Thông tư 81/2015/TT-BGTVT quản lý bảo trì công trình đường sắt
Số hiệu: | 81/2015/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 25/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2016 |
Ngày công báo: | 21/01/2016 | Số công báo: | Từ số 91 đến số 92 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 81/2015/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt với các nội dung về quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt; tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được ban hành ngày 25/12/2015.
1. Trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt
- Thông tư 81 quy định cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.
- Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình đường sắt theo quy định.
- Theo Thông tư số 81 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt theo hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình đường sắt.
- Đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt do mình đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình.
2. Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường sắt
- Theo quy định tại Thông tư 81/2015/TT-BGTVT, doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư, đơn vị bảo trì công trình đường sắt và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo trì công trình đường sắt chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng công trình đường sắt theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP và quy định liên quan.
- Thông tư số 81/2015 quy định hồ sơ bảo trì công trình đường sắt được lập theo khoản 9 Điều 41 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và được cập nhật vào hồ sơ quản lý công trình.
- Thời hạn bảo hành đối với công tác sửa chữa công trình đường sắt theo khoản 4 Điều 41 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
Thông tư 81 có hiệu lực từ ngày 01/02/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81/2015/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt.
1. Thông tư này quy định về quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt; tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
2. Việc quản lý, bảo trì công trình đường sắt đô thị được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm: đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.
2. Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
3. Quy trình bảo trì công trình đường sắt là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình đường sắt.
4. Bảo trì công trình đường sắt là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng.
5. Kiểm tra công trình đường sắt là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện hư hỏng, dấu hiệu hư hỏng của công trình để có biện pháp xử lý kịp thời.
6. Quan trắc công trình đường sắt là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.
7. Kiểm định chất lượng công trình đường sắt là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của bộ phận công trình hoặc công trình đường sắt thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
8. Bảo dưỡng công trình đường sắt là hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ của công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình, được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình.
9. Sửa chữa công trình đường sắt là việc khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường và an toàn của công trình. Sửa chữa công trình đường sắt bao gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất:
a) Sửa chữa định kỳ công trình đường sắt là sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì và kế hoạch bảo trì được duyệt;
b) Sửa chữa đột xuất công trình đường sắt là sửa chữa được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.
10. Đơn vị bảo trì công trình đường sắt là các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng thực hiện một hoặc một số công việc bảo trì công trình đường sắt.
1. Công trình đường sắt khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được quản lý, bảo trì theo quy định tại Luật Đường sắt, Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (sau đây viết tắt là Nghị định số 14/2015/NĐ-CP), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP), các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và quy định tại Thông tư này.
2. Bảo trì công trình đường sắt phải thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình đường sắt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện bảo trì theo quy định tại Chương II của Thông tư này.
3. Việc bảo trì công trình đường sắt phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình; bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt; phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
1. Quản lý tài sản thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Quản lý nguồn tài chính cho quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.
3. Quản lý việc xây dựng, ban hành, công bố và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; định mức, đơn giá, giá sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt.
4. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch, quyết định phương thức thực hiện, tổ chức thực hiện quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.
5. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án, kinh phí và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt bão, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt.
6. Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
7. Lập hồ sơ theo dõi các vị trí tiềm ẩn hay xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, các vị trí có bán kính cong nhỏ làm giảm khả năng thông qua đoàn tàu; hồ sơ theo dõi số vụ tai nạn đường sắt, xác định nguyên nhân ban đầu từng vụ tai nạn.
8. Cập nhật hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt vào hệ thống cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý. Thành phần và nội dung hồ sơ theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
9. Kiểm tra, thanh tra, giám sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt theo quy định.
10. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
1. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.
2. Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.
3. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt theo hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.
4. Đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt do mình đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.
1. Lập kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư:
a) Hàng năm, căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của công trình đường sắt, nhu cầu vận tải trên từng tuyến đường sắt đang khai thác, quy trình bảo trì, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định hiện hành của Nhà nước, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt rà soát, tổng hợp và lập kế hoạch bảo trì công trình đường sắt thuộc phạm vi được giao bao gồm các nhiệm vụ: bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, kiểm định, quan trắc, sửa chữa đột xuất và các công tác khác (nếu có) theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt được lập thành 02 bộ, kèm theo bảng tổng hợp trạng thái kỹ thuật của công trình đường sắt (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này), gửi 01 bộ đến Bộ Giao thông vận tải, 01 bộ đến Cục Đường sắt Việt Nam trước ngày 15 tháng 6 hàng năm; đồng thời, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt lập dự toán thu, chi ngân sách nguồn vốn sự nghiệp kinh tế gửi Bộ Giao thông vận tải;
c) Nội dung kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm bao gồm: kế hoạch bảo dưỡng, kế hoạch sửa chữa theo từng tuyến (đoạn tuyến) và các công tác khác (nếu có). Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt phải nêu được đầy đủ các thông tin sau: tên công trình, hạng mục công trình; đơn vị, khối lượng, dự toán kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện và mức độ ưu tiên.
2. Phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư:
a) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm thẩm tra và lập báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải;
b) Trên cơ sở kế hoạch bảo trì công trình đường sắt do Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trình, báo cáo thẩm tra của Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải rà soát, tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 hàng năm;
c) Sau khi có thông báo của Bộ Tài chính về dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, Bộ Giao thông vận tải phân bổ cho Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt. Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt rà soát, điều chỉnh kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt phù hợp với nguồn kinh phí được phân bổ; lập hồ sơ và gửi đến các đơn vị liên quan để thẩm tra, thẩm định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Đối với sửa chữa định kỳ công trình, thiết bị đường sắt, chỉ đưa vào kế hoạch thực hiện xây dựng sau khi có quyết định phê duyệt đầu tư của cơ quan có thẩm quyền theo quy định, trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép, thực hiện.
d) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt hàng năm sau khi nhận đầy đủ hồ sơ kế hoạch bảo trì công trình đường sắt, báo cáo thẩm tra và ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).
3. Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện để phù hợp với điều kiện thực tế. Bộ Giao thông vận tải quyết định việc điều chỉnh kế hoạch bảo trì trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.
4. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư tự lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng.
5. Việc lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư được thực hiện theo quy định của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền.
1. Đối với đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, căn cứ kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm được phê duyệt, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
2. Đối với công tác bảo trì công trình, thiết bị đường sắt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:
a) Đối với công tác bảo dưỡng, căn cứ kế hoạch bảo trì được phê duyệt, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt hoặc ủy quyền cho Cục Đường sắt Việt Nam phê duyệt;
b) Đối với sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 500 triệu đồng, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tự quyết định theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 39 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ;
c) Đối với sửa chữa công trình, thiết bị đường sắt có chi phí từ 500 triệu đồng trở lên, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng, trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình;
d) Đối với trường hợp sửa chữa đột xuất công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do chịu các tác động của mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động thiên tai khác mà không có trong kế hoạch bảo trì được phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho Cục Đường sắt Việt Nam quyết định phê duyệt; báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện.
3. Căn cứ quyết định phê duyệt các hạng mục công trình theo quy định tại khoản 2 Điều này, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức triển khai thực hiện bảo trì công trình.
4. Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo quy định.
5. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư tự tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng.
6. Đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt do mình đầu tư.
1. Đơn vị bảo trì công trình đường sắt thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt theo hợp đồng bảo trì và quy trình bảo trì công trình được duyệt.
2. Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.
3. Đánh giá an toàn công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng bao gồm an toàn chịu lực và an toàn vận hành thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 43 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Các trường hợp kiểm định chất lượng công trình đường sắt thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Lập và trình duyệt đề cương, dự toán kiểm định công trình đường sắt thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư: căn cứ kế hoạch bảo trì được duyệt, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức lập đề cương, dự toán; trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt;
b) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư tổ chức lập đề cương trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt; tự phê duyệt dự toán và tổ chức thực hiện;
c) Đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
1. Quan trắc công trình đường sắt phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện đối với:
a) Các công trình cầu, hầm, nhà ga cấp đặc biệt và cấp 1;
b) Công trình đường sắt có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;
c) Các công trình đường sắt khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền hoặc theo đề nghị của chủ quản lý, sử dụng công trình.
2. Các bộ phận công trình đường sắt cần được quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình.
3. Nội dung quan trắc công trình đường sắt bao gồm: vị trí quan trắc, thông số quan trắc (biến dạng, nghiêng, lún, nứt, võng, ...), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác. Phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc; tổ chức thực hiện quan trắc; phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác.
4. Thực hiện quan trắc đối với công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư:
a) Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt căn cứ kế hoạch bảo trì được duyệt tổ chức lập đề cương, dự toán quan trắc; trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt; tổ chức thực hiện và lập báo cáo kết quả quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá so sánh với giá trị giới hạn cho phép đã nêu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan; đề xuất và khuyến cáo đối với chủ sở hữu công trình trong trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời; tiến hành đánh giá an toàn công trình theo các quy định hiện hành;
b) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư tổ chức lập đề cương, trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt; tự phê duyệt dự toán, tổ chức thực hiện và lập báo cáo theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
6. Đơn vị thực hiện quan trắc phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, có kinh nghiệm trong việc xử lý sự cố công trình theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư, đơn vị bảo trì công trình đường sắt và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo trì công trình đường sắt chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng công trình đường sắt theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hồ sơ bảo trì công trình đường sắt được lập theo quy định tại khoản 9 Điều 41 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ và được cập nhật vào hồ sơ quản lý công trình.
3. Thời hạn bảo hành đối với công tác sửa chữa công trình đường sắt theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
1. Công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng là công trình đã có thời gian khai thác, sử dụng lớn hơn thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế của công trình.
Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình bị mất hoặc không quy định thời hạn sử dụng, thời hạn sử dụng của công trình được xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan hoặc theo kết quả kiểm định chất lượng công trình.
2. Tối thiểu một năm trước khi công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư phải thực hiện các công việc sau:
a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;
b) Sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng; xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình trừ các công trình quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ;
c) Báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có). Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với các công trình quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
1. Chế độ báo cáo:
a) Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư gửi về Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam, định kỳ 06 tháng trước ngày 15 tháng 7 hàng năm và trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo;
b) Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền quản lý, bảo trì công trình đường sắt chuyên dùng, đường sắt do chủ sở hữu khác đầu tư thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình gửi về Cục Đường sắt Việt Nam định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo;
c) Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt (bao gồm cả đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, đường sắt chuyên dùng và đường sắt do chủ sở hữu khác đầu tư) về Bộ Giao thông vận tải, định kỳ hàng năm trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo.
2. Nội dung báo cáo phải nêu đầy đủ các thông tin sau: tên công trình, hạng mục công trình thực hiện; khối lượng và kinh phí thực hiện; thời gian hoàn thành; những điều chỉnh, phát sinh so với kế hoạch được duyệt; đánh giá kết quả thực hiện (theo kế hoạch được duyệt); đề xuất và kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác bảo trì công trình đường sắt (theo Biểu mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này).
1. Khi phát hiện công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư chịu trách nhiệm báo cáo ngay về Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam; đồng thời thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Khi phát hiện hoặc nhận được báo cáo về công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất Bộ Giao thông vận tải quyết định biện pháp xử lý.
3. Trường hợp công trình đường sắt xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
1. Đối với công tác bảo dưỡng công trình đường sắt:
a) Áp dụng theo các tiêu chuẩn; tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Đối với các hạng mục công trình chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, áp dụng các định mức tương ứng của các ngành hoặc của địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Đối với công tác sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất công trình đường sắt: áp dụng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Kinh phí bảo trì công trình đường sắt do nhà nước đầu tư được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư chịu trách nhiệm bố trí kinh phí bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng theo hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Kinh phí bảo trì công trình đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư được bố trí theo quy định của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền.
4. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì công trình đường sắt thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Nội dung các khoản mục chi phí liên quan đến thực hiện bảo trì công trình đường sắt bao gồm:
a) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình và định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;
b) Chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình đường sắt (bao gồm cả chi phí khảo sát; lập, thẩm tra và thẩm định chi phí bảo trì công trình);
c) Chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất;
d) Chi phí quan trắc công trình đường sắt đối với công trình có yêu cầu quan trắc;
đ) Chi phí bảo dưỡng công trình đường sắt;
e) Chi phí kiểm định chất lượng công trình;
g) Chi phí sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất;
h) Chi phí lập, quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường sắt và cập nhật cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Việc xác định chi phí thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường sắt theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản, gửi về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2015/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Thành phần và nội dung hồ sơ quản lý công trình đường sắt:
Hồ sơ hoàn công công trình đường sắt xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo; hồ sơ bảo trì công trình theo quy định tại khoản 9 Điều 41 Nghị Định số 46/2015/NĐ-CP và các tài liệu liên quan khác đối với từng loại công trình sau:
a) Hồ sơ quản lý đường sắt:
- Sổ kiểm tra đường (đường thẳng và đường cong), sổ kiểm tra ghi, sổ tuần đường, sổ gác chắn, biên bản kiểm tra ray, biểu theo dõi nền đường; hồ sơ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão;
- Cập nhật các biến động về sử dụng đất dành cho đường sắt; cập nhật số liệu về tốc độ, tải trọng cho phép; số lượt tàu thông qua; cập nhật kết quả các đợt kiểm tra, các dự án sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất;
- Hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, mặt cắt địa chất, hệ thống thoát nước, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc chỉ giới.
b) Hồ sơ quản lý cầu, cống đường sắt:
- Lý lịch cầu, cống: ghi đặc điểm kỹ thuật, trạng thái chủ yếu của công trình; cập nhật tình hình diễn biến, thay đổi qua các lần sửa chữa; các hư hỏng lớn đã xảy ra trong quá trình sử dụng; các kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm định;
- Sổ kiểm tra thường xuyên: ghi chép kết quả kiểm tra và quan sát tình hình hư hỏng thường xuyên của công trình;
- Hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công công trình, hồ sơ hoàn công công trình và các văn bản liên quan khác.
c) Hồ sơ quản lý hầm đường sắt:
- Sổ công tác hàng ngày: ghi lịch tuần tra bảo vệ hầm; quản lý điện thoại ở hai đầu hầm; theo dõi trạng thái của hầm (kể cả việc đo đạc khi cần thiết), các khe nứt trên vỏ hầm, tường cánh, tường chủ, cửa hầm, cống rãnh thoát nước, lượng nước rò rỉ vào hầm; vá các vết nứt, vỡ nát, dọn cỏ, khơi cống rãnh, sửa rãnh đỉnh, sửa các thiết bị chiếu sáng, thông tin, thông gió đơn giản; theo dõi và sửa chữa bảo đảm an toàn phần đường trong hầm;
- Phiếu hầm: ghi sơ lược lý lịch hầm gồm tên hầm, lý trình, tuyến đường sắt, khổ đường, khu gian; những đặc trưng của hầm gồm chiều dài, số khoang, những số liệu mặt cắt của hầm, hướng cửa hầm và hướng gió chính, các số liệu về mặt bằng và mặt cắt dọc, vật liệu xây dựng hầm; các bản vẽ mặt cắt ngang, mặt cắt dọc và mặt bằng hầm;
- Hồ sơ thiết kế thi công và hoàn công, bao gồm cả tài liệu địa chất thủy văn kèm theo.
d) Hồ sơ quản lý đường ngang:
- Biểu thống kê trạng thái kỹ thuật và lý lịch đường ngang.
- Hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, hệ thống thoát nước, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc chỉ giới.
- Giấy phép thành lập, quyết định đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
- Hồ sơ kiểm tra liên ngành hàng năm.
- Sổ kiểm tra định kỳ, đột xuất trạng thái đường ngang của Thủ trưởng đơn vị quản lý cơ sở.
- Cập nhật các vụ tai nạn (nếu có), nguyên nhân tai nạn, các biện pháp khắc phục.
- Riêng đường ngang có gác có các sổ sách, bảng biểu sau: bảng giờ tàu, bảng phân công gác đường ngang, sơ đồ phòng vệ khi có chướng ngại trên đường ngang, những thao tác cụ thể của nhân viên gác đường ngang, bảng tóm tắt các điều kỷ luật của nhân viên gác đường ngang, sổ nhật lý nhật ký gác đường ngang, sổ giao ban tuần đường; sổ kiểm tra ghi mệnh lệnh.
đ) Hồ sơ quản lý hệ thống công trình kiến trúc đường sắt:
Hồ sơ thiết kế, hoàn công công trình; cập nhật kết quả các đợt kiểm tra, các dự án sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, các biến động liên quan đến công trình.
e) Hồ sơ quản lý hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt:
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hệ thống, hồ sơ hoàn công, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, thiết bị lắp đặt, thời gian đưa vào sử dụng, thời gian bảo hành thiết bị; sổ kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị; biểu theo dõi thống kê tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị, hệ thống thiết bị.
2. Thành phần và nội dung hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt:
a) Tình trạng sử dụng đất hành lang an toàn giao thông đường sắt; các công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt; các vi phạm, thời điểm vi phạm và quá trình xử lý vi phạm.
b) Hồ sơ liên quan đến lối đi dân sinh phải lập riêng để phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường bộ.
c) Hồ sơ quản lý đường gom nằm trong hành lang an toàn giao thông đường sắt bao gồm: hồ sơ hoàn công, hồ sơ thiết kế, giấy phép thi công và các văn bản liên quan khác.
d) Hồ sơ quản lý hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với đường bộ bao gồm: hồ sơ hoàn công, hồ sơ thiết kế và các văn bản liên quan khác.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2015/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA NĂM ...
TT |
Hạng mục công việc |
Đơn vị |
Khối lượng |
Kinh phí (triệu đồng) |
Thời gian thực hiện |
Phương thức thực hiện |
Tiêu chuẩn chất lượng |
Mức độ ưu tiên |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
|
TỔNG SỐ (I+II+III+IV+V) |
|
|
|
|
|
|
|
I |
BẢO DƯỠNG |
|||||||
1 |
Sản phẩm thứ 1 |
km |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Tuyến đường sắt... (từ Km... đến Km ...) |
km |
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Tuyến đường sắt... (từ Km... đến Km...) |
km |
|
|
|
|
|
|
… |
|
km |
|
|
|
|
|
|
2 |
Sản phẩm thứ 2 |
km |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Tuyến đường sắt... (từ Km… đến Km...) |
km |
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Tuyến đường sắt... (từ Km... đến Km...) |
km |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
20 |
Sản phẩm thứ n |
km |
|
|
|
|
|
|
20.1 |
Tuyến đường sắt... (từ Km… đến Km...) |
km |
|
|
|
|
|
|
20.2 |
Tuyến đường sắt... (từ Km... đến Km...) |
km |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
SỬA CHỮA ĐỊNH KỲ |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Chuẩn bị đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Công trình chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1 |
Tuyến đường sắt... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
1.1.2 |
Tuyến đường sắt... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Công trình làm mới |
|
|
|
|
|
|
|
1.2.1 |
Tuyến đường sắt... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
1.2.2 |
Tuyến đường sắt... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Thực hiện đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Công trình < 500 triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
2.1.1 |
Tuyến đường sắt .... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
2.1.2 |
Tuyến đường sắt .... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Công trình ³ 500 triệu |
|
|
|
|
|
|
|
2.2.1 |
Công trình chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
2.2.1.1 |
Tuyến đường sắt .... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
2.2.1.2 |
Tuyến đường sắt .... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2.2 |
Công trình làm mới |
|
|
|
|
|
|
|
2.2.2.1 |
Tuyến đường sắt .... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
2.2.2.2 |
Tuyến đường sắt .... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …….. |
|
|
|
|
|
|
|
III |
KIỂM ĐỊNH, QUAN TRẮC |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Kiểm định |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Công trình 1 |
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Công trình 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
1.n |
Công trình n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Quan trắc |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Công trình 1 |
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Công trình 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
………. |
|
|
|
|
|
|
|
2.n |
Công trình n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TAI NẠN (SỬA CHỮA ĐỘT XUẤT) (*) |
|||||||
1 |
Khắc phục sự cố công trình 1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Khắc phục sự cố công trình 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
n |
Khắc phục sự cố công trình n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V |
CÁC CÔNG TÁC KHÁC |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Cập nhật cơ sở dữ liệu |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Quản lý hồ sơ bảo trì công trình |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Lập quy trình bảo trì |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Lập định mức kinh tế-kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Các nhiệm vụ quản lý khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHI TIẾT NỘI DUNG SẢN PHẨM BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH |
||||||||
TT |
Hạng mục công việc |
Đơn vị |
Khối lượng |
Chi phí (triệu đồng) |
Thời gian thực hiện |
Phương thức thực hiện |
Tiêu chuẩn chất lượng |
Mức độ ưu tiên |
1 |
SẢN PHẨM THỨ 1 |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Tuyến đường sắt ....(từ Km... đến Km...) |
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1 |
Khối lượng thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đường chính tuyến |
km |
|
|
|
|
|
|
|
- Đường ga |
km |
|
|
|
|
|
|
|
- Ghi |
bộ |
|
|
|
|
|
|
|
- Cầu |
km |
|
|
|
|
|
|
|
- Cống |
km |
|
|
|
|
|
|
|
- Hầm |
km |
|
|
|
|
|
|
|
- Nhà ga, kho ga |
m2 |
|
|
|
|
|
|
|
- Ke ga, bãi hàng |
m2 |
|
|
|
|
|
|
|
- Điểm gác đường ngang |
điểm |
|
|
|
|
|
|
|
- Đường truyền tải |
Km.trục |
|
|
|
|
|
|
|
- Trạm tổng đài |
trạm |
|
|
|
|
|
|
|
- Tín hiệu ra vào ga |
hệ |
|
|
|
|
|
|
|
- Thiết bị khống chế |
bộ |
|
|
|
|
|
|
|
- Thiết bị điều khiển |
đài |
|
|
|
|
|
|
|
- Cáp tín hiệu |
Km.sợi |
|
|
|
|
|
|
|
- Thiết bị nguồn |
cung |
|
|
|
|
|
|
|
- ………………….. |
|
|
|
|
|
|
|
1.1.2 |
Khối lượng vật tư chủ yếu |
|||||||
TT |
Tên vật tư và quy cách |
Đơn vị |
Khối lượng |
|||||
|
- Ray |
thanh |
|
|||||
|
- Tà vẹt bê tông |
thanh |
||||||
|
- Tà vẹt sắt |
thanh |
||||||
|
- Tà vẹt ghi |
thanh |
||||||
|
- Tà vẹt cầu |
thanh |
||||||
|
- Ghi |
bộ |
||||||
|
- Tâm ghi |
cái |
||||||
|
- Đá hộc |
m3 |
||||||
|
- Đá dăm 2,5 x 5 |
m3 |
||||||
|
- Xi măng |
tấn |
||||||
|
- Cát vàng |
m3 |
||||||
|
- ……… |
|
||||||
1.1.3 |
Khối lượng máy thi công |
|||||||
TT |
Tên máy, thiết bị |
Đơn vị |
Khối lượng |
|||||
|
- Máy chèn đường 08-8GS |
|
|
|||||
|
- Máy chèn đường GRAD |
|
||||||
|
- Máy sàng đá balat MR 74 BRU |
|
||||||
|
- Máy đa dụng KGT/V |
|
||||||
|
- Máy thay tà vẹt MRT |
|
||||||
|
- Máy xiết bu lông TEM |
|
||||||
|
- Máy nâng mối gục JA |
|
||||||
|
- Thước đo CRFF |
|
||||||
|
- Máy đo Matisa |
|
||||||
|
- ………………. |
|
||||||
|
- ………………. |
|
||||||
1.2 |
Tuyến đường sắt ....(từ Km... đến Km...) |
|
|
|
|
|
|
|
1.2.1 |
Khối lượng thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …………. |
|
|
|
|
|
|
|
1.2.2 |
Khối lượng vật tư chủ yếu |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …………. |
|
|
|
|
|
|
|
1.2.3 |
Khối lượng máy thi công |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …………. |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
SẢN PHẨM THỨ 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
SẢN PHẨM THỨ n |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tai nạn (Sửa chữa đột xuất)(*) không nằm trong kế hoạch bảo trì được phê duyệt, sẽ được bổ sung vào kế hoạch trong quá trình thực hiện khi công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động thiên tai đột xuất khác ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành công trình.
- Sản phẩm thứ 1, Sản phẩm thứ 2, …… Sản phẩm thứ n: bao gồm các công việc bảo dưỡng công trình đường sắt được giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng thực hiện với Đơn vị bảo trì công trình đường sắt thứ 1, thứ 2, ... thứ n.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2015/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TỔNG HỢP TRẠNG THÁI KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
(năm …..)
I. Đường chính tuyến:
1. Tuyến đường sắt: ………………………..
2. Khổ đường: ……………….
3. Lý trình đầu: ………..; lý trình cuối: ………………; chiều dài ………
4. Tổng chiều dài cầu: ………; trong đó: ……….cầu bê tông, ………. cầu thép.
5. Tổng chiều dài hầm: ………………
6. Số lượng ghi trên chính tuyến: ……….. bộ; tổng chiều dài ……….
7. Trạng thái kỹ thuật đường chính tuyến theo bảng sau:
TT |
Lý trình |
Chiều dài, km |
Nền đường |
Nền đá |
Ray |
Tà vẹt |
Phụ kiện |
Năm sửa chữa |
Trạng thái kỹ thuật |
|||
Đầu |
Cuối |
|
|
Loại |
Dài |
Loại |
Kiểu |
|
|
|
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Thứ tự các đoạn có các yếu tố kỹ thuật khác nhau theo hướng lý trình tiến;
(2) Lý trình đầu của đoạn trên;
(3) Lý trình cuối của đoạn trên;
(4) Chiều dài của đoạn;
(5) Nền đường đào, đắp hay không đào, không đắp;
(6) Chiều dày nền đá;
(7) Loại ray hiện tại (P43, P38 ...);
(8) Chiều dài của mỗi thanh ray, m;
(9) Loại tà vẹt (sắt, gỗ, bê tông, bê tông dự ứng lực);
(10) Kiểu tà vẹt theo từng loại;
(11) Loại phụ kiện liên kết;
(12) Ghi rõ năm, nội dung sửa chữa;
(13) Ghi trạng thái kỹ thuật của từng đoạn đường (tốt, bình thường, xấu).
II. Đường ga:
1. Tuyến đường sắt: …………………
2. Khổ đường: …………..
3. Lý trình đầu: ……………; lý trình cuối: ………..;
4. Trạng thái kỹ thuật đường ga (không kể đường chính tuyến qua ga) theo bảng sau:
TT |
Ga |
Tên đường |
Chiều dài, m |
Ray |
Loại tà vẹt |
Loại phụ kiện |
Năm sửa chữa |
Trạng thái kỹ thuật |
||||
Tên ga |
Lý trình |
Toàn bộ |
Đặt ray |
Sử dụng |
Loại |
Dài |
|
|
|
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Thứ tự các ga theo hướng lý trình tiến;
(2) Tên của ga;
(3) Lý trình của ga;
(4) Tên các đường trong ga;
(5) Chiều dài toàn bộ của từng đường, tính từ tim ghi bên này đến tim ghi bên kia;
(6) Chiều đặt ray của từng đường, không kể chiều dài ghi;
(7) Chiều dài sử dụng của từng đường, tính từ mốc xung đột bên này đến mốc xung đột bên kia;
(8) Loại ray sử dụng (P43, P38 ...);
(9) Chiều dài của mỗi thanh ray, m;
(10) Loại tà vẹt (sắt, gỗ, bê tông, bê tông dự ứng lực);
(11) Loại phụ kiện liên kết;
(12) Ghi rõ năm, nội dung sửa chữa;
(13) Ghi trạng thái kỹ thuật của từng đường ga (tốt, bình thường, xấu).
III. Ghi:
1. Tuyến (đoạn tuyến) đường sắt: …………..
2. Khổ đường: ……………………
3. Lý trình đầu: ………..; lý trình cuối: ………….;
4. Trạng thái kỹ thuật của từng bộ ghi trong các ga theo bảng sau:
TT |
Tên ga |
Tên ghi |
Lý trình |
Trên đường |
Các yếu tố kỹ thuật của ghi |
Nước sản xuất |
Trạng thái kỹ thuật |
|||||
Tang |
Loại ray |
Chiều dài |
Loại tâm |
Hướng rẽ |
Góc rẽ |
|
|
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Thứ tự các ga theo hướng lý trình tiến;
(2) Tên của ga;
(3) Tên từng bộ ghi trong ga;
(4) Lý trình tim từng bộ ghi trong ga;
(5) Vị trí của bộ ghi trên các đường trong ga;
(6) Số hiệu của từng bộ ghi, tính bằng tang của góc rẽ (1/9, 1/10 ...);
(7) Loại ray sử dụng của từng bộ ghi (P43, P38 ...);
(8) Chiều dài của từng bộ ghi, m;
(9) Loại tâm của từng bộ ghi (đúc hay ghép);
(10) Hướng rẽ của ghi (phải, trái);
(11) Góc rẽ của ghi (bao nhiêu độ);
(12) Ghi sản xuất tại nước nào;
(13) Ghi trạng thái kỹ thuật của từng bộ ghi (tốt, bình thường, xấu).
IV. Cầu:
1. Tuyến đường sắt: ………………………
2. Khổ đường: ……………..
3. Lý trình đầu: …………; lý trình cuối: ……………..
4. Trạng thái kỹ thuật của từng cầu theo bảng sau:
TT |
Tên cầu |
Lý trình |
Chiều dài toàn cầu, m |
Số nhịp |
Chiều dài dầm, m |
Loại dầm |
Mặt cầu |
Mố/ trụ |
Tải trọng |
Năm xây dựng |
Năm sửa chữa |
Trạng thái kỹ thuật |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Thứ tự các cầu theo hướng lý trình tiến;
(2) Tên của cầu;
(3) Lý trình của cầu;
(4) Chiều dài toàn cầu, tính từ đuôi mố bên này đến đuôi mố bên kia, m;
(5) Số lượng nhịp của cầu;
(6) Chiều dài các dầm từ 1 đến hết, m;
(7) Ghi rõ thép, bê tông, bê tông cốt thép, liên hợp …;
(8) Loại mặt cầu (trần, máng ba lát, chạy trực tiếp …;
(9) Kiểu mố, trụ, vật liệu xây dựng;
(10) Tải trọng thiết kế của toàn cầu hoặc của mố, trụ, dầm (T14, T22 ...);
(11) Năm hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác;
(12) Ghi rõ năm, nội dung sửa chữa;
(13) Ghi trạng thái kỹ thuật của từng bộ phận cầu (tốt, bình thường, xấu).
V. Cống:
1. Tuyến đường sắt: ……………………
2. Khổ đường: ………………
3. Lý trình đầu: …………..; lý trình cuối: …………
4. Trạng thái kỹ thuật của từng cống theo bảng sau:
TT |
Lý trình |
Hình dạng |
Khẩu độ |
Chiều dài toàn bộ, m |
Chiều dài thân cống, m |
Vật liệu |
Chiều cao đất đắp, m |
Tải trọng |
Năm xây dựng |
Năm sửa chữa |
Trạng thái kỹ thuật |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Thứ tự các cống theo hướng lý trình tiến;
(2) Lý trình của cống;
(3) Hình dạng mặt cắt ngang (vòm, tròn, vuông ...);
(4) Khẩu độ thoát nước của cống (m);
(5) Chiều dài toàn bộ, tính cả cửa cống, m;
(6) Chiều dài thân cống, m;
(7) Vật liệu xây dựng cống;
(8) Chiều cao đất đắp trên cống, m;
(9) Tải trọng thiết kế cống (T14, T22,….);
(10) Năm hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác;
(11) Ghi rõ năm, nội dung sửa chữa;
(12) Ghi trạng thái kỹ thuật của từng bộ phận cống (tốt, bình thường, xấu).
VI. Hầm:
1. Tuyến đường sắt: ……………….
2. Khổ đường: ……………
3. Lý trình đầu: …………….; lý trình cuối: ………………..
4. Trạng thái kỹ thuật của từng hầm theo bảng sau:
TT |
Tên hầm |
Lý trình |
Chiều dài |
Bán kính cong |
Độ dốc |
Hướng rẽ |
Vật liệu |
Năm xây dựng |
Năm sửa chữa |
Trạng thái kỹ thuật |
|
Tường |
Vòm |
|
|
|
|||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Thứ tự hầm theo hướng lý trình tiến;
(2) Tên của hầm;
(3) Lý trình của hầm;
(4) Chiều dài toàn hầm, tính từ cửa hầm bên này đến cửa hầm bên kia, m;
(5) Bán kính đường cong trong hầm, m;
(6) Độ dốc đường trong hầm (%);
(7) Hướng rẽ đường trong hầm (phải hay trái);
(8) Vật liệu tường hầm;
(9) Vật liệu vòm hầm;
(10) Năm hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác;
(11) Ghi rõ năm, nội dung sửa chữa;
(12) Ghi trạng thái kỹ thuật của từng bộ phận hầm (tốt, bình thường, xấu).
VII. Nhà ga, kho ga:
1. Tuyến đường sắt: …………………
2. Lý trình đầu: …………….; lý trình cuối: ………………..;
3. Trạng thái kỹ thuật của từng hạng mục công trình theo bảng sau:
TT |
Ga |
Nhà ga |
Kho ga |
Năm xây dựng |
Năm sửa chữa |
Trạng thái kỹ thuật |
|||
Tên ga |
Lý trình |
Diện tích |
Cấp |
Diện tích |
Cấp |
|
|
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Thứ tự các ga theo hướng lý trình tiến;
(2) Tên của ga;
(3) Lý trình của ga;
(4) Diện tích xây dựng nhà ga, m2;
(5) Cấp công trình nhà ga theo phân cấp;
(6) Diện tích xây dựng kho ga, m2;
(7) Cấp công trình kho ga theo phân cấp;
(8) Năm hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác;
(9) Ghi rõ năm, nội dung sửa chữa;
(10) Ghi trạng thái kỹ thuật của từng hạng mục công trình (tốt, bình thường, xấu).
VIII. Ke ga, bãi hàng:
1. Tuyến đường sắt: …………………………
2. Lý trình đầu: …………………; lý trình cuối: ………………..;
3. Trạng thái kỹ thuật của từng hạng mục công trình theo bảng sau:
TT |
Ga |
Ke ga |
Bãi hàng |
Năm xây dựng |
Năm sửa chữa |
Trạng thái kỹ thuật |
|||
Tên ga |
Lý trình |
Diện tích |
Vật liệu |
Diện tích |
Vật liệu |
|
|
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Thứ tự các ga theo hướng lý trình tiến;
(2) Tên của ga;
(3) Lý trình của ga;
(4), (6) Diện tích xây dựng, m2;
(5), (7) Vật liệu xây dựng;
(8) Năm hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác;
(9) Ghi rõ năm, nội dung sửa chữa;
(10) Ghi trạng thái kỹ thuật của từng hạng mục công trình (tốt, bình thường, xấu).
IX. Đường ngang:
1. Tuyến đường sắt: ………………………..
2. Khổ đường: ……………………….
3. Lý trình đầu: ……………….; lý trình cuối: ……………………
4. Trạng thái kỹ thuật của từng đường ngang theo bảng sau:
TT |
Tên ĐN |
Lý trình |
Cấp |
Tầm nhìn |
Phòng vệ |
Diện tích nhà gác |
Góc giao |
Đường bộ |
Năm xây dựng |
Năm sửa chữa |
Trạng thái kỹ thuật |
||
Loại |
Rộng/ kết cấu |
Độ dốc |
|
|
|||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Thứ tự các đường ngang theo hướng lý trình tiến;
(2) Tên của đường ngang;
(3) Lý trình của đường ngang;
(4) Cấp đường ngang theo quy định;
(5) Tầm nhìn cho phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ (về các phía);
(6) Loại hình phòng vệ (có người gác, cảnh báo tự động ...);
(7) Diện tích xây dựng, m2 của nhà gác đường ngang (đối với đường ngang có người gác);
(8) Góc giao giữa đường sắt và đường bộ;
(9) Loại đường bộ (Quốc lộ, Đường tỉnh, Đường huyện, ...);
(10) Chiều rộng và kết cấu mặt đường bộ;
(11) Độ dốc đường bộ hai bên đường ngang (%);
(12) Năm hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác;
(13) Ghi rõ năm, nội dung sửa chữa;
(14) Ghi trạng thái kỹ thuật của từng bộ phận đường ngang (tốt, bình thường, xấu).
X. Đường truyền tải, trạm tổng đài:
1. Tuyến đường sắt: …………………….
2. Lý trình đầu: …………; lý trình cuối: ……….; chiều dài ……………
3. Số lượng trạm tổng đài: ………………
4. Trạng thái kỹ thuật công trình theo bảng sau:
TT |
Đoạn cột |
Loại cột |
Loại xà |
Số đôi dây |
Các loại cáp |
Năm xây dựng |
Năm sửa chữa |
Trạng thái kỹ thuật |
|||
Từ |
Đến |
|
|
|
Trần (km/ đôi) |
Quang (km.sợi) |
Khác (km.sợi) |
|
|
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Thứ tự các đoạn có các yếu tố kỹ thuật khác nhau theo hướng lý trình tiến;
(2) Số thứ tự cột trước;
(3) Số thứ tự cột sau;
(4) Số lượng, loại cột;
(5) Số lượng, loại xà trên cột;
(6) Số đôi dây trên cột;
(7), (8), (9) Số lượng, chiều dài các loại cáp trên cột;
(10) Năm hoàn thành xây dựng (lắp đặt), đưa vào khai thác;
(11) Ghi rõ năm, nội dung sửa chữa;
(12) Ghi trạng thái kỹ thuật của từng hạng mục công trình (tốt, bình thường, xấu).
XI. Tín hiệu ra vào ga, thiết bị khống chế, thiết bị điều khiển, thiết bị nguồn, cáp tín hiệu
1. Tuyến đường sắt: ……………………………….
2. Lý trình đầu: ……………………; lý trình cuối: ……………………;
3. Trạng thái kỹ thuật từng hạng mục công trình theo bảng sau:
TT |
Ga |
Tín hiệu ra vào ga (hệ) |
Thiết bị |
Cáp tín hiệu |
Năm xây dựng |
Năm sửa chữa |
Trạng thái kỹ thuật |
|||||
Tên ga |
Lý trình |
|
Khống chế (bộ) |
Điều khiển (đài) |
Nguồn (cung) |
Quang (km.sợi) |
Đồng (km.sợi) |
Khác (km.sợi) |
|
|
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Thứ tự các ga theo hướng lý trình tiến;
(2) Tên của ga;
(3) Lý trình của ga;
(4) Số lượng và loại hình thiết bị (cánh, đèn màu, ...);
(5) Số lượng và loại hình thiết bị (khóa cơ khí, khóa điện TM, ...);
(6), (7) Số lượng thiết bị;
(8), (9), (10) Số lượng và chiều dài các loại cáp (km/sợi);
(11) Ghi rõ năm, nội dung sửa chữa;
(12) Ghi trạng thái kỹ thuật của từng hạng mục công trình (tốt, bình thường, xấu).
(Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2015/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
(... tháng/năm ...)
TT |
Hạng mục công việc |
Đơn vị |
Khối lượng |
Kinh phí (triệu đồng) |
Thời gian thực hiện |
Điều chỉnh so với kế hoạch được giao |
Mức độ hoàn thành (%) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THE MINISTRY OF TRANSPORT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 81/2015/TT-BGTVT |
Hanoi, December 25, 2015 |
PRESCRIBING MANAGEMENT AND MAINTENANCE OF RAIL ENGINEERING WORKS
Pursuant to the Law on Railway No. 35/2005/QH11 dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Construction No. 50/2014/QH13 dated June 18, 2014;
Pursuant to the Government's Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant to the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP dated May 12, 2015 on construction works quality management and maintenance;
Pursuant to the Government's Decree No. 14/2015/ND-CP dated February 13, 2015 specifying and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Railway;
Pursuant to the Government’s Decree No. 59/2015/ND-CP dated June 18, 2015 on management of construction projects;
Upon the request of the Director of Department of Transport Infrastructure and the Director of Vietnam Railway Authority,
The Minister of Transport hereby issues the Circular that prescribes management and maintenance of rail engineering works.
1. This Circular prescribes railway infrastructure management; implementation of maintenance of national and dedicated railways.
2. Management and maintenance of rail engineering works shall conform to regulations of provincial-level People's Committees.
Article 2. Subjects of application
This Circular shall apply to organizations or individuals related to management of railway infrastructure and maintenance of national and dedicated rail engineering works.
For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:
1. Rail engineering works refers to rail transport engineering works, including roads, bridges, culverts, tunnels, embankments, barrier walls, train terminals, drainage systems, communications, signaling and power supply systems, and other rail auxiliary facilities or equipment.
2. Railway infrastructure refers to rail engineering works, railway protection boundaries and rail transportation safety corridors.
3. Procedures for maintenance of rail engineering works refers to documents providing regulations on processes, requirements and instructions for maintenance of rail engineering works.
4. Maintenance of rail engineering works refers to a combination of activities that ensures and maintains the normal and safe operation rail engineering works in conformity with design requirements during the process of use and operation thereof.
5. Inspection of rail engineering works refers to evaluation or examination of rail engineering works via physical senses or dedicated equipment that help to detect any damage or any potential risks of damage to these works to take timely corrective actions.
6. Monitoring of rail engineering works refers to the time-specific observation, measurement and recording of any geometrical change, deformation, distortion, transition, and other technical parameters of works and the ambient environment.
7. Inspection of quality of rail engineering works refers to examination and assessment of quality or causes of damage, value, useful life and other technical parameters of parts or the whole of rail engineering works through monitoring, survey, testing, calculation and analysis activities.
8. Maintenance of rail engineering works refers to monitoring of, caring for and repair of minor defects of rail engineering works and built-in equipment which are carried out in a regular or periodic manner to sustain normal operational conditions and restrict any possible damage of rail engineering works.
9. Repair of rail engineering works refers to correction or mitigation of any defect or damage of rail engineering works that may be discovered during the process of operation in order to ensure normal and safe conditions of these works. Repair of rail engineering works shall include periodic and ad-hoc repair:
a) Periodic repair of rail engineering works is defined as the repair of any defect or replacement of damaged constituents or equipment of these works which are carried out in a periodic manner as prescribed by maintenance procedures or plans which have already been approved;
b) Ad-hoc repair of rail engineering works is defined as the repair of part or the whole of rail engineering works which may be damaged due to unexpected effects such as wind, storm, flood, earthquake, collision, fire and others, or of part or the whole of rail engineering works which may be degraded to the extent of adverse effect on safety for use, operation and exploitation of these works.
10. Rail engineering works maintenance service provider is defined as an organization or individual assigned or contracted to render one or more rail engineering works maintenance services.
Article 4. Requirements for management of railway infrastructure and maintenance of rail engineering works
1. Rail engineering works already brought into operation shall be managed and maintained in accordance with the Government's Decree No. 14/2015/ND-CP dated February 13, 2015 specifying and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Railway (hereinafter referred to as Decree No. 14/2015/ND-CP), the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP dated May 12, 2015 on management of quality and maintenance of construction works (hereinafter referred to as Decree No. 46/2015/ND-CP), and other relevant legislative documents and provisions laid down herein.
2. Maintenance of rail engineering works shall be subject to the annual maintenance plan and procedures for maintenance of rail engineering works which have been approved by competent authorities; shall be organized and carried out as prescribed by Chapter II hereof.
3. Maintenance of rail engineering works must ensure safety for humans, property and these works themselves; assure safe and through traffic; enhance fire and explosion prevention and control.
Article 5. Activities of management of railway infrastructure
1. Managing property of the railway infrastructure system.
2. Managing financial sources for management of railway infrastructure and maintenance of rail engineering works.
3. Managing formulation, issuance, release and implementation of technical standards and regulations; norms, unit prices, unit costs and prices of public rail utilities.
4. Managing establishment, assessment, approval and authorization of the plan for, deciding on approaches to implementing, organizing management of railway infrastructure and maintenance of rail engineering works.
5. Managing establishment, assessment and approval of plans, budget and organizing prevention, control and mitigation of consequences of floods, storms, natural calamities and railway transport accidents.
6. Managing and protecting the railway infrastructure system.
7. Keeping dossiers on potential rail accident black spots and small radius curves that reduce the train throughput or route capacity; the number of rail transport accidents and determination of primary causes of each accident.
8. Updating the dossiers on management of the railway infrastructure to the database for monitoring and managerial purposes. Components and contents of dossiers shall be subject to regulations laid down in Appendix 1 hereof.
9. Examining, inspecting, supervising, and handling complaints or accusations, imposing proper penalties for any violation of laws on management of the railway infrastructure and maintenance of rail engineering works as prescribed by regulations in force.
10. Making legally-required periodic or ad-hoc reports.
Article 6. Activities of maintenance of rail engineering works
Maintenance of rail engineering works shall comprise one, certain or all of the following activities, such as examination, monitoring and assurance of quality, maintenance and repair of rail engineering works, but excluding those that may change functions or scale of these works.
Article 7. Responsibilities of persons and entities engaged in management of railway infrastructure and maintenance of rail engineering works
1. Regulatory bodies shall be responsible for examining, inspecting, supervising, handling complaints or accusations, imposing proper penalties for any violation of laws on management of the railway infrastructure and maintenance of rail engineering works.
2. Designated railway management and operation enterprises shall take responsibility for managing the railway infrastructure and maintaining national-level state-invested rail engineering works; shall be liable for any defect or degradation of rail engineering works which is resulted from failure to carry out legally-required maintenance of these works.
3. Entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure with competent regulatory bodies shall be responsible for managing the railway infrastructure and maintaining rail engineering works as agreed upon in that contract; shall be liable for any defect or degradation of these works which is resulted from failure to carry out legally-required maintenance of these works.
4. With respect to dedicated railways or other investors’ railways, owners or assignees shall be responsible for managing the railway infrastructure and maintaining rail engineering works developed on their own expenses; shall be liable for any defect or degradation of rail engineering works which is resulted from failure to carry out legally-required maintenance of these works.
ORGANIZATION OF MAINTENANCE OF RAIL ENGINEERING WORKS
Article 8. Formulation, approval and modification of the plan for maintenance of rail engineering works
1. Formulation of the plan for maintenance of national-level state-invested rail engineering works:
a) Depending on technical conditions of rail engineering works, transportation demands of each railway currently in operation, maintenance procedures, economic – technical norms, state regulations in force, railway management and operation enterprises shall, on an annual basis, review, integrate and draw up plans for maintenance of rail engineering works under their management, including the following duties such as maintenance, periodic repair, inspection, monitoring, ad-hoc repair and other activities (if any) by using the form given in the Appendix 2 hereof;
b) The plan for maintenance of rail engineering works shall be made into 02 sets, enclosing the summary of technical conditions of rain engineering works (using the form given in Appendix 3 hereof), one of which shall be sent to the Ministry of Transport and the rest of which shall be sent to the Vietnam Railway Authority before the 15th day of June every year; concurrently, railway management and operation enterprises shall establish the budgetary plan for economic finances sent to the Ministry of Transport;
c) The annual plan for maintenance of rail engineering works shall include the plan for maintenance and repair of each rail track (track segment) and other affairs (if any). The plan for maintenance of rail engineering works must provide the following information in full, such as name of each rail engineering work and components thereof; unit, volume and estimated budget for implementation of that plan; implementation time; implementation approaches and priority degree.
2. Approval of the plan for maintenance of national-level state-invested rail engineering works:
a) Within a period of 10 working days of receipt of all required documents, the Vietnam Railway Authority shall be responsible for assessing the plan and preparing an assessment report for submission to the Ministry of Transport;
b) Based on the plan for maintenance of rail engineering works submitted by railway management and operation enterprises and the assessment report of the Vietnam Railway Authority, the Ministry of Transport shall review the plan, prepare the general plan and keep a record of estimated costs of maintenance of rail engineering works into the annual state budgetary plan of the Ministry of Transport for submission to the Ministry of Finance ahead of the 20th July every year;
c) After receipt of the notification of the annual budgetary plan from the Ministry of Finance, the Ministry of Transport shall authorize railway management and operation enterprises to implement that plan. Railway management and operation enterprises shall review and modify the plan and the estimate of budget for maintenance of rail engineering works consistent with allocated funds; prepare dossiers for submission to relevant bodies for assessment and inspection purposes in accordance with subparagraph b paragraph 1 of this Article. The periodic repair of railway engineering works and equipment may be integrated into the engineering plan after receipt of the investment approval decision from a competent authority in accordance with regulations in force, unless otherwise permitted by the Minister of Transport.
d) The Ministry of Transport shall annually assess and approve the plan and the budget estimate for maintenance of rail engineering works after receipt of all required documents on the plan for maintenance of rail engineering works, the assessment report and opinions from relevant regulatory agencies or bodies (if any).
3. The plan for maintenance of national-level state-invested rail projects shall be modified or supplemented during the process of implementation thereof, depending on practical conditions. The Ministry of Transport shall decide whether modification of the maintenance plan is approved by December 1 every year.
4. Entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure shall draw up, approve and modify the plan for maintenance of rail engineering works that they have been received under assignment.
5. Formulation, approval and modification of the plan for maintenance of dedicated rail projects or other investors’ rail projects shall be subject to regulations of the owners or assignees.
Article 9. Implementation of the plan for maintenance of rail engineering works
1. With respect to national-level state-invested rails, based on the approved annual plan for maintenance of railway projects, railway management and operation enterprises shall organize implementation of this plan in accordance with regulations in force.
2. Maintenance of rail engineering works or equipment which is funded by the state budget shall be carried out as follows:
a) As for care of rail engineering works and equipment, based on the approved maintenance plan, railway management and operation enterprises shall draw up the public utilities pricing plan and submit it to the Ministry of Transport that issues its approval decision or authorizes the Vietnam Railway Authority to make its approval decision;
b) As for repair of rail engineering works or equipment of which total cost is less than VND 500 million, railway management and operation enterprises shall be accorded the discretionary power in accordance with subparagraph a paragraph 4 Article 39 of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP;
c) As for repair of rail engineering works or equipment of which the minimum cost is VND 500 million, railway management and operation enterprises shall prepare the feasibility study report or project which is submitted to the Vietnam Railway Authority for its assessment and approval as prescribed by laws on investment and construction;
d) As for ad-hoc repair of the whole or part of rail engineering works which is damaged owing to rainstorm, flood, earthquake, collision, conflagration, explosion or other natural disaster which are not specified in the approved maintenance plan, the Ministry of Transport shall authorize the Vietnam Railway Authority to give the approval decision and then send a review report to the Ministry of Transport.
3. Based on the decision to approve items to be maintained under paragraph 2 of this Article, railway management and operation enterprises shall carry on maintenance.
4. The Ministry of Transport and Vietnam Railway Authority shall inspect and supervise implementation of the plan for maintenance of national-level state-invested railway in accordance with regulations in force.
5. Entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure shall implement the plan for maintenance of the received works or equipment at their discretion.
6. As for dedicated railways or other investors’ railways, owners or their authorized persons shall be required to implement the plan for maintenance of their rail engineering works.
Article 10. Examination, care, repair and assessment of safety for rail engineering works
1. Rail engineering works maintenance service provider shall examine, maintain and repair rail engineering works under the maintenance contract and the approved maintenance procedures.
2. Examination, maintenance and repair of rail engineering works shall be subject to paragraph 2, 3 and paragraph 4 Article 40 of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP and provisions hereof.
3. Assessment of safety of rail engineering works carried out during the process of use and operation thereof, including load bearing and operational safety, shall be subject to paragraph 1, 2 and 3 Article 43 of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP.
4. Control and assurance of quality of rail engineering works shall be subject to paragraph 5 Article 40 of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP. Formulation and submission of the outline and estimate of costs of assessment of rail engineering works shall be subject to the following regulations:
a) With respect to national-level state-invested railways, based on the approved maintenance plan, railway management and operation enterprises shall formulate the outline and estimate of costs of maintenance; submit them to the Vietnam Railway Authority for its assessment and approval;
b) Entities and persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure shall prepare the maintenance outline for submission to the Vietnam Railway Authority for its assessment and approval; shall be accorded the discretionary power to approve the estimate of maintenance costs and carry out assessment activities;
c) As for dedicated railways and other investors’ railways, formulation and submission of the outline and estimate of costs of assessment thereof shall be subject to provisions of the Law on Construction and other documents providing guidance on implementation of this Law.
Article 11. Monitoring of rail engineering works for maintenance purposes
1. Monitoring of rail engineering works for maintenance purposes shall be required with respect to:
a) Special-class or class-1 bridges, tunnels or stations;
b) Rail engineering works which may be collapsed due to subsidence, tilt, cracking and other abnormalities;
c) Other rail engineering works upon the request of competent regulatory bodies, owners, authorized persons or of users or operators thereof.
2. Monitoring of components of rail engineering works shall focus on the main load bearing structure of which any damage may lead to the entire collapse.
3. Monitoring of rail engineering works shall provide the following information, such as monitoring positions, parameters (deformation, tilt, subsidence, cracking or sag, etc.), monitoring duration, number of measurement cycles and other necessary information. The monitoring plan must include the measurement method, measurement equipment, zoning plan and configuration of markers; organization of monitoring activities; approaches to processing measurement data and other necessary information.
4. Process for monitoring national-level state-invested rail engineering works:
a) Railway management and operation enterprises shall, based on the approved maintenance plan, undertake formulation of the outline and estimate of costs of monitoring activities; submit them to the Vietnam Railway Authority for its assessment and approval; take charge of monitoring activities and prepare a review report on the monitoring results in which monitoring data must be assessed and compared to the allowable limit already referred to in relevant technical standards and regulations; propose and give warnings to owners if measurement data exceeds the allowable limit or any abnormality occurs to take timely actions; proceed to assess safety for rail engineering works in accordance with regulations in force;
b) Entities and persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure shall prepare the monitoring outline for submission to the Vietnam Railway Authority for its assessment and approval; shall be accorded the discretionary power to approve the estimate of monitoring costs, carry out maintenance activities and make a report as prescribed by subparagraph a hereof.
5. As for dedicated railways and other investors’ railways, this monitoring work shall be subject to provisions of the Law on Construction and other documents providing guidance on this Law.
6. Monitoring service providers must have competence in carrying out monitoring activities and acquire a lot of experience in handling any failure or defect of rail engineering works in accordance with laws.
Article 12. Management of quality of maintenance of rail engineering works
1. Railway management and operation enterprises, or entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure, owners or their authorized persons of dedicated railways and other investors’ railways, and maintenance service providers and other organizations or individuals engaged in maintenance activities shall be responsible for managing quality of rail engineering works as per the Government's Decree No. 46/2015/ND-CP and other relevant regulations in force.
2. Railway maintenance documentation shall be made, subject to paragraph 9 Article 41 of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP and shall be put into the rail management file.
3. The duration of warranty of repair of rail engineering works shall be subject to paragraph 4 Article 41 of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP.
Article 13. Rules for dealing with rail engineering works of which useful life could be extended upon expiry
1. Expired rail engineering works are those of which the period of use and operation is greater than the useful life specified in the design documentation.
If the design documentation is lost or does not specify the useful life, the useful life shall be determined according to relevant technical standards and regulations or results achieved after inspection of quality of rail engineering works.
2. At least one year preceding the expiry date, if they wish to continue to operate rail engineering works, railway management and operation enterprises, or entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure, owners or their authorized persons of dedicated railways and other investors’ railways must perform the following activities:
a) Carrying out examination, inspection and assessment of current quality of each rail engineering work;
b) Repairing any damage or defects in order to maintain useful effects and safety during operation of rail engineering works; considering and deciding whether ongoing use of a rail engineering work is possible, except those works referred to in Appendix Ii of the Government's Decree No. 46/2015/ND-CP;
c) Reporting to the Ministry of Transport and Vietnam Railway Authority on results of examination, inspection and assessment of quality of rail engineering works, results of repair of rail engineering works (if any). The Vietnam Railway Authority shall consider issuing or recommend the Ministry of Transport to issue its decision on rail engineering works referred to in Appendix II of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP.
Article 14. Reporting regime for maintenance of rail engineering works
1. Reporting regime:
a) Railway management and operation enterprises, entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure shall prepare periodic or ad-hoc review reports on implementation of the plan for maintenance of national-level state-invested rail engineering works for submission to the Ministry of Transport and the Vietnam Railway Authority on a biannual manner within the period from ahead of July 15 every year to ahead of January 15 of the succeeding year;
a) Owners or persons authorized to manage or maintain dedicated rail engineering works or other investors' railways shall follow the regime for submitting periodic or ad-hoc reporting of results of implementation of the maintenance plan to the Vietnam Railway Authority on an annual basis ahead of January 15 of the succeeding year;
c) The Vietnam Railway Authority shall implement the regime for submitting a report on results of implementation of the plan for maintenance of railways (including national-level state-invested railways, dedicated railways and other investors’ railways) to the Ministry of Transport on an annual basis ahead of January 25 of the succeeding year.
2. Contents of the report must fully provide the following information: name of specific rail engineering works, name of items to be maintained; implementation volume and fund; completion date; any modification or supplementation of the approved plan; assessment of implementation results (compared with the approved plan); any request or proposal arising during the process of maintenance of rail engineering works (using the sample report given in the Appendix 4 hereof).
Article 15. Rules for dealing with rail engineering works that pose a risk of danger to safety during operation thereof
1. When discovering any rail engineering work that pose a risk of danger to safety during its operation process, railway management and operation enterprises, or entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure, owners or their authorized persons of dedicated railways and other investors’ railways shall be responsible for reporting on such emergency case to the Ministry of Transport and the Vietnam Railway Authority; and concurrently complying with provisions laid down in paragraph 1 Article 44 of the Government's Decree No. 46/2015/ND-CP.
2. When discovering or receiving any report on any rail engineering works posing danger to safety for its operation, the Vietnam Railway Authority shall carry out verification and request the Ministry of Transport to issue its decision to take proper action.
3. In case of any failure or defect arising during the operation process, handling of such failure or defect shall be subject to provisions laid down in Chapter VI of the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP.
Article 16. Application of technical standards, regulations and economic-technical norms to maintenance of rail engineering works
1. Care of rail engineering works:
a) Conforming to technical standards, regulations or economic-technical norms issued by competent regulatory bodies;
b) With respect to maintenance project items without economic - technical norms, applying respective norms of industries or local jurisdictions which have already been issued by competent authorities.
2. Periodic or ad-hoc repair of rail engineering works shall conform to provisions of laws on investment and construction and other relevant regulations.
COST OF MAINTENANCE OF RAIL ENGINEERING WORKS
Article 17. Fund and budget for maintenance of rail engineering works
1. Fund and budget for maintenance of rail engineering works shall be derived from the following financing sources:
a) State budget;
b) Other legitimate revenues.
2. Entities or persons that are assignees in a fixed-term contract for assignment of the rights of operation and business of the national-level state-invested railway infrastructure shall be responsible for making fund available for maintenance of their assigned rail engineering works under the assignment contract with a competent regulatory body.
3. Fund and budget for maintenance of dedicated rail projects or other investors' rail projects shall be arranged under regulations imposed by owners or their authorized persons.
4. Management and utilization of the fund or budget for maintenance of rail engineering works shall conform to legislation in force.
Article 18. Cost of maintenance of rail engineering works
1. Specific costs incurred from maintenance activities shall include:
a) Cost of formulation and assessment of maintenance procedures and economic-technical norms for maintenance of rail engineering works;
b) Cost of formulation of the plan for maintenance of rail engineering works (including costs incurred from survey, estimation, assessment and review of maintenance costs);
c) Cost of regular, periodic and ad-hoc inspection of rail engineering works;
d) Cost of monitoring of rail engineering works that need to be monitored;
dd) Cost of care of rail engineering works;
e) Cost of inspection of quality of rail engineering works;
g) Cost of periodic and ad-hoc repair of rail engineering works;
h) Cost of formulation and management of documentation on maintenance of rail engineering works and update of the database of railway infrastructure.
2. Determination of cost of management and maintenance of rail engineering works shall be subject to guidelines given by the Ministry of Construction, the Ministry of Finance and other legislative regulations.
This Circular shall enter into force from February 1, 2016 and replace the Circular No. 20/2013/TT-BGTVT dated August 16, 2013 of the Minister of Transport that prescribes management and maintenance of rail engineering works.
1. The Chief of the Office, the Ministry’s Chief Inspector, department Directors, Director of the Vietnam Railway Authority, General Director of the Vietnam Rail Incorporation, Heads of regulatory bodies, entities, and persons concerned, shall be responsible for implementing this Circular.
2. In the course of implementation of this Circular, if there is any difficulty that may arise, organizations and persons should send timely written feedbacks to the Ministry of Transport for its review and decision to apply appropriate actions./.
|
THE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực