shall be entitled to lodge complaints or institution of legal proceedings in administrative decisions or administrative acts of agencies, organizations and/or individuals competent to enforce the law on cultural heritage.
2. Individuals shall be entitled to denounce violations against the law on cultural heritage to competent agencies, organizations and/or individuals.
3. The competence and procedures for settlement of complaints, denunciations and institution of legal proceedings shall comply with the provisions of law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực