Chương II Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC: Xử lý bưu gửi không có người nhận
Số hiệu: | 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông | Người ký: | Nguyễn Thành Hưng, Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 17/07/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2015 |
Ngày công báo: | 17/08/2015 | Số công báo: | Từ số 929 đến số 930 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hình thức xử lý bưu gửi không có người nhận
Ngày 17/7/2015, Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Tài chính thống nhất ban hành Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC hướng dẫn xử lý bưu gửi không có người nhận.
Theo đó, bưu gửi không có người nhận được xử lý theo các hình thức sau:
- Bàn giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan bản chính các giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này);
- Giao cho doanh nghiệp tiền có giá trị lưu hành trong bưu gửi không có người nhận để hạch toán theo quy định pháp luật (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này);
- Giao cho doanh nghiệp các vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không có người nhận để bán, tiêu hủy, làm từ thiện hoặc xử lý theo hình thức khác (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này).
Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/9/2015 và thay thế Thông tư liên tịch 03/2004/TTLT-BBCVT-BTC.
Văn bản tiếng việt
1. Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện thông qua Hội đồng xử lý bưu gửi không có người nhận (sau đây gọi là Hội đồng) do doanh nghiệp quyết định thành lập.
2. Hội đồng xử lý trên cơ sở danh sách bưu gửi không có người nhận do doanh nghiệp lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
3. Trường hợp phát hiện vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không phát được bị hỏng do đặc tính tự nhiên gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường thì doanh nghiệp lập biên bản (theo mẫu tại Phụ lục 5) và quyết định tiêu hủy vật phẩm, hàng hóa này mà không bắt buộc phải thông qua Hội đồng. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về quyết định tiêu hủy.
4. Việc xử lý bưu gửi không có người nhận phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên liên quan theo mẫu tại Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5.
1. Thành phần Hội đồng gồm:
a) Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp: Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện các đơn vị có liên quan của doanh nghiệp: Ủy viên;
c) Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp quyết định mời đại diện Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyên gia của các cơ quan, tổ chức chuyên ngành liên quan tham gia.
2. Hội đồng có nhiệm vụ mở bưu gửi không có người nhận và quyết định hình thức xử lý đối với vật phẩm, hàng hóa có trong bưu gửi không có người nhận theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Hội đồng sử dụng con dấu của doanh nghiệp trong quá trình xử lý bưu gửi không có người nhận.
4. Hội đồng có trách nhiệm đảm bảo bí mật những thông tin liên quan đến bưu gửi, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Khi mở bưu gửi không có người nhận, nếu phát hiện thấy địa chỉ hoặc các thông tin, chỉ dẫn liên quan đến người gửi hoặc người nhận thì Hội đồng bàn giao bưu gửi cho doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 2) để phát lại cho người sử dụng dịch vụ. Trường hợp không phát lại được thì Hội đồng quyết định hình thức xử lý.
2. Trường hợp phát hiện trong bưu gửi không có người nhận có chứa vật phẩm, hàng hóa bị cấm theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 và tại Điều 12 Luật bưu chính thì Hội đồng lập biên bản bàn giao cho doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 3) để doanh nghiệp thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Bưu gửi không có người nhận được xử lý theo các hình thức sau đây:
a) Bàn giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan bản chính các giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (theo mẫu tại Phụ lục 4).
Trước khi thực hiện bàn giao, doanh nghiệp gửi văn bản tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đề nghị tiếp nhận hoặc hỗ trợ xử lý bản chính các giấy tờ này. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan từ chối tiếp nhận hoặc không có ý kiến trả lời trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp gửi văn bản thì doanh nghiệp quyết định cho tiêu hủy;
b) Giao cho doanh nghiệp tiền có giá trị lưu hành trong bưu gửi không có người nhận để hạch toán theo quy định của pháp luật (theo mẫu tại Phụ lục 3);
c) Giao cho doanh nghiệp các vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không có người nhận để bán, tiêu hủy, làm từ thiện hoặc xử lý theo hình thức khác (theo mẫu tại Phụ lục 3).
HANDLING OF POSTAL PARCELS WITHOUT RECIPIENTS
Article 6. Principles of handling
1. Handling of parcels without recipients is carried out by the Council of Handling Parcels without recipients (hereinafter referred to as the Council) established by the business.
2. The Council shall carry out the handling on the basis of the list of parcels without recipients formulated by the business as prescribed in Article 5 hereof.
3. In case any article, goods item contained in undeliverable parcels is damaged as a result of its natural characteristic and causes loss of hygiene and environmental pollution, the business shall carry out the formulation of a written record (according to Form as prescribed in Appendix 5) and decide to destroy such article or goods item without passing the Council. The business shall be responsible for the destruction.
4. The handling of parcels without recipients must be documented with signature of parties involved according to Form prescribed in appendices 1, 2, 3, 4, 5.
1. The Council is comprised of:
a) Competent representative of the business: Chairman of the Council;
b) Representatives of relevant units affiliated to the business: executives;
c) If necessary, the business shall invite representatives of the Service of Information and Communications, competent state agencies or experts from relevant organizations and agencies to take part.
2. The Council shall be responsible for opening parcels without recipients and make decisions on the way of handling articles or goods items contained in parcels as prescribed in Article 8 hereof.
3. The Council shall use the business’ stamp during the handling of parcels without recipients.
4. The Council shall be responsible for ensuring secrecy about parcels unless otherwise as requested by competent state agencies.
Article 8. Handling of parcels without recipients
1. When opening parcels without recipients and finding address or information about senders, recipients, the Council shall hand over such parcels to the business (according to Form as prescribed in Appendix 2) for delivery to service users. In case it is undeliverable, the Council shall make decision on the way of handling.
2. In case parcels without recipients are detected to have contained articles or goods items prohibited as prescribed in Clauses 1, 2, 3, Article 7 and Article 12 of the Law on Post, the Council shall make a written record and hand it over to the business (Form prescribed in Appendix 3) for making written notification to relevant competent state agencies for handling according to law provisions.
3. Parcels without recipients shall be handled as follows:
a) Hand over to relevant competent state agencies originals of papers issued by competent state agencies (Form prescribed in Appendix 4);
Before carrying out the hand-over, the business should send a written request to competent state agencies for receiving or supporting the handling of originals of theses papers. In case relevant competent state agencies refuse to receive or have no response within 30 days since a written request is issued by the business, the business shall make decision on destruction;
b) Assign money contained in parcels without recipients to the business for accounting according to law provisions (Form prescribed in Appendix 3);
c) Assign articles or goods items contained in parcels without recipients to the business for sale, destruction, charity or handling (Form prescribed in Appendix 3);
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực