Chương III Thông tư 34/2024/TT-NHNN quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng : Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài
Số hiệu: | 34/2024/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 30/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 25/07/2024 | Số công báo: | Từ số 855 đến số 856 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện ở Việt Nam của TCTD nước ngoài
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 34/2024/TT-NHNN ngày 30/6/2024 quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Trong đó có các quy định về hồ sơ, thủ tục khi thay đổi địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng (sau đây gọi là văn phòng đại diện nước ngoài).
Trình tự, thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện ở Việt Nam của TCTD nước ngoài
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 34/2024/TT-NHNN khi văn phòng đại diện nước ngoài thay đổi địa bàn đặt trụ sở khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi văn phòng đại diện nước ngoài đang đặt trụ sở thì phải thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 34/2024/TT-NHNN quy định trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép thực hiện như sau:
- Văn phòng đại diện nước ngoài lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở (đối với trường hợp thay đổi tên, gia hạn thời hạn hoạt động) hoặc gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi dự kiến chuyển trụ sở đến (đối với trường hợp thay đổi địa bàn đặt trụ sở). Đối với trường hợp gia hạn thời hạn hoạt động, thời hạn gửi hồ sơ tối thiểu 60 (sáu mươi) ngày trước ngày Giấy phép hết hiệu lực;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu văn phòng đại diện nước ngoài bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ,Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi của văn phòng đại diện nước ngoài. Đồng thời, có văn bản thông tin đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi văn phòng đại diện nước ngoài đang đặt trụ sở (đối với trường hợp thay đổi địa bàn đặt trụ sở khác địa bàn tỉnh, thành phố). Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 10 Thông tư 34/2024/TT-NHNN quy định, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh sửa đổi, bổ sung Giấy phép văn phòng đại diện nước ngoài thực hiện các việc sau đây:
- Tiến hành hoạt động tại địa điểm mới và chấm dứt hoạt động tại địa điểm cũ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh sửa đổi, bổ sung Giấy phép; đồng thời có văn bản thông báo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi văn phòng đại diện nước ngoài đang đặt trụ sở
- Công bố các nội dung thay đổi trên 01 phương tiện truyền thông của Ngân hàng Nhà nước và trên 01 tờ báo in trong 03 số liên tiếp hoặc trên 01 báo điện tử của Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh sửa đổi, bổ sung Giấy phép.
Thông tư 34/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài tổ chức và hoạt động theo các quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định liên quan của pháp luật.
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động mua, bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương trên thị trường chứng khoán khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nội dung mua, bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương hoặc nội dung mua bán tín phiếu Kho bạc, công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ; mua, bán trái phiếu Chính phủ.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán, hoạt động ngân hàng giám sát, hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nội dung hoạt động này và ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:
a) Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán: ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ;
b) Đối với hoạt động ngân hàng giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán: ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán;
c) Đối với hoạt động lưu ký chứng khoán: ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên lưu ký.
3. Văn bản cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán là văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
4. Đối với các hoạt động liên quan đến chứng khoán, thị trường chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại hình bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày thay đổi người đại diện theo pháp luật, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có văn bản thông báo cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin về họ và tên; giới tính; chức danh; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; loại giấy tờ pháp lý của cá nhân; số giấy tờ pháp lý của cá nhân; ngày cấp; nơi cấp; địa chỉ thường trú; địa chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật (trừ trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự theo quy định).
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày thay đổi Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài phải có văn bản thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở các thông tin về họ và tên; giới tính; chức danh; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; loại giấy tờ pháp lý của cá nhân; số giấy tờ pháp lý của cá nhân; ngày cấp; nơi cấp; địa chỉ thường trú; địa chỉ liên lạc của Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thay đổi người đại diện theo pháp luật của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản thông tin về người đại diện theo pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính, nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thay đổi người đại diện theo pháp luật của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này; văn bản thay đổi Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản thông tin về người đại diện theo pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này, thông tin về Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài đặt trụ sở để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1. Tên của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài phải đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan và được đặt phù hợp với hình thức pháp lý, loại hình tương ứng như sau:
a) Ngân hàng thương mại cổ phần và Tên riêng;
b) Ngân hàng liên doanh và Tên riêng;
c) Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Tên tổ chức tín dụng nước ngoài và Việt Nam;
d) Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn và Tên riêng đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài hai thành viên trở lên;
đ) Ngân hàng và Tên tổ chức tín dụng nước ngoài - Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt chi nhánh. Trong trường hợp ngân hàng nước ngoài thành lập hai chi nhánh trở lên tại một tỉnh, thành phố thì phải bổ sung tên để đảm bảo phân biệt các chi nhánh khác nhau;
e) Văn phòng đại diện nước ngoài và tên tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng - tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt văn phòng đại diện nước ngoài.
2. Trụ sở chính của ngân hàng thương mại phải đảm bảo đáp ứng các quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các điều kiện sau:
a) Là nơi làm việc của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, được ghi trong Giấy phép theo quy định của pháp luật và được thực hiện giao dịch với khách hàng;
b) Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể bao gồm tên tòa nhà (nếu có), số nhà, tên đường/phố, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại (nếu có), số fax (nếu có) và thư điện tử (nếu có);
c) Đảm bảo thuận tiện giao dịch với khách hàng và tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về kho tiền;
d) Có hệ thống thông tin quản lý kết nối trực tuyến giữa trụ sở chính với các chi nhánh và các bộ phận kinh doanh của ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành và quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại và yêu cầu về quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
3. Trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo đáp ứng các quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các điều kiện sau:
a) Là nơi làm việc của Tổng giám đốc (Giám đốc), được ghi trong Giấy phép theo quy định của pháp luật và được thực hiện giao dịch với khách hàng;
b) Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể bao gồm tên tòa nhà (nếu có), số nhà, tên đường/phố, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại (nếu có), số fax (nếu có) và thư điện tử (nếu có);
c) Đảm bảo thuận tiện giao dịch với khách hàng và tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về kho tiền;
d) Có hệ thống thông tin quản lý kết nối trực tuyến với trụ sở chính của tổ chức tín dụng nước ngoài đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành và quản lý rủi ro của ngân hàng nước ngoài và yêu cầu về quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
4. Trụ sở của văn phòng đại diện nước ngoài phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, thuộc địa bàn hoạt động ghi trong Giấy phép; số điện thoại (nếu có); số fax (nếu có) và thư điện tử (nếu có).
1. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải thành lập Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự để giúp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Một Ủy ban phải có tối thiểu ba thành viên, gồm Trưởng ban là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và các thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định nội bộ và Điều lệ của ngân hàng thương mại. Một thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên chỉ được là Trưởng ban của một Ủy ban. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, Ủy ban quản lý rủi ro phải có tối thiểu một thành viên là thành viên độc lập của Hội đồng quản trị.
1. Khi thành lập các Ủy ban, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải ban hành quy chế làm việc và chức năng, nhiệm vụ của các Ủy ban. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày ban hành, ngân hàng thương mại gửi các quy định nội bộ này tới Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để báo cáo.
2. Quy chế làm việc và chức năng nhiệm vụ của các Ủy ban tối thiểu gồm các nội dung sau:
a) Quy chế làm việc của các Ủy ban tối thiểu bao gồm: số lượng thành viên của Ủy ban và trách nhiệm của từng thành viên, các kỳ họp định kỳ của Ủy ban, việc họp bất thường của Ủy ban, hình thức và tỷ lệ biểu quyết đối với ý kiến đề xuất của các Ủy ban này;
b) Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban quản lý rủi ro bao gồm:
(i) Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong việc ban hành các quy định nội bộ thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng;
(ii) Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như dài hạn;
(iii) Xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro hiện hành của ngân hàng để đưa các khuyến nghị, đề xuất đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về những yêu cầu cần thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lược hoạt động;
(iv) Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua quyết định đầu tư, các hợp đồng, giao dịch có liên quan; quyết định chính, sách quản lý rủi ro và giám sát việc thực thi các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng thương mại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên giao;
c) Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân sự:
(i) Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về quy mô và cơ cấu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, người điều hành phù hợp với quy mô hoạt động và chiến lược phát triển của ngân hàng;
(ii) Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên xử lý các vấn đề về nhân sự phát sinh trong quá trình tiến hành các thủ tục bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát và Người điều hành ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng;
(iii) Nghiên cứu, tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong việc ban hành các quy định nội bộ của ngân hàng thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, quy chế tuyển chọn nhân sự, đào tạo và các chính sách đãi ngộ khác đối với Người điều hành, các cán bộ, nhân viên của ngân hàng.
1. Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại:
a) Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là tổng số tiền do chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn đã góp; là tổng mệnh giá cổ phần của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần đã bán cho cổ đông;
b) Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại có thể được tăng từ các nguồn sau:
(i) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Chào bán cổ phiếu ra công chúng, chào bán cổ phiếu riêng lẻ;
(iii) Chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;
(iv) Vốn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm, vốn góp thêm của thành viên góp vốn mới;
(v) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là số tiền do ngân hàng nước ngoài đã cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được ghi trong Giấy phép;
b) Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể được tăng từ các nguồn sau:
(i) Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối;
(ii) Vốn do ngân hàng mẹ cấp thêm;
(iii) Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc mua lại cổ phần của cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng thương mại cổ phần chỉ được mua lại cổ phần của cổ đông nếu sau khi thanh toán hết số tiền tương ứng với số cổ phần được mua lại mà vẫn đảm bảo tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và giá trị thực của vốn điều lệ không giảm thấp hơn mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại cổ phần.
3. Trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị mua lại cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
1. Việc tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác. Trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ khi bắt đầu góp vốn vào ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các thành viên góp vốn chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên góp vốn khác với điều kiện bảo đảm tỷ lệ sở hữu phần vốn góp quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Việc tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp cho tổ chức không phải là thành viên góp vốn của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng và đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đối tác mới (trừ đối tác mới của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không phải ngân hàng) phải đáp ứng các điều kiện của thành viên sáng lập theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn;
b) Đối tác mới là tổ chức tín dụng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b, d, đ khoản 2, khoản 5 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn;
c) Đối với ngân hàng liên doanh, đối tác mới là doanh nghiệp không phải ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài;
(ii) Trường hợp là doanh nghiệp Nhà nước, phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho phép góp vốn, nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại ngân hàng liên doanh theo quy định của pháp luật;
(iii) Trường hợp là doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, phải tuân thủ việc góp vốn, nhận chuyển nhượng phần vốn góp theo các quy định liên quan của pháp luật;
(iv) Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng trong 03 (ba) năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp đối với phần vốn góp từ trên 1% đến dưới 5% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh hoặc có vốn chủ sở hữu tối thiểu 200 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu 400 tỷ đồng trong 03 (ba) năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp đối với phần vốn góp từ 1% vốn điều lệ trở xuống của ngân hàng liên doanh;
(v) Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán của năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp;
(vi) Kinh doanh có lãi trong 03 (ba) năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp;
(vii) Không được dùng vốn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân khác để góp vốn, nhận chuyển nhượng phần vốn góp;
(viii) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp;
(ix) Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
d) Trường hợp tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp dẫn đến có tổ chức tín dụng nước ngoài khác sở hữu 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài mới phải đảm bảo nội dung hoạt động của ngân hàng 100% vốn nước ngoài là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đó đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính.
4. Điều kiện mua lại phần vốn góp:
a) Yêu cầu mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn, điều kiện thanh toán và xử lý phần vốn góp thực hiện theo quy định về mua lại phần vốn góp của Luật Doanh nghiệp;
b) Sau khi thanh toán hết phần vốn góp được mua lại, ngân hàng vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định;
c) Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp;
d) Kinh doanh liên tục có lãi trong 05 (năm) năm liền kề năm đề nghị mua lại phần vốn góp và không có lỗ lũy kế;
đ) Không bị Ngân hàng Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong 05 (năm) năm liền kề năm đề nghị mua lại phần vốn góp và đến thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp.
5. Việc tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị tăng vốn, chuyển nhượng vốn góp, mua lại phần vốn góp thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Chapter III
ORGANIZATION AND OPERATION OF THE COMMERCIAL BANK, FBB, FOREIGN REPRESENTATIVE OFFICE
Section 1. GENERAL PROVISIONS
Article 12. Principles of application
The commercial bank, the FBB or the foreign representative office shall organize and operate in accordance with provisions of the Law on Credit Institutions, this Circular and relevant laws.
Article 13. Operation in accordance with securities laws
1. Commercial banks and FBBs are allowed to trade Government debt instruments, Government-guaranteed bonds, and local government bonds on the stock market provided that licenses issued by SBV to the commercial banks and the FBBs contain the information on the trade of Government debt instruments, Government-guaranteed bonds, local government bonds or the trade of Treasury bills, negotiable instruments, Government bonds, State Bank bills and other valuable papers in the currency market; or the trade of Government bonds.
2. Commercial banks and FBBs are allowed to provide securities transaction clearing/settlement services according to the regulations in Point a Clause 4 Article 56 of the Law on Securities, perform banking supervision or securities depository in accordance with securities laws provided that licenses granted by SBV to such banks contain the information on these operations and the banks meet the following requirements as prescribed by securities and securities market laws:
a) Regarding the provision of securities transaction clearing/settlement services in accordance with the regulations in point a clause 4 Article 56 of the Law on Securities, Commercial banks and FBBs must be granted a Certificate of eligibility for providing securities transaction clearing/settlement services by State Securities Committees and approved to be clearing members by the Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation;
b) Regarding the banking supervision in accordance with securities laws: commercial banks must be granted a Certificate of securities depository registration by the State Securities Committees;
c) Regarding the securities depository: commercial banks and FBBs must be granted a Certificate of securities depository registration by the State Securities Committees and approved to be depository members by the Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation.
3. Documents on supplementation of securities clearing/settlement services to licenses of commercial banks and FBBs according to the regulations prescribed in Point a Clause 4 Article 56 of the Law on Securities are written approvals of SBV in accordance with securities laws.
4. For operations related to securities, securities market, commercial banks and FBBs must comply with securities and securities market laws and relevant laws.
Article 14. Insurance agency operations
1. When Licenses granted by SBV to commercial banks and FBBs contain the information on insurance agency operations, commercial banks and FBBs are allowed to perform insurance agency operations in terms of insurance types in accordance with the Law on Insurance Business.
2. When performing insurance agency operations, commercial banks and FBBs must comply with insurance business laws and relevant laws.
Article 15. Notification of information on legal representatives and chiefs of foreign representative offices
1. Within 10 (ten) days from the date of change of legal representative, a commercial bank or an FBB must notify SBV in writing of information about full name; sex; title; date of birth; nation; nationality; type of personal legal documents; personal legal document number; date of issue; place of issue; permanent residence address; contact address of the legal representative (except in cases where the commercial bank or the FBB has announced the change of legal representative after SBV approves the proposed list of personnel according to regulations).
2. Within 10 (ten) days from the date of change of the chief of a foreign representative office, the foreign representative office must notify SBV’s branch in the province or city where it is located in writing of information about full name; sex; title; date of birth; nation; nationality; type of personal legal documents; personal legal document number; date of issue; place of issue; permanent residence address; contact address of the chief of the foreign representative office.
3. Within 05 (five) working days from the date of receipt of a document on change of the legal representative of a commercial bank or an FBB specified in clause 1 Article 3 of this Circular, Banking Inspection and Supervision Agency shall send a written notification of the information on the legal representative office specified in clause 1 Article 1 of this Article to the Business registration authority of the province or central-affiliated city where the commercial bank is headquartered or where the FBB is located in order to update the national enterprise registration information system.
4. Within 05 (five) working days from the date of receipt of a document on change of the legal representative of an FBB other than the FBB specified in clause 1 Article 3 of this Circular; a document on change of the chief of a foreign representative office, the Director of SBV’s branch shall send a written notification of the information on the legal representative specified in clause 1 of this Article or the information on the chief of the foreign representative office specified in clause 1 of this Article to the Business registration authority of the province or central-affiliated city where the FBB or the foreign representative office is located in order to update the national enterprise registration information system.
Section 2. ORGANIZATIONAL STRUCTURE AND ADMINISTRATION
Article 16. Names and head offices of commercial banks, FBBs, foreign representative offices
1. Vietnamese name of a commercial bank, FBB, or foreign representative office must ensure compliance with the Law on Enterprises and relevant laws and be arranged in accordance with the legal structure and corresponding type as follows:
a) For joint stock commercial banks: ”Ngân hàng thương mại cổ phần” + proper name;
b) For joint venture banks: “Ngân hàng liên doanh” + proper name;
c) For single-member limited liability banks: “Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên” + name of foreign credit institution + “Vietnam”;
d) “For wholly foreign-owned multi-member banks: “Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn” + proper name;
dd) “For branches of foreign credit institutions: “Ngân hàng” + proper name of the foreign credit institution + “- Chi nhánh” + name of the province or city where the branch is located. If a foreign bank establishes two or more branches in a province or city, the proper name of each branch must be added to ensure the distinction between such branches;
e) For representative offices of foreign credit institutions: “Văn phòng đại diện nước ngoài” + name of the foreign credit institution or other foreign organization involved in banking operations - name of the province or central-affiliated city where the foreign representative office is located.
2. The head office of a commercial bank must comply with regulations on an enterprise’s head office in the Law on Enterprises and meet the following requirements:
a) It is the workplace of the Board of Directors, Board of Members, or General Manager, and specified in the License as prescribed by law and used for transactions with customers;
b) It is located in the territory of Vietnam and has a clear address which consists of the building’s name (if any), house number, street/alley/hamlet, commune/ward/commune-level town, urban/suburban district/district-level town/provincial-affiliated city, province/central-affiliated city, phone number (if any), fax number (if any), and email address (if any);
c) It is convenient for transactions with customers and comply with SBV's regulations on vaults;
d) It is equipped with a management information system which must be connected online with its branches and business divisions, and meet administration and risk management requirements of the commercial bank and management requirements of SBV.
3. The head office of an FBB must comply with regulations on an enterprise’s head office in the Law on Enterprises and meet the following requirements:
a) It is the workplace of the General Manager (Manager), and must be specified in the License as prescribed by law and be used in transactions with customers;
b) It is located in the territory of Vietnam and has a clear address which consists of the building’s name (if any), house number, street/alley/hamlet, commune/ward/commune-level town, urban/suburban district/district-level town/provincial-affiliated city, province/central-affiliated city, phone number (if any), fax number (if any), and email address (if any);
c) It is convenient for transactions with customers and comply with SBV's regulations on vaults;
d) It is equipped with a management information system which must be connected online with the head office of the foreign credit institution, and meet administration and risk management requirements of the foreign bank and management requirements of SBV.
4. The foreign representative office must be located in the territory of Vietnam and the administrative division specified in the License; phone number (if any), fax number (if any), and email address (if any).
Article 17. Organizational structures of Risk Management Committees and Personnel Committees
1. The Board of Directors and the Board of members must establish a Risk Management Committee and a Personnel Committee to assist the Board of Directors and the Board of members in performing their tasks and powers.
2. A Committee must have at least three members, including the Head who is a member of the Board of Directors or the Board of Members and other members decided, appointed and dismissed by the Board of Directors or the Board of members in accordance with internal regulations and the Charter of the commercial bank. A member of the Board of Directors or the Board of members may only be the Head of a Committee. For a joint-stock commercial bank, the Risk Management Committee must have at least one member who is an independent member of the Board of Directors.
Article 18. Working regulations of Risk Management Committees and Personnel Committees
1. Upon establishing Committees, the Board of Directors or the Board of members must promulgate the working regulations and define functions and tasks of the Committees. Within 10 (ten) days from the date of promulgation, the commercial bank shall send these internal regulations to SBV (via Banking Inspection and Supervision Agency) for reporting.
2. The working regulations and functions and tasks of each Committee shall at least include the following contents:
a) The working regulations of the Committee shall at least include: the number of members of the Committee and the responsibilities of each member, the periodic meetings of the Committee, the extraordinary meetings of the Committee, the method and thresholds on the proposals of the Committee;
b) Functions and tasks of the Risk Management Committee include:
(i) Provide the Board of Directors or Board of Members with advice about promulgating internal regulations, within its jurisdiction, relating to management of risks during operation of the bank in accordance with regulations of law and the bank’s charter.
(ii) Analyze and give warnings about the level of safety of the bank against potential risks and short-term and long-term measures for risk prevention.
(iii) Consider and evaluate the suitability and efficiency of current procedures and policies for risk management adopted by the bank, and then make recommendations and proposals to the Board of Directors or Board of Members for changing such procedures and policies as well as business strategies.
(iv) Provide the Board of Directors or Board of Members with advice about making decisions on investments, relevant contracts or transactions; decisions on policies on risk management and supervision of the implementation of risk prevention measures of the commercial bank within the ambit of its tasks and functions assigned by the Board of Directors or Board of Members.
c) Functions and tasks of the Personnel Committee:
(i) Provide the Board of Directors or Board of Members with advice about the size and structure of the Board of Directors or Board of Members, and executives in conformity with the scale and development strategies of the bank;
(ii) Provide the Board of Directors or Board of Members with advice about handling personnel matters arising during the election, appointment or dismissal of members of the Board of Directors, Board of Members, members of the Supervisory Board and Executives of the Bank in accordance with regulations of law and the bank’s charter.
(iii) Consider and provide the Board of Directors or Board of Members with advice about promulgating, within its jurisdiction, internal regulations on salary, remuneration, bonus, recruitment, training and other benefits of executives, officers and employees of the bank.
Section 3. CHARTER CAPITAL AND ALLOCATED CAPITAL
Article 19. Charter capital and allocated capital
1. Charter capital of a commercial bank:
a) The charter capital of a commercial bank is the total amount of money which is contributed by the owner or contributing members of a credit institution that is a limited liability company; is the total par value of shares sold to shareholders by a credit institution that is a joint stock company;
b) The charter capital of the commercial bank may be increased from the following sources:
(i) Additional reserve fund of charter capital, development investment fund, share premium fund; undistributed profits and other funds as prescribed by law;
(ii) Proceeds from public offering or private placement of shares;
(iii) Proceeds from conversion of convertible bonds to common shares;
(iv) Capital amounts additionally allocated by the owner or contributed by new contributing members;
(v) Other lawful funding sources as prescribed by law.
2. Allocated capital of an FBB:
a) The allocated capital of an FBB is the amount of money allocated by a foreign bank to the FBB and stated in the License;
b) The allocated capital of the FBB may be increased from the following sources:
(i) Undistributed profits;
(ii) Extra capital allocated by the parent bank;
(iii) Other lawful funding sources as prescribed by law.
Article 20. Repurchase of shares upon request by shareholders or under decision of joint-stock commercial banks
1. Repurchase of shares from shareholders of a joint-stock commercial bank must be in compliance with provisions of law.
2. A joint-stock commercial bank may only repurchase shares from its shareholders if after making full payment for repurchased shares, it still meets prudential ratios and limits in banking operations and the actual value of its charter capital is not lower than the legal capital.
3. Procedures and application for repurchase of shares of the joint stock commercial bank shall comply with regulations of the Governor of SBV.
Article 21. Capital increase, transfer and repurchase of stakes of a joint venture bank or a wholly foreign-owned bank
1. The capital increase, transfer or repurchase of stakes must comply with provisions of the Law on Enterprises.
2. Within 05 years since the date of issue of the License, a founding member may only transfer its stake to another founding member. Within 03 years from the commencement of capital contribution to a JV bank or a wholly foreign-owned bank, a contributing member may only transfer its stake to another contributing member provided that it meets stake holding ratio requirements specified in clause 1 Article 77 of the Law on Credit Institutions.
3. The capital increase or transfer of the stakes to an organization which is not a contributing member of a joint venture bank or a wholly foreign-owned bank must ensure the ownership ratio of stakes specified in Clause 1Article 77 of the Law on Credit Institutions and satisfy the following requirements:
a) New partners (except for new partners (of joint venture banks) that are non-bank enterprises) must meet the requirements of founding members as prescribed in Clause 5, Article 29 of the Law on Credit Institutions and guiding documents;
b) New partners that are foreign credit institutions must meet the requirements specified in Points b, d, dd, Clause 2, Clause 5, Article 29 of the Law on Credit Institutions and guiding documents;
c) For a joint venture bank, a new partner that is a non-bank enterprise must meet the following requirements:
(i) It must be established under Vietnamese law or foreign law;
(ii) If the partner is a state-owned enterprise, it must obtain a written approval for the capital contribution or receipt of stakes through transfer at a JV bank as prescribed by law;
(iii) If the partner is an enterprise that is granted a License to establish and operate in banking, securities or insurance field, the capital contribution or transfer of stakes must comply with relevant laws;
(iv) It must maintain the owner's equity of at least VND 1.000 billion and total assets of at least VND 2.000 billion in the last 03 consecutive years prior to the year of submission of an application for approval for capital increase or transfer of the stake which is between 1% and 5% of the charter capital of the JV bank; or it must maintain the owner's equity of at least VND 200 billion and total assets of at least VND 400 billion in the last 03 consecutive years prior to the year of submission of an application for approval for capital increase or transfer of the stake which does not exceed 1% of the charter capital of the JV bank;
(v) If an enterprise is required to meet the legal capital requirement to operate in a certain business line, its owner's equity minus the legal capital must not be lower than the capital amount contributed as committed according to financial statements, which have been audited by an independent audit organization and given no qualified opinion, of the year prior to the year of submission of an application for approval for capital increase or transfer of stakes;
(vi) It has a profitable business for the last 03 consecutive years prior to the year of submission of an application for approval for capital increase or transfer of stakes;
(vii) It is not allowed to use its funds raised or borrowed from other organizations or individuals to make capital contribution or transfer of stakes;
(viii) It has fulfilled all tax and social insurance obligations as prescribed by law by the date of submission of an application for approval for capital increase or transfer of stakes;
(ix) It is not a founding shareholder, owner, founding member or strategic shareholder of any other credit institution that is duly established and operating in Vietnam.
d) In case of capital increase or transfer of stakes leading to another foreign credit institution owning 50% of the charter capital of a wholly foreign-owned bank, the new foreign credit institution must ensure that operations of the wholly foreign-owned bank are operations that the foreign credit institution is allowed to carry out in the country where the foreign credit institution is headquartered.
4. Requirements for repurchase of stakes:
a) The application for repurchase of the stake of a contributing member, conditions for payment and disposal of the stake must comply with provisions on repurchase of stakes of the Law on enterprises;
b) After making full payment for the repurchased stake, the bank must still ensure the full payment of all debts and other asset obligations, comply with requirements for prudential ratios and limits in banking operations, and the real value of the charter capital must not be lower than the legal capital;
c) The purchaser must fully comply with regulations on risk management and reserve provisions in accordance with provisions at the time of applying for approval by SBV for the stake repurchase;
d) The purchaser must do unceasingly profitable business in 05 consecutive years preceding the year of applying for the stake repurchase and have no accumulated loss;
dd) The purchaser must not be punished for any administrative penalty against regulations on currency and banking operations by SBV in 05 consecutive years preceding the year of applying for stake repurchase and until the time of applying for approval by SBV for the stake repurchase.
5. The capital increase or stake transfer or stake repurchase must be approved by SBV in writing before implementation thereof. The procedures and application for capital increase or stake transfer or stake repurchase shall comply with the regulations of the Governor of SBV.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực