Chương 1 Thông tư 64/2013/TT-BTC: Hướng dẫn chung
Số hiệu: | 64/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 15/05/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 15/06/2013 | Số công báo: | Từ số 331 đến số 332 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Thuế - Phí - Lệ Phí, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về sử dụng hóa đơn
Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý của các cá nhân, tổ chức là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý sau (30/4, 30/7, 30/10, 30/1).
Trước đây thời hạn nộp này là ngày 20 của tháng đầu tiên của quý sau.
Một số loại hóa đơn như hóa đơn cước dịch vụ viễn thông, tiền điện, nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của ngân hàng… sẽ không phải báo cáo đến từng số hóa đơn mà chỉ báo cáo theo số lượng tổng số hóa đơn.
Tuy nhiên, cơ sở kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm về việc kê khai và phải đảm bảo cung cấp được số liệu chi tiết khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
Đây là một sô điểm mới được quy định tại Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2013, thay thế Thông tư 153/2010/TT-BTC và 13/2011/TT-BTC
Văn bản tiếng việt
Thông tư này hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi chung là hóa đơn); xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn; kiểm tra, thanh tra về hóa đơn.
1. Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm:
a) Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài;
c) Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
2. Tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức trung gian cung ứng giải pháp hóa đơn điện tử.
3. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
c) Hóa đơn xuất khẩu là loại hóa đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, hình thức và nội dung theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật về thương mại (mẫu số 5.4 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Ví dụ:
- Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước. Đối với hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn xuất khẩu.
- Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan.
- Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa thì sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”. Khi bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam), doanh nghiệp C sử dụng hóa đơn xuất khẩu.
- Doanh nghiệp D là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và cho khu phi thuế quan, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn bán hàng, khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn xuất khẩu.
d) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
đ) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức hóa đơn.
Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:
a) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
4. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 5.5 và 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
1. Nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy.
a) Tên loại hóa đơn
Tên loại hóa đơn thể hiện trên mỗi tờ hóa đơn. Ví dụ: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG…
Trường hợp hóa đơn còn dùng như một chứng từ cụ thể cho công tác hạch toán kế toán hoặc bán hàng thì có thể đặt thêm tên khác kèm theo, nhưng phải ghi sau tên loại hóa đơn với cỡ chữ nhỏ hơn hoặc ghi trong ngoặc đơn. Ví dụ: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG - PHIẾU BẢO HÀNH, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (PHIẾU BẢO HÀNH), HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG - PHIẾU THU TIỀN, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (PHIẾU THU TIỀN) …
Đối với hóa đơn xuất khẩu, thể hiện tên loại hóa đơn là HÓA ĐƠN XUẤT KHẨU hoặc tên gọi khác theo thông lệ, tập quán thương mại. Ví dụ: HÓA ĐƠN XUẤT KHẨU, INVOICE, COMMERCIAL INVOICE…
b) Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn.
Ký hiệu mẫu số hóa đơn là thông tin thể hiện ký hiệu tên loại hóa đơn, số liên, số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn (một loại hóa đơn có thể có nhiều mẫu).
Ký hiệu hóa đơn là dấu hiệu phân biệt hóa đơn bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và 02 chữ số cuối của năm.
Đối với hóa đơn đặt in, 02 chữ số cuối của năm là năm in hóa đơn đặt in. Đối với hóa đơn tự in, 02 chữ số cuối là năm bắt đầu sử dụng hóa đơn ghi trên thông báo phát hành hoặc năm hóa đơn được in ra.
Ví dụ: Doanh nghiệp X thông báo phát hành hóa đơn tự in vào ngày 7/6/2013 với số lượng hóa đơn là 500 số, từ số 201 đến hết số 700. Đến hết năm 2013, doanh nghiệp X chưa sử dụng hết 500 số hóa đơn đã thông báo phát hành. Năm 2014, doanh nghiệp X được tiếp tục sử dụng cho đến hết 500 số hóa đơn đã thông báo phát nêu trên.
Trường hợp doanh nghiệp X không muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thực hiện Thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định.
c) Tên liên hóa đơn
Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó:
+ Liên 1: Lưu.
+ Liên 2: Giao cho người mua.
Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định. Riêng hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có 3 liên, trong đó liên 3 là liên lưu tại cơ quan thuế.
Đối với các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan có thẩm quyền tạo, phát hành hóa đơn có từ 3 liên trở lên, trong đó, giao cho người mua 2 liên: liên 2 “giao cho người mua” và một liên dùng để đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng chỉ tạo hóa đơn 2 liên thì tổ chức, cá nhân mua tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (ô tô, xe máy…) với cơ quan có thẩm quyền mà liên 2 của hóa đơn phải lưu tại cơ quan quản lý đăng ký tài sản (ví dụ: cơ quan công an…) được sử dụng các chứng từ sau để hạch toán kế toán, kê khai, khấu trừ thuế, quyết toán vốn ngân sách nhà nước theo quy định: Liên 2 hóa đơn (bản chụp có xác nhận của người bán), chứng từ thanh toán theo quy định, biên lai trước bạ (liên 2, bản chụp) liên quan đến tài sản phải đăng ký.
d) Số thứ tự hóa đơn
Số thứ tự của hóa đơn là số thứ tự theo dãy số tự nhiên trong ký hiệu hóa đơn, gồm 7 chữ số trong một ký hiệu hóa đơn.
đ) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
e) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
g) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
h) Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
i) Tên tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
Trên hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử, bao gồm cả trường hợp tổ chức nhận in tự in hóa đơn đặt in, tự cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tự cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
k) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán có sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán; chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các doanh nghiệp được lựa chọn sử dụng chữ viết là chữ tiếng Việt không dấu và dấu phẩy (,), dấu chấm (.) để phân cách chữ số ghi trên hóa đơn như trên. Dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được ghi bằng chữ. Các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn. Trước khi sử dụng chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu và chữ số sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên hóa đơn, các doanh nghiệp phải có văn bản đăng ký với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hóa đơn lập theo cách ghi chữ viết, chữ số đã đăng ký.
Mỗi mẫu hóa đơn sử dụng của một tổ chức, cá nhân phải có cùng kích thước (trừ trường hợp hóa đơn tự in trên máy tính tiền được in từ giấy cuộn không nhất thiết cố định độ dài, độ dài của hóa đơn phụ thuộc vào độ dài của danh mục hàng hóa bán ra).
Đối với hóa đơn xuất khẩu, nội dung đã lập trên hóa đơn xuất khẩu phải bao gồm: số thứ tự hóa đơn; ký hiệu mẫu số hóa đơn; ký hiệu hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế đơn vị xuất khẩu; tên, địa chỉ đơn vị nhập khẩu; tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, chữ ký của đơn vị xuất khẩu (tham khảo mẫu số 5.4 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp trên hóa đơn xuất khẩu chỉ sử dụng một ngoại ngữ thì sử dụng chữ tiếng Anh.
2. Nội dung không bắt buộc trên hóa đơn đã lập
a) Ngoài nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lô-gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo.
b) Các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn.
3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.
- Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
This Circular provides guidance on printing, issuing, and using invoices for goods sale and service provision (hereinafter referred to as invoices); penalties for administrative violations against the laws on invoices; tasks and entitlements of tax authorities at all levels and the organizations relating to the printing, issuance, management and sue of invoices, rights and obligations of organizations and individuals to the printing, issuance, and use of invoices; and invoice inspection.
1. Goods sellers and service providers, including:
a) Vietnamese organizations, households, and individual that sell goods and provide services in Vietnam or overseas;
b) Foreign organizations and individuals that sell goods and provide services in Vietnam or produce products in Vietnam and sell the overseas;
c) Vietnamese and foreign organizations and individuals that sell goods and provide services in Vietnam on a non-profit basis.
2. Organizations that print invoices, organizations that provide invoice-printing software, and intermediaries through which electronic invoices are provided (hereinafter referred to as intermediaries).
3. Organizations and individuals that purchase goods and services (hereinafter referred to as buyers).
4. Tax authorities at all level and organizations and individuals relating to the printing, issuance, and use of invoices.
Article 3. Types and forms of invoices
1. Invoices are made by sellers, indicate information about goods sale and service provision as prescribed by law.
2. Types of invoices:
a) VAT invoices (Form No. 3.1 in Appendix 3 and Form No. 5.1 in Appendix 5 to this Circular) are used for organizations and individuals that make declaration and calculate VAT using credit-invoice method in the following activities:
- Goods sale and service provision in Vietnam;
- International transport;
- Export of goods to free trade zones and the cases considered as export.
b) Sale invoices are used for:
- Organizations and individuals that make declaration and calculate tax using the direct method when selling goods and services in Vietnam, export goods to free trade zones, and the cases considered as export (the form No. 3.2 in Appendix 3 and the form No. 5.2 in Appendix 5 to this Circular).
- When organizations and individuals in free trade zones sell goods and provide services in Vietnam, or sell goods and provide services among the organizations and individuals within a free trade zone, the invoices shall indicate “for organizations and individuals in the free trade zone (the form No. 5.3 in Appendix 5 to this Circular).
c) Export invoices are invoices used for the export of goods and services to other countries. The form and contents of export invoices shall comply with international practice and the laws on commerce (the form No. 5.4 in Appendix 5 to this Circular).
Example:
- Enterprise A calculates VAT using the credit-invoice method. Enterprise A both sell goods in Vietnam and export goods to other countries. Enterprise A must use VAT invoices for goods sold in Vietnam. Enterprise A must use export invoices for goods exported to other countries.
- Enterprise B calculates VAT using the credit-invoice method. Enterprise B both sells goods in Vietnam and sells goods to organizations and individuals in free trade zones. Enterprise B must use VAT invoices for both goods sold in Vietnam and goods sold to free trade zones.
- Enterprise C is an export processing enterprise that sells goods in Vietnam. Enterprise C shall use sale invoices indicating “For organizations and individuals in free trade zones”. When selling goods overseas (outside Vietnam’s territory) enterprise C shall use export invoices.
- Enterprise D calculates VAT using the direct method. When selling goods and services in Vietnam and free trade zones, Enterprise D shall use sale invoices. When exporting goods to other countries, enterprise D shall use export invoices.
d) Other invoices include: stamps, tickets, cards, insurance premium receipts, etc.
dd) Receipts for air transport charges, receipts for international transport charges, and receipts for banking fees. Their contents and forms must comply with international practice and relevant law.
3. Form of invoices:
Invoices shall be made in the following forms:
a) Self-printed invoices are invoices printed by business organizations themselves using IT equipment, cash registers, or other machines of sellers when selling goods and providing services;
b) Electronic invoices are combinations of electronic information about the sale of goods and services which is created, sent, received, and kept in accordance with the Law on Electronic transaction and its guiding documents;
c) Ordered invoices are invoices ordered by business organizations, households and individuals to serve goods sale and service provision, or ordered by tax authorities to provide or sell to organizations, households, and individuals.
4. The documents that are printed, issued, used, and managed similarly to invoices include note of delivery and internal circulation, note of delivery to agents (the form No. 5.5 and 5.6 in Appendix 5 to this Circular.
1. The compulsory contents of invoices must be written on the same page.
a) Type of invoice
The type of invoice must be shown on every invoice. Example: VAT INVOICE, SALE INVOICE, etc.
When an invoice is also used to serve bookkeeping or sale, its name may go with other names, but such other names must be written after the type of invoice in a smaller size, or in brackets. Example: VAT INVOICE – WARRANTY, VAT INVOICE (WARRANTY), VAT INVOICE – RECEIPT, VAT INVOICE (RECEIPT), etc.
The name of an export invoice may be expressed as EXPORT INVOICE or other names according to commercial practice. Example: EXPORT INVOICE, INVOICE, COMMERCIAL INVOICE, etc.
b) Form numbers and invoice symbols
The form number is the information expressing the name of invoice, the number of sheets, and the form number of a type of invoice (a type of invoice may have multiple forms).
Invoice symbol is to distinguish invoices using the Vietnamese alphabet and 02 last digits of the year.
For ordered invoices, 02 digits of the year is the year in which invoices are printed. For self-printed invoices, the last 02 digits is the year in which the invoices are used written on the issuance notice, or the year in which the invoices are printed.
Example: Enterprise X announces that it will issue 500 self-printed invoices on June 7, 2017, from No. 201 to No. 700. These invoices are not used up until the end of 2013. In 2014, enterprise X keeps using them until these 500 invoices are used up.
In case enterprise X does not want to use the unused invoices that were issued, it must annul the numbers of unused invoices, and make a new notice of invoice issuance as prescribed.
c) Names of invoice sheets
Invoice sheets are the sheets of the same invoice. Each invoice must have at least 02 sheets and must not have more than 9 sheets, including:
+ 1st sheet: kept
+ 2nd sheet: given to the buyer.
From the 3rd sheet onwards, they shall be named depending on their purposes decided by the invoice creator. Invoices provided by tax authorities shall have 3 sheets. The 3rd sheet shall be kept by the tax authority.
For the property of which the ownership or the right to use (hereinafter referred to as ownership) must be registered with competent authorities, the sellers of such property must register the ownership with the authorities competent to create and issue invoices that have 3 sheets or more. 2 sheets of which shall be given to the buyer, and a sheet shall be used for the registration of the ownership as prescribed by law.
When an organization or individual only creates 2-sheet invoices for the sale of property of which the ownership must be registered with competent authorities (cars, motorbikes) and the 2nd sheet of every invoice is kept by the registry (e.g. the police department), the buyer of such property may use the following documents for bookkeeping, tax statement, tax deduction, and record state capital: the 2nd sheet of the invoice (a photocopy certified by the seller), receipts for payments, receipts for registration (a photocopy of the 2nd sheet) relating to the property being registered.
d) Invoice number
An invoice number is a series of 7 digits in an invoice symbol.
dd) Names, address, and tax code of the seller:
e) Names, address, and tax code of the buyer;
g) Names of goods or services; unit of measurement, quantity, unit prices, total amount in numbers and in words.
On a VAT invoice, apart from the unit price row indicating VAT-exclusive prices, there must be rows indicating the VAT rate, VAT amount, and total amount in numbers and in words.
h) The buyer and seller shall sigh on the invoice, specify their full names, the date on which the invoice is made, and append the seal of the seller (if any).
i) The name of the organization that prints invoices, or the invoice printing software provider, or the intermediary.
The invoices must indicate the name and tax code of the organization that print such invoices or the invoice printing software provider or the intermediary, even when such organizations prints their own invoices.
k) Invoices are made in Vietnamese. The cases in which foreign languages must be added, the foreign text shall be put on the right and in brackets, or below the Vietnamese text, and in a smaller size. The invoice number is composed of natural numbers: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, and 9; a period (.) shall be insert before every three digits from the right, and a comma (,) shall be put after the units digit. If enterprise uses accounting software that uses a comma (,) before every three digits from the right and a period (.) after the units digits (hereinafter referred to as international numeration system), and the information on the invoice is expressed in half-Vietnamese, then the enterprise may use half-Vietnamese and express numbers in this way. The total amount must be written in words. The half-Vietnamese words must not lead to misunderstanding of the invoice. Before using half-Vietnamese and the international numeration system, the enterprise must apply for a registration with the tax authority, and take responsibility for the accuracy of the invoices made in this way.
The invoices used by an organization or individual must have the same size (except for self-printed invoices are printed by cash registers from paper rolls of which lengths depend on the length of the list of goods).
The contents of an export invoice include: the form number, invoice symbol, the name, address and tax code of the exporter, the name, address and tax code of the importer, names of goods and services, unit of measurements, quantity, unit prices, the total amount, and the signature of the exporter (according to the form No. 5.4 in Appendix 5 to this Circular). If only one language is used on the export invoice, it must be English.
2. Optional information on invoices
a) Apart from the compulsory information as prescribed in Clause 1 of this Article, other information serving the business may be added on the invoice, even logos, decorative images, or advertisements.
b) The additional information must be conformable with current low, must not block or obscure the compulsory information.
3. Some cases in which certain compulsory information may be omitted:
a) The signature of the buyer and the seal of the seller are not compulsory on electricity bills, water bills, telecommunications service bills, banking bills that are printed by service providers.
b) The cases in which certain compulsory information may be omitted, unless the buyer being a accounting unit requests the seller to make an invoice that contain every information in Clause 1 of this Article:
- Self-printed invoices printed by supermarkets and shopping malls established within the law may omit the name, address, tax code, and signature of the buyer and the seal of the seller.
- The priced stamps and tickets may omit the signature and seal of the seller, the name, address, tax code, and signature of the buyer.
- For enterprises that use a large amount of invoices, the Department of Taxation shall consider allowing their invoices to omit the seller’s seal according to their adherence to the laws on taxation, their business characteristics, their way of selling, their way of making invoices, and at their request.
- Other cases according to the guidance of the Ministry of Finance.