Chương III Thông tư 89/2015/TT-BGTVT: Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp
Số hiệu: | 89/2015/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 25/02/2016 | Số công báo: | Từ số 197 đến số 198 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hồ sơ thiết kế Xe (01 bộ gồm 03 bản) bao gồm:
a) Thuyết minh thiết kế kỹ thuật Xe (bản chính) theo quy định tại mục A của Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản vẽ kỹ thuật (bản chính) theo quy định tại mục B của Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản thông số kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống nhập khẩu liên quan tới nội dung tính toán thiết kế.
2. Miễn lập hồ sơ thiết kế: đối với Xe sản xuất, lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hóa của nước ngoài, nếu Cơ sở sản xuất cung cấp được các tài liệu thay thế sau đây:
a) Bản vẽ kỹ thuật của Xe thể hiện được bố trí chung của sản phẩm; các kích thước cơ bản của Xe; bố trí và kích thước lắp đặt hệ thống công tác, ca bin;
b) Bản sao Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp;
c) Văn bản của bên chuyển giao công nghệ xác nhận sản phẩm được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam có chất lượng phù hợp với sản phẩm nguyên mẫu.
1. Hồ sơ thiết kế Xe phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định.
2. Hồ sơ thiết kế sau khi thẩm định đạt yêu Cầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ thiết kế sau khi được cấp giấy chứng nhận thẩm định thì: 01 bản lưu trữ tại Cục Đăng kiểm Việt Nam; 01 bản lưu trữ tại Cơ sở thiết kế và 01 bản tại Cơ sở sản xuất, lắp ráp.
4. Bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế
a) Trong trường hợp có thay đổi, bổ sung thiết kế sản phẩm so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định thì Cơ sở sản xuất hoặc Cơ sở thiết kế sản phẩm đó phải có hồ sơ thiết kế bổ sung, sửa đổi và văn bản đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định nội dung bổ sung, sửa đổi đó theo trình tự thủ tục quy định tại khoản 5 Điều này.
b) Cơ sở thiết kế phải lập hồ sơ thiết kế mới nếu những bổ sung, sửa đổi không đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm cùng kiểu loại được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Thủ tục thẩm định thiết kế
a) Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế bao gồm: 01 văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính); 03 hồ sơ thiết kế (theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này); 01 bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ thay thế khác của Cơ sở thiết kế (đối với trường hợp thẩm định thiết kế lần đầu của cơ sở thiết kế).
Cơ sở thiết kế, Cơ sở sản xuất (đối với trường hợp tự thiết kế) lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cơ sở hoàn thiện lại; Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy thông báo hẹn thời gian trả kết quả thẩm định thiết kế.
Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ thiết kế: Nếu hồ sơ thiết kế chưa đạt yêu cầu thì thông báo bổ sung, sửa đổi; Nếu hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Thời hạn giải quyết:
Thời hạn thẩm định hồ sơ thiết kế và cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế: chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.
1. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuẩn bị mẫu điển hình tại địa điểm kiểm tra đã được thống nhất với Cục Đăng kiểm Việt Nam. Các hạng mục và đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định hiện hành; lập Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình.
1. Hồ sơ kiểm tra đối với Xe bao gồm:
a) Bản chính báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Hồ sơ thiết kế đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định hoặc các tài liệu thay thế quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này;
c) Ảnh chụp kiểu dáng; Bản thông tin Xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm;
e) Bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ;
g) Tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo hành sản phẩm.
2. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm phải được lưu trữ tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và Cơ sở sản xuất ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm Cơ sở sản xuất thông báo tới Cục Đăng kiểm Việt Nam ngừng sản xuất, lắp ráp kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận.
1. Để đảm bảo chất lượng các sản phẩm sản xuất hàng loạt, Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra chất lượng cho từng kiểu loại sản phẩm từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn cho tới kiểm tra chất lượng xuất xưởng sản phẩm và khâu kiểm soát việc bảo hành bảo dưỡng;
b) Có các thiết bị kiểm tra phù hợp với các công đoạn của quy trình sản xuất và kiểm tra xuất xưởng;
c) Có kỹ thuật viên chịu trách nhiệm về chất lượng xuất xưởng có nghiệp vụ phù hợp.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất theo các phương thức sau:
a) Đánh giá lần đầu: Được thực hiện trước khi cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Xe sản xuất, lắp ráp (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận kiểu loại) trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung: quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; quy định lưu trữ và kiểm soát hồ sơ chất lượng; nhân lực phục vụ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng; trang thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng; hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng xuất xưởng sản phẩm và đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường;
b) Đánh giá hàng năm: Được thực hiện định kỳ hàng năm để kiểm tra việc duy trì các điều kiện kiểm tra chất lượng tại Cơ sở sản xuất đã đăng ký và được đánh giá lần đầu. Việc mở rộng phạm vi kiểm tra, đánh giá được thực hiện khi có sự không phù hợp trong quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm;
c) Đánh giá đột xuất: Được thực hiện trong các trường hợp Cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng hoặc các khiếu nại có căn cứ về chất lượng sản phẩm.
Nội dung đánh giá COP tại cơ sở sản xuất được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng và các yêu cầu của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Miễn thực hiện đánh giá COP đối với kiểu loại sản phẩm được sản xuất, lắp ráp theo quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra tương tự hoặc không có sự thay đổi cơ bản so với quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra của kiểu loại sản phẩm đã được đánh giá trước đó.
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ Hồ sơ quy định tại Điều 11 của Thông tư này, Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình và báo cáo kết quả đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất để cấp Giấy chứng nhận kiểu loại cho kiểu loại sản phẩm theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
a) Cơ sở sản xuất lập hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ kiểm tra sản phẩm: nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất về thời gian và địa điểm thực hiện kiểm tra sản phẩm mẫu và đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất;
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm mẫu được quy định tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư này và Báo cáo đánh giá COP: nếu chưa đạt yêu cầu thì thông báo để Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận kiểu loại.
3. Thời hạn giải quyết:
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận kiểu loại: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ kiểm tra đầy đủ theo quy định.
1. Sau khi sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại, Cơ sở sản xuất tiến hành sản xuất hàng loạt, kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình sản xuất, lắp ráp cho từng sản phẩm và phải đảm bảo các sản phẩm này đúng theo hồ sơ kiểu loại và sản phẩm mẫu đã được chứng nhận.
2. Cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm xuất xưởng.
3. Từng sản phẩm sản xuất hàng loạt phải được Cơ sở sản xuất kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sau đây gọi tắt là kiểm tra xuất xưởng) theo hình thức tự kiểm tra.
4. Hồ sơ xuất xưởng đối với Xe sản xuất, lắp ráp:
a) Đối với Xe đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại và có báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng xuất xưởng, Cơ sở sản xuất được nhận phôi phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này, tương ứng với số lượng Xe đó. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của từng sản phẩm, Cơ sở sản xuất cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sau đây gọi tắt là Phiếu xuất xưởng) cho Xe. Phiếu xuất xưởng phải do người có thẩm quyền ký tên, đóng dấu. Phiếu xuất xưởng cấp cho Xe nêu trên dùng để làm thủ tục đăng ký Xe hoặc để xuất trình khi có yêu cầu;
b) Cơ sở sản xuất có trách nhiệm lập và cấp cho từng Xe xuất xưởng các hồ sơ, bao gồm: Phiếu xuất xưởng (bản chính) theo quy định tại điểm a khoản này để làm thủ tục đăng ký; phiếu xuất xưởng (bản sao) để làm thủ tục khi kiểm tra an toàn và bảo vệ môi trường lần đầu; tài liệu hướng dẫn sử dụng, trong đó có các thông số kỹ thuật chính và hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn của Xe; số bảo hành hoặc phiếu bảo hành sản phẩm, trong đó ghi rõ điều kiện bảo hành và địa chỉ các Cơ sở bảo hành;
c) Cơ sở sản xuất có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng năm về số lượng, kiểu loại và kết quả kiểm tra liên quan đến việc kiểm tra Xe xuất xưởng tới Cục Đăng kiểm Việt Nam.
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá hàng năm kiểu loại sản phẩm;
b) Đánh giá khi có sự thay đổi của sản phẩm so với sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại;
c) Đánh giá khi có sự thay đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định quy liên quan.
2. Căn cứ để đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại bao gồm:
a) Kết quả đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này;
b) Sự phù hợp của sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
3. Khi các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận thay đổi hoặc khi sản phẩm có các thay đổi ảnh hưởng tới sự phù hợp của kiểu loại sản phẩm đó so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì Cơ sở sản xuất phải tiến hành kiểm tra lại kiểu loại sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới. Trong trường hợp này, Cơ sở sản xuất phải nộp bổ sung cho Cục Đăng kiểm Việt Nam các tài liệu sau:
a) Tài liệu liên quan tới sự thay đổi của sản phẩm;
b) Báo cáo kết quả kiểm tra kiểu loại sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới hoặc Báo cáo kết quả kiểm tra bổ sung các hạng mục thay đổi của kiểu loại sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiếp nhận, kiểm tra các tài liệu bổ sung để xem xét, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
4. Đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểu loại
Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểu loại đã cấp trong thời gian 03 tháng và thông báo bằng văn bản cho Cơ sở sản xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở sản xuất có vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;
b) Sản phẩm xuất xưởng không phù hợp với hồ sơ kiểu loại và sản phẩm mẫu đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại và Cơ sở sản xuất không thực hiện khắc phục các sản phẩm đã xuất xưởng không phù hợp.
Trong thời gian Giấy chứng nhận kiểu loại bị đình chỉ hiệu lực, Cơ sở sản xuất phải thực hiện khắc phục các lỗi vi phạm. Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ xem xét, kiểm tra sau khi Cơ sở sản xuất thông báo về việc đã khắc phục các lỗi vi phạm; nếu các lỗi vi phạm đã được khắc phục thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hủy bỏ việc đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểu loại và thông báo bằng văn bản cho Cơ sở sản xuất; nếu hết thời gian bị đình chỉ mà Cơ sở sản xuất vẫn chưa khắc phục được các lỗi vi phạm thì Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiếp tục đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểu loại với thời hạn 03 tháng. Trường hợp Cơ sở sản xuất vẫn không khắc phục lỗi vi phạm sau khi hết hạn đình chỉ 02 lần liên tiếp thì Giấy chứng nhận kiểu loại đã cấp cho kiểu loại sản phẩm sẽ bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
5. Thu hồi Giấy chứng nhận kiểu loại
Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo bằng văn bản về việc thu hồi và chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận kiểu loại đã cấp trong các trường hợp sau:
a) Khi kiểu loại sản phẩm không còn thỏa mãn các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành hoặc kiểu loại sản phẩm có sự thay đổi, không phù hợp với hồ sơ kiểm tra sản phẩm và Giấy chứng nhận kiểu loại đã cấp mà Cơ sở sản xuất không thực hiện việc kiểm tra bổ sung theo quy định;
b) Kết quả đánh giá COP cho thấy Cơ sở sản xuất vi phạm nghiêm trọng các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;
c) Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm bị đình chỉ hiệu lực 02 lần liên tiếp theo quy định tại khoản 4 Điều này mà Cơ sở sản xuất vẫn không khắc phục lỗi của kiểu loại sản phẩm vi phạm.
TECHNICAL SAFETY QUALITY AND ENVIRONMENTAL PROTECTION INSPECTION OF DOMESTICALLY MANUFACTURED/ASSEMBLED TRANSPORT CONSTRUCTION MACHINERY
1. Design dossier includes the following documents:
a) The original of the explanation about technical design of TCM using the form stated in Section A of the Appendix VIII enclosed herewith;
b) The original of the technical drawing using the form stated in Section B of the Appendix VIII enclosed herewith;
c) Information sheet of technical specifications of imported parts and systems relating to design contents.
2. Design dossier of TCM manufactured/ assembled according to foreign design and bearing foreign trade mark is not required provided that the manufacturer can present the following documents:
a) Technical drawing that shows general layout of TCM, overall dimensions, arrangements and dimensions of operating systems and cabin;
b) The copy of type approval certificate issued by a competent foreign authority;
c) The technology transferor’s written certification that the quality of TCM manufactured/ assembled in Vietnam is conformable with the prototype.
1. Design dossier must be appraised by Vietnam Register.
2. If appraisal result indicates that the design dossier fulfills all requirements, Vietnam Register shall issue a Certificate of design approval using the form stated in the Appendix IX enclosed herewith.
3. Certificate of design approval is made into 03 Copies: each of Vietnam Register and designing party shall retain 01 copy and the other is sent to the manufacturer.
4. Modifications to design dossier:
a) If there is any change or modification to the appraised design dossier, the manufacturer or the designing party must submit an application to Vietnam Register for appraisal of changed or modified contents of such design dossier in accordance with the procedures mentioned in Clause 5 of this Article.
b) The designing party must prepare a new design dossier if appraisal result indicates that changed or modified contents of design dossier fail to satisfy requirements for TCM of the same type as prescribed in the Appendix I enclosed herewith.
5. Design appraisal procedures
a) An application for design appraisal includes: An application form for design appraisal, 03 types of required documents of a design dossier as prescribed in Clause 1 Article 8 herein and a copy attached with the original thereof for comparison or a certified copy of business registration certificate or equivalent paper of the designing party (if this is an initial appraisal of design dossier).
b) Appraisal steps:
The designing party or the manufacturer (if the manufacturer itself makes design) shall prepare and submit an application for design appraisal, which includes types of documents mentioned in Point a Clause 5 of this Article, to Vietnam Register by hand or by post or by another appropriate means.
Vietnam Register shall verify the application within 01 working day from the receipt of such application. Vietnam Register shall instruct the applicant to supplement the application if it is invalid or give the applicant an appointment note to receive appraisal result if the application is sufficient and valid as regulated.
Vietnam Register shall conduct the appraisal of design dossier. If design dossier fails to meet requirements, Vietnam Register shall request the applicant to supplement it. If design dossier meets all requirements, Vietnam Register shall issue a Certificate of design approval using the form stated in the Appendix IX enclosed herewith.
c) Time-limit for processing an application for design appraisal:
The appraisal of a design dossier must be completed within 15 working days from the receipt of a valid application as prescribed.
Article 10. Representative sample inspection and test
1. The manufacturer shall prepare and transport the representative sample of TCM to the inspection site as agreed upon with Vietnam Register. Items and parts to be inspected or tested are prescribed in the Appendix X enclosed herewith.
2. Vietnam Register shall inspect and/or test representative sample in conformity with applicable technical standards and regulations, and then prepare the inspection/ test report as regulated.
Article 11. Inspection dossier
1. An inspection dossier includes:
a) The original of representative sample inspection/ test report;
b) Design dossier appraised by Vietnam Register or substitutes thereof as prescribed in Clause 2 Article 8 herein;
c) TCM photograph; Information sheet of manufactured/assembled TCM using the form stated in Appendix XI enclosed herewith;
d) List of domestically manufactured and imported parts and systems used for manufacturing or assembly of TCM using the form stated in Appendix XII enclosed herewith;
dd) Description of manufacturing/assembling technology and inspection procedure;
e) Explanation about method and location of punching chassis number and engine number;
g) Instruction manual and warranty certificate.
2. Inspection dossier must be retained at Vietnam Register and the manufacturer for at least 02 years from the date on which the manufacturer sends a notification of stopping manufacturing/assembly of TCM type granted Certificate to Vietnam Register.
1. In order to ensure quality of mass-produced TCM, the manufacturer must satisfy all of the following requirements:
a) Have procedure and professional guidance on quality control for each TCM type, including quality control of input components, each production step, final inspection as well as warranty and maintenance;
b) Have quality control equipment conformable to each step of the production process and final inspection;
c) Recruit qualified technicians to take charge of final inspection.
2. Vietnam Register shall conduct CoP assessment by employing the following methods:
a) Initial assessment: This assessment must be conducted before issuing a type approval certificate by consideration and assessment of the following contents: Manufacturing/assembly procedures and quality management system; quality documents retention and management; human resources engaging in manufacturing/assembly and quality control; equipment serving final inspection; operations of quality control system during the manufacturing/assembly, final inspection and launching;
b) Annual assessment: This assessment shall be conducted every year so as to certify the manufacturer’s maintenance of fulfillment of quality requirements as registered and certified in the initial assessment. Inspection and assessment activities shall be further conducted if any non-conformity is found in course of manufacturing/assembly and quality inspection;
c) Unscheduled assessment: This assessment is conducted in case the manufacturer is found to commit violations against quality inspection rules or any well-grounded complaint about TCM quality is made.
CoP assessment is carried out in accordance with guidelines of ISO 9000 regarding quality management systems and corresponding technical standards/regulations.
3. CoP assessment is not mandatory if TCM is manufactured/ assembled according to the same or insignificantly modified manufacturing/assembly and quality inspection procedures which have been accredited by a COP certification and applied to produce the same TCM type.
Article 13. Issuance of type approval certificate
1. Based on the TCM inspection dossier prescribed in Article 11 herein, product inspection/test report and CoP assessment report, Vietnam Register shall issue a type approval certificate using the form stated in the Appendix XIII enclosed herewith.
2. Procedures for a type approval certificate:
a) The manufacturer shall prepare the inspection dossier as prescribed in Article 11 herein and submit it by hand or by post or by another appropriate means to Vietnam Register;
b) Vietnam Register shall receive and verify the inspection dossier. Vietnam Register shall instruct the manufacturer to supplement the inspection dossier within 01 working day from the receipt of an invalid inspection dossier. If the inspection dossier is sufficient and valid as regulated, Vietnam Register shall come to an agreement with the manufacturer on representative sample inspection site and date as well as CoP assessment schedule;
c) Based on representative sample inspection/test report as prescribed in Clause 2 Article 10 herein and CoP assessment report, Vietnam Register shall request the manufacturer to supplement the inspection
3. Time-limit for issuing a type approval certificate:
A type approval certificate shall be issued within 05 working days from the date on which the inspection dossier is certified valid in accordance with regulations.
Article 14. Inspection during the mass production
1. After obtain a type approval certificate, the manufacturer shall start the mass production, have quality inspected during the process of manufacturing/assembling each TCM and ensure that produced TCM shall be conformable to the certified type and representative sample.
2. The manufacturer shall assume responsibility for the origin and quality of each finished TCM.
3. Each mass-produced TCM must bear the final self-inspection by the manufacturer.
4. Release dossier for manufactured/assembled TCM:
a) With regard to TCM granted type approval certificate and final inspection report, the manufacturer shall be provided with the template of final inspection certificate according to the form stated in the Appendix XIV enclosed herewith in corresponding to the quantity of produced TCM. Based on quality inspection result of each finished TCM, the manufacturer shall issue final inspection certificate (hereinafter referred to as “factory certificate”) to such TCM. A valid factory certificate must bear the signature and seal of an authorized officer. This factory certificate is used for TCM registration or presented at the request of a competent authority;
b) The manufacturer shall prepare and issue the following documents to each finished TCM: The original of factory certificate prescribed in Point a of this Clause for applying for TCM registration; the copy of factory certificate for applying for initial inspection of TCM for compliance with technical safety and environmental protection requirements; instruction manual which specifies major technical specifications and instructions for using TCM’s safety systems; warranty number or certificate which specifies warranty requirements and details of warranty service providers;
c) The manufacturer shall make and submit periodical reports on the quantity, type and quality inspection results of finished TCM to Vietnam Register.
Article 15. Type assessment for TCM granted type approval certificate; suspension and revocation of type approval certificate
1. Vietnam Register shall conduct type assessment for TCM granted type approval certificate in the following cases:
a) Annual type assessment;
b) Type assessment made if there is difference between newly produced TCM type and the one granted type approval certificate;
c) Type assessment made upon the occurrence of changes in relevant technical standards and regulations.
2. Grounds for conducting type assessment for TCM granted type approval certificate:
a) CoP assessment report as prescribed in Clause 2 Article 12 herein;
b) The conformity of TCM granted type approval certificate to corresponding national technical regulations and standards.
3. When changes in the national technical regulations and standards governing TCM type granted type approval certificate come into force or when changes in TCM affect the conformity of such TCM to corresponding national technical regulations and standards, the manufacturer must re-apply for type approval certificate in accordance with new national technical regulations and standards. In such cases, the manufacturer must supplement the following documents to Vietnam Register:
a) Documents relating changes in TCM;
b) Report on inspection of TCM types conducted in accordance with new national technical regulations and standards or report on inspection of changed items of TCM type made in accordance with applicable national technical regulations and standards.
Vietnam Register shall receive, verify and consider supplemented documents. Procedures for issuing a new type approval certificate in this case shall be carried out in accordance with regulations in Article 13 herein.
4. Suspension of type approval certificate:
Vietnam Register shall suspend a type approval certificate for 03 months with giving a written notification of suspension to the manufacturer in the following cases:
a) The manufacturer commits any violations against regulations on quality inspection or use of factory certificate; or
b) Finished TCM shows unconformity to the type inspection dossier and representative sample of TCM granted type approval certificate but the manufacturer fails to implement any remedial measures.
During the period of suspension, the manufacturer must implement remedial measures against such violations. Vietnam Register shall conduct an inspection upon the receipt of the manufacturer’s notification of its remedy for violations. If violations are remedied, Vietnam Register shall resume the type approval certificate by giving a written notification to the manufacturer. Over the suspension period but the manufacturer fails to remedy such violations, Vietnam Register shall continue suspending the type approval certificate for another 3-month period. Over the second suspension period but the manufacturer still fails to remedy its violations, the type approval certificate shall be revoked in accordance with regulations in Point c Clause 5 of this Article.
5. Revocation of type approval certificate:
Vietnam Register shall give a written notification of revocation and termination of a type approval certificate in the following cases:
a) TCM type no longer meets applicable national technical regulations and/or standards, or there are changes in TCM type resulting in its unconformity to the inspection dossier and the granted type approval certificate but the manufacturer fails to apply for re-inspection in accordance with regulations;
b) The CoP assessment report shows that the manufacturer commits serious violations against regulations on quality inspection or use of factory certificate;
c) Ending the second suspension period of the type approval certificate as prescribed in Clause 4 of this Article but the manufacturer still fails to remedy its violations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực