Chương II Thông tư 81/2015/TT-BGTVT: Tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường sắt
Số hiệu: | 81/2015/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 25/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2016 |
Ngày công báo: | 21/01/2016 | Số công báo: | Từ số 91 đến số 92 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 81/2015/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt với các nội dung về quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt; tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được ban hành ngày 25/12/2015.
1. Trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt
- Thông tư 81 quy định cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.
- Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình đường sắt theo quy định.
- Theo Thông tư số 81 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt theo hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình đường sắt.
- Đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt do mình đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình.
2. Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường sắt
- Theo quy định tại Thông tư 81/2015/TT-BGTVT, doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư, đơn vị bảo trì công trình đường sắt và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo trì công trình đường sắt chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng công trình đường sắt theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP và quy định liên quan.
- Thông tư số 81/2015 quy định hồ sơ bảo trì công trình đường sắt được lập theo khoản 9 Điều 41 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và được cập nhật vào hồ sơ quản lý công trình.
- Thời hạn bảo hành đối với công tác sửa chữa công trình đường sắt theo khoản 4 Điều 41 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
Thông tư 81 có hiệu lực từ ngày 01/02/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lập kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư:
a) Hàng năm, căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của công trình đường sắt, nhu cầu vận tải trên từng tuyến đường sắt đang khai thác, quy trình bảo trì, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định hiện hành của Nhà nước, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt rà soát, tổng hợp và lập kế hoạch bảo trì công trình đường sắt thuộc phạm vi được giao bao gồm các nhiệm vụ: bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, kiểm định, quan trắc, sửa chữa đột xuất và các công tác khác (nếu có) theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt được lập thành 02 bộ, kèm theo bảng tổng hợp trạng thái kỹ thuật của công trình đường sắt (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này), gửi 01 bộ đến Bộ Giao thông vận tải, 01 bộ đến Cục Đường sắt Việt Nam trước ngày 15 tháng 6 hàng năm; đồng thời, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt lập dự toán thu, chi ngân sách nguồn vốn sự nghiệp kinh tế gửi Bộ Giao thông vận tải;
c) Nội dung kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm bao gồm: kế hoạch bảo dưỡng, kế hoạch sửa chữa theo từng tuyến (đoạn tuyến) và các công tác khác (nếu có). Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt phải nêu được đầy đủ các thông tin sau: tên công trình, hạng mục công trình; đơn vị, khối lượng, dự toán kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện và mức độ ưu tiên.
2. Phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư:
a) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm thẩm tra và lập báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải;
b) Trên cơ sở kế hoạch bảo trì công trình đường sắt do Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trình, báo cáo thẩm tra của Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải rà soát, tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 hàng năm;
c) Sau khi có thông báo của Bộ Tài chính về dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, Bộ Giao thông vận tải phân bổ cho Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt. Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt rà soát, điều chỉnh kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt phù hợp với nguồn kinh phí được phân bổ; lập hồ sơ và gửi đến các đơn vị liên quan để thẩm tra, thẩm định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Đối với sửa chữa định kỳ công trình, thiết bị đường sắt, chỉ đưa vào kế hoạch thực hiện xây dựng sau khi có quyết định phê duyệt đầu tư của cơ quan có thẩm quyền theo quy định, trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép, thực hiện.
d) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt hàng năm sau khi nhận đầy đủ hồ sơ kế hoạch bảo trì công trình đường sắt, báo cáo thẩm tra và ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).
3. Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện để phù hợp với điều kiện thực tế. Bộ Giao thông vận tải quyết định việc điều chỉnh kế hoạch bảo trì trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.
4. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư tự lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng.
5. Việc lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư được thực hiện theo quy định của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền.
1. Đối với đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, căn cứ kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm được phê duyệt, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
2. Đối với công tác bảo trì công trình, thiết bị đường sắt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:
a) Đối với công tác bảo dưỡng, căn cứ kế hoạch bảo trì được phê duyệt, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt hoặc ủy quyền cho Cục Đường sắt Việt Nam phê duyệt;
b) Đối với sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 500 triệu đồng, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tự quyết định theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 39 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ;
c) Đối với sửa chữa công trình, thiết bị đường sắt có chi phí từ 500 triệu đồng trở lên, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng, trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình;
d) Đối với trường hợp sửa chữa đột xuất công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do chịu các tác động của mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động thiên tai khác mà không có trong kế hoạch bảo trì được phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho Cục Đường sắt Việt Nam quyết định phê duyệt; báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện.
3. Căn cứ quyết định phê duyệt các hạng mục công trình theo quy định tại khoản 2 Điều này, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức triển khai thực hiện bảo trì công trình.
4. Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo quy định.
5. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư tự tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng.
6. Đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt do mình đầu tư.
1. Đơn vị bảo trì công trình đường sắt thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt theo hợp đồng bảo trì và quy trình bảo trì công trình được duyệt.
2. Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.
3. Đánh giá an toàn công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng bao gồm an toàn chịu lực và an toàn vận hành thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 43 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Các trường hợp kiểm định chất lượng công trình đường sắt thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Lập và trình duyệt đề cương, dự toán kiểm định công trình đường sắt thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư: căn cứ kế hoạch bảo trì được duyệt, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức lập đề cương, dự toán; trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt;
b) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư tổ chức lập đề cương trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt; tự phê duyệt dự toán và tổ chức thực hiện;
c) Đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
1. Quan trắc công trình đường sắt phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện đối với:
a) Các công trình cầu, hầm, nhà ga cấp đặc biệt và cấp 1;
b) Công trình đường sắt có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;
c) Các công trình đường sắt khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền hoặc theo đề nghị của chủ quản lý, sử dụng công trình.
2. Các bộ phận công trình đường sắt cần được quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình.
3. Nội dung quan trắc công trình đường sắt bao gồm: vị trí quan trắc, thông số quan trắc (biến dạng, nghiêng, lún, nứt, võng, ...), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác. Phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc; tổ chức thực hiện quan trắc; phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác.
4. Thực hiện quan trắc đối với công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư:
a) Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt căn cứ kế hoạch bảo trì được duyệt tổ chức lập đề cương, dự toán quan trắc; trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt; tổ chức thực hiện và lập báo cáo kết quả quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá so sánh với giá trị giới hạn cho phép đã nêu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan; đề xuất và khuyến cáo đối với chủ sở hữu công trình trong trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời; tiến hành đánh giá an toàn công trình theo các quy định hiện hành;
b) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư tổ chức lập đề cương, trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt; tự phê duyệt dự toán, tổ chức thực hiện và lập báo cáo theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
6. Đơn vị thực hiện quan trắc phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, có kinh nghiệm trong việc xử lý sự cố công trình theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư, đơn vị bảo trì công trình đường sắt và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo trì công trình đường sắt chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng công trình đường sắt theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hồ sơ bảo trì công trình đường sắt được lập theo quy định tại khoản 9 Điều 41 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ và được cập nhật vào hồ sơ quản lý công trình.
3. Thời hạn bảo hành đối với công tác sửa chữa công trình đường sắt theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
1. Công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng là công trình đã có thời gian khai thác, sử dụng lớn hơn thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế của công trình.
Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình bị mất hoặc không quy định thời hạn sử dụng, thời hạn sử dụng của công trình được xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan hoặc theo kết quả kiểm định chất lượng công trình.
2. Tối thiểu một năm trước khi công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư phải thực hiện các công việc sau:
a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;
b) Sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng; xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình trừ các công trình quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ;
c) Báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có). Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với các công trình quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
1. Chế độ báo cáo:
a) Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư gửi về Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam, định kỳ 06 tháng trước ngày 15 tháng 7 hàng năm và trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo;
b) Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền quản lý, bảo trì công trình đường sắt chuyên dùng, đường sắt do chủ sở hữu khác đầu tư thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình gửi về Cục Đường sắt Việt Nam định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo;
c) Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt (bao gồm cả đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, đường sắt chuyên dùng và đường sắt do chủ sở hữu khác đầu tư) về Bộ Giao thông vận tải, định kỳ hàng năm trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo.
2. Nội dung báo cáo phải nêu đầy đủ các thông tin sau: tên công trình, hạng mục công trình thực hiện; khối lượng và kinh phí thực hiện; thời gian hoàn thành; những điều chỉnh, phát sinh so với kế hoạch được duyệt; đánh giá kết quả thực hiện (theo kế hoạch được duyệt); đề xuất và kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác bảo trì công trình đường sắt (theo Biểu mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này).
1. Khi phát hiện công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư chịu trách nhiệm báo cáo ngay về Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam; đồng thời thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Khi phát hiện hoặc nhận được báo cáo về công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất Bộ Giao thông vận tải quyết định biện pháp xử lý.
3. Trường hợp công trình đường sắt xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
1. Đối với công tác bảo dưỡng công trình đường sắt:
a) Áp dụng theo các tiêu chuẩn; tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Đối với các hạng mục công trình chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, áp dụng các định mức tương ứng của các ngành hoặc của địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Đối với công tác sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất công trình đường sắt: áp dụng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình và các quy định của pháp luật có liên quan.
ORGANIZATION OF MAINTENANCE OF RAIL ENGINEERING WORKS
Article 8. Formulation, approval and modification of the plan for maintenance of rail engineering works
1. Formulation of the plan for maintenance of national-level state-invested rail engineering works:
a) Depending on technical conditions of rail engineering works, transportation demands of each railway currently in operation, maintenance procedures, economic – technical norms, state regulations in force, railway management and operation enterprises shall, on an annual basis, review, integrate and draw up plans for maintenance of rail engineering works under their management, including the following duties such as maintenance, periodic repair, inspection, monitoring, ad-hoc repair and other activities (if any) by using the form given in the Appendix 2 hereof;
b) The plan for maintenance of rail engineering works shall be made into 02 sets, enclosing the summary of technical conditions of rain engineering works (using the form given in Appendix 3 hereof), one of which shall be sent to the Ministry of Transport and the rest of which shall be sent to the Vietnam Railway Authority before the 15th day of June every year; concurrently, railway management and operation enterprises shall establish the budgetary plan for economic finances sent to the Ministry of Transport;
c) The annual plan for maintenance of rail engineering works shall include the plan for maintenance and repair of each rail track (track segment) and other affairs (if any). The plan for maintenance of rail engineering works must provide the following information in full, such as name of each rail engineering work and components thereof; unit, volume and estimated budget for implementation of that plan; implementation time; implementation approaches and priority degree.
2. Approval of the plan for maintenance of national-level state-invested rail engineering works:
a) Within a period of 10 working days of receipt of all required documents, the Vietnam Railway Authority shall be responsible for assessing the plan and preparing an assessment report for submission to the Ministry of Transport;
b) Based on the plan for maintenance of rail engineering works submitted by railway management and operation enterprises and the assessment report of the Vietnam Railway Authority, the Ministry of Transport shall review the plan, prepare the general plan and keep a record of estimated costs of maintenance of rail engineering works into the annual state budgetary plan of the Ministry of Transport for submission to the Ministry of Finance ahead of the 20th July every year;
c) After receipt of the notification of the annual budgetary plan from the Ministry of Finance, the Ministry of Transport shall authorize railway management and operation enterprises to implement that plan. Railway management and operation enterprises shall review and modify the plan and the estimate of budget for maintenance of rail engineering works consistent with allocated funds; prepare dossiers for submission to relevant bodies for assessment and inspection purposes in accordance with subparagraph b paragraph 1 of this Article. The periodic repair of railway engineering works and equipment may be integrated into the engineering plan after receipt of the investment approval decision from a competent authority in accordance with regulations in force, unless otherwise permitted by the Minister of Transport.
d) The Ministry of Transport shall annually assess and approve the plan and the budget estimate for maintenance of rail engineering works after receipt of all required documents on the plan for maintenance of rail engineering works, the assessment report and opinions from relevant regulatory agencies or bodies (if any).
3. The plan for maintenance of national-level state-invested rail projects shall be modified or supplemented during the process of implementation thereof, depending on practical conditions. The Ministry of Transport shall decide whether modification of the maintenance plan is approved by December 1 every year.
4. Entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure shall draw up, approve and modify the plan for maintenance of rail engineering works that they have been received under assignment.
5. Formulation, approval and modification of the plan for maintenance of dedicated rail projects or other investors’ rail projects shall be subject to regulations of the owners or assignees.
Article 9. Implementation of the plan for maintenance of rail engineering works
1. With respect to national-level state-invested rails, based on the approved annual plan for maintenance of railway projects, railway management and operation enterprises shall organize implementation of this plan in accordance with regulations in force.
2. Maintenance of rail engineering works or equipment which is funded by the state budget shall be carried out as follows:
a) As for care of rail engineering works and equipment, based on the approved maintenance plan, railway management and operation enterprises shall draw up the public utilities pricing plan and submit it to the Ministry of Transport that issues its approval decision or authorizes the Vietnam Railway Authority to make its approval decision;
b) As for repair of rail engineering works or equipment of which total cost is less than VND 500 million, railway management and operation enterprises shall be accorded the discretionary power in accordance with subparagraph a paragraph 4 Article 39 of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP;
c) As for repair of rail engineering works or equipment of which the minimum cost is VND 500 million, railway management and operation enterprises shall prepare the feasibility study report or project which is submitted to the Vietnam Railway Authority for its assessment and approval as prescribed by laws on investment and construction;
d) As for ad-hoc repair of the whole or part of rail engineering works which is damaged owing to rainstorm, flood, earthquake, collision, conflagration, explosion or other natural disaster which are not specified in the approved maintenance plan, the Ministry of Transport shall authorize the Vietnam Railway Authority to give the approval decision and then send a review report to the Ministry of Transport.
3. Based on the decision to approve items to be maintained under paragraph 2 of this Article, railway management and operation enterprises shall carry on maintenance.
4. The Ministry of Transport and Vietnam Railway Authority shall inspect and supervise implementation of the plan for maintenance of national-level state-invested railway in accordance with regulations in force.
5. Entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure shall implement the plan for maintenance of the received works or equipment at their discretion.
6. As for dedicated railways or other investors’ railways, owners or their authorized persons shall be required to implement the plan for maintenance of their rail engineering works.
Article 10. Examination, care, repair and assessment of safety for rail engineering works
1. Rail engineering works maintenance service provider shall examine, maintain and repair rail engineering works under the maintenance contract and the approved maintenance procedures.
2. Examination, maintenance and repair of rail engineering works shall be subject to paragraph 2, 3 and paragraph 4 Article 40 of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP and provisions hereof.
3. Assessment of safety of rail engineering works carried out during the process of use and operation thereof, including load bearing and operational safety, shall be subject to paragraph 1, 2 and 3 Article 43 of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP.
4. Control and assurance of quality of rail engineering works shall be subject to paragraph 5 Article 40 of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP. Formulation and submission of the outline and estimate of costs of assessment of rail engineering works shall be subject to the following regulations:
a) With respect to national-level state-invested railways, based on the approved maintenance plan, railway management and operation enterprises shall formulate the outline and estimate of costs of maintenance; submit them to the Vietnam Railway Authority for its assessment and approval;
b) Entities and persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure shall prepare the maintenance outline for submission to the Vietnam Railway Authority for its assessment and approval; shall be accorded the discretionary power to approve the estimate of maintenance costs and carry out assessment activities;
c) As for dedicated railways and other investors’ railways, formulation and submission of the outline and estimate of costs of assessment thereof shall be subject to provisions of the Law on Construction and other documents providing guidance on implementation of this Law.
Article 11. Monitoring of rail engineering works for maintenance purposes
1. Monitoring of rail engineering works for maintenance purposes shall be required with respect to:
a) Special-class or class-1 bridges, tunnels or stations;
b) Rail engineering works which may be collapsed due to subsidence, tilt, cracking and other abnormalities;
c) Other rail engineering works upon the request of competent regulatory bodies, owners, authorized persons or of users or operators thereof.
2. Monitoring of components of rail engineering works shall focus on the main load bearing structure of which any damage may lead to the entire collapse.
3. Monitoring of rail engineering works shall provide the following information, such as monitoring positions, parameters (deformation, tilt, subsidence, cracking or sag, etc.), monitoring duration, number of measurement cycles and other necessary information. The monitoring plan must include the measurement method, measurement equipment, zoning plan and configuration of markers; organization of monitoring activities; approaches to processing measurement data and other necessary information.
4. Process for monitoring national-level state-invested rail engineering works:
a) Railway management and operation enterprises shall, based on the approved maintenance plan, undertake formulation of the outline and estimate of costs of monitoring activities; submit them to the Vietnam Railway Authority for its assessment and approval; take charge of monitoring activities and prepare a review report on the monitoring results in which monitoring data must be assessed and compared to the allowable limit already referred to in relevant technical standards and regulations; propose and give warnings to owners if measurement data exceeds the allowable limit or any abnormality occurs to take timely actions; proceed to assess safety for rail engineering works in accordance with regulations in force;
b) Entities and persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure shall prepare the monitoring outline for submission to the Vietnam Railway Authority for its assessment and approval; shall be accorded the discretionary power to approve the estimate of monitoring costs, carry out maintenance activities and make a report as prescribed by subparagraph a hereof.
5. As for dedicated railways and other investors’ railways, this monitoring work shall be subject to provisions of the Law on Construction and other documents providing guidance on this Law.
6. Monitoring service providers must have competence in carrying out monitoring activities and acquire a lot of experience in handling any failure or defect of rail engineering works in accordance with laws.
Article 12. Management of quality of maintenance of rail engineering works
1. Railway management and operation enterprises, or entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure, owners or their authorized persons of dedicated railways and other investors’ railways, and maintenance service providers and other organizations or individuals engaged in maintenance activities shall be responsible for managing quality of rail engineering works as per the Government's Decree No. 46/2015/ND-CP and other relevant regulations in force.
2. Railway maintenance documentation shall be made, subject to paragraph 9 Article 41 of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP and shall be put into the rail management file.
3. The duration of warranty of repair of rail engineering works shall be subject to paragraph 4 Article 41 of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP.
Article 13. Rules for dealing with rail engineering works of which useful life could be extended upon expiry
1. Expired rail engineering works are those of which the period of use and operation is greater than the useful life specified in the design documentation.
If the design documentation is lost or does not specify the useful life, the useful life shall be determined according to relevant technical standards and regulations or results achieved after inspection of quality of rail engineering works.
2. At least one year preceding the expiry date, if they wish to continue to operate rail engineering works, railway management and operation enterprises, or entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure, owners or their authorized persons of dedicated railways and other investors’ railways must perform the following activities:
a) Carrying out examination, inspection and assessment of current quality of each rail engineering work;
b) Repairing any damage or defects in order to maintain useful effects and safety during operation of rail engineering works; considering and deciding whether ongoing use of a rail engineering work is possible, except those works referred to in Appendix Ii of the Government's Decree No. 46/2015/ND-CP;
c) Reporting to the Ministry of Transport and Vietnam Railway Authority on results of examination, inspection and assessment of quality of rail engineering works, results of repair of rail engineering works (if any). The Vietnam Railway Authority shall consider issuing or recommend the Ministry of Transport to issue its decision on rail engineering works referred to in Appendix II of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP.
Article 14. Reporting regime for maintenance of rail engineering works
1. Reporting regime:
a) Railway management and operation enterprises, entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure shall prepare periodic or ad-hoc review reports on implementation of the plan for maintenance of national-level state-invested rail engineering works for submission to the Ministry of Transport and the Vietnam Railway Authority on a biannual manner within the period from ahead of July 15 every year to ahead of January 15 of the succeeding year;
a) Owners or persons authorized to manage or maintain dedicated rail engineering works or other investors' railways shall follow the regime for submitting periodic or ad-hoc reporting of results of implementation of the maintenance plan to the Vietnam Railway Authority on an annual basis ahead of January 15 of the succeeding year;
c) The Vietnam Railway Authority shall implement the regime for submitting a report on results of implementation of the plan for maintenance of railways (including national-level state-invested railways, dedicated railways and other investors’ railways) to the Ministry of Transport on an annual basis ahead of January 25 of the succeeding year.
2. Contents of the report must fully provide the following information: name of specific rail engineering works, name of items to be maintained; implementation volume and fund; completion date; any modification or supplementation of the approved plan; assessment of implementation results (compared with the approved plan); any request or proposal arising during the process of maintenance of rail engineering works (using the sample report given in the Appendix 4 hereof).
Article 15. Rules for dealing with rail engineering works that pose a risk of danger to safety during operation thereof
1. When discovering any rail engineering work that pose a risk of danger to safety during its operation process, railway management and operation enterprises, or entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure, owners or their authorized persons of dedicated railways and other investors’ railways shall be responsible for reporting on such emergency case to the Ministry of Transport and the Vietnam Railway Authority; and concurrently complying with provisions laid down in paragraph 1 Article 44 of the Government's Decree No. 46/2015/ND-CP.
2. When discovering or receiving any report on any rail engineering works posing danger to safety for its operation, the Vietnam Railway Authority shall carry out verification and request the Ministry of Transport to issue its decision to take proper action.
3. In case of any failure or defect arising during the operation process, handling of such failure or defect shall be subject to provisions laid down in Chapter VI of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP.
Article 16. Application of technical standards, regulations and economic-technical norms to maintenance of rail engineering works
1. Care of rail engineering works:
a) Conforming to technical standards, regulations or economic-technical norms issued by competent regulatory bodies;
b) With respect to maintenance project items without economic - technical norms, applying respective norms of industries or local jurisdictions which have already been issued by competent authorities.
2. Periodic or ad-hoc repair of rail engineering works shall conform to provisions of laws on investment and construction and other relevant regulations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực