Chương I Thông tư 58/2016/TT-BTC: Những quy định chung
Số hiệu: | 58/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 29/03/2016 | Ngày hiệu lực: | 16/05/2016 |
Ngày công báo: | 17/04/2016 | Số công báo: | Từ số 289 đến số 290 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 58/2016/TT-BTC Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,…
I. Trách nhiệm thẩm định, phê duyệt trong lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản nhà nước
Theo quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại Thông tư 58:
- HĐND cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Theo Thông tư số 58/2016 Bộ Tài chính, thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao.
II. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản nhà nước
Theo nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Thông tư 58 năm 2016 quy định:
Việc phân chia dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ trong việc mua sắm và có quy mô gói thầu hợp lý. Nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo các hình thức không phải đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng quy định.
III. Chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu được Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC quy định, đơn cử trường hợp:
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ Điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình.
- Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng.
Thông tư 58 có hiệu lực từ ngày 16/05/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) khi sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên.
1. Nội dung mua sắm gồm:
a) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
b) Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;
c) Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);
d) Mua sắm nguyên nhiên liệu, xăng dầu, hóa chất, dược liệu, sinh phẩm chẩn đoán invitro, vật tư, vật liệu tiêu hao, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
đ) May sắm trang phục ngành, trang phục phục vụ hoạt động đặc thù của ngành, lĩnh vực theo quy định (như: quần áo bác sỹ, y tá, quần áo bệnh nhân, phạm nhân và các loại trang phục đặc thù của ngành nghề khác), bảo hộ lao động (gồm cả mua sắm vật liệu, mẫu thiết kế và công may);
e) Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
h) Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản; dịch vụ thuê trụ sở làm việc, nhà trạm, ô tô phục vụ công tác, vệ sinh công nghiệp; dịch vụ xử lý chất thải; dịch vụ chăm sóc vườn hoa, cây cảnh; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ thẩm định giá (nếu có); dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định; dịch vụ đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các dịch vụ phi tư vấn khác;
i) Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để lập, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn khác trong mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị;
k) Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);
l) Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn nêu trên, sau đây gọi chung là tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
2. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, gồm:
a) Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);
b) Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong trường hợp thực hiện theo hình thức không hình thành dự án đầu tư;
c) Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có);
d) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Vay nợ, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);
đ) Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
e) Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;
h) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp:
a) Mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư;
b) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù, chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh;
c) Mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài để phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;
d) Đối với việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc Danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia và Danh mục mua sắm tập trung của Bộ, ngành, địa phương thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
2. Căn cứ dự toán chi ngân sách hàng năm, dự toán bổ sung trong năm được cơ quan có thẩm quyền giao và Quyết định mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định.
3. Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm không phải đấu thầu; nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
1. Nội dung chi phí trong hoạt động lựa chọn nhà thầu, gồm:
a) Chi thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, tổ chức đấu thầu;
b) Chi đăng tin mời thầu (nếu có);
c) Chi thuê thẩm định (nếu có);
d) Chi cho hoạt động của tổ chuyên gia;
đ) Chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu (nếu có);
e) Các nội dung chi khác phục vụ cho lựa chọn nhà thầu.
2. Mức chi:
a) Chi thuê thẩm định: Theo hợp đồng thực tế được ký kết dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia và các yếu tố khác; chi đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Chi họp tổ chuyên gia, họp thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, họp thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, họp hội đồng tư vấn: Áp dụng mức chi tổ chức các cuộc họp tương đương quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Đối với các nội dung chi không có mức chi cụ thể được cơ quan có thẩm quyền ban hành thì bên mời thầu được phép chi tiêu theo thực tế phát sinh, bảo đảm hợp lý, hợp lệ trên cơ sở tuân thủ chế độ hóa đơn, chứng từ và chịu trách nhiệm về việc chi tiêu của mình;
d) Cán bộ, công chức, viên chức khi làm thêm giờ để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được thanh toán tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3. Nội dung thu:
a) Thu từ việc bán hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu: Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, cơ quan, đơn vị mời thầu quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
b) Trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì cơ quan, đơn vị mời thầu được phép thu của nhà thầu để bảo đảm chi phí cho việc xem xét giải quyết xử lý kiến nghị đó. Mức thu bằng 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng (một triệu đồng) và tối đa là 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng).
c) Các khoản thu về bảo đảm dự thầu theo quy định tại Điều 11 Luật Đấu thầu, thu về bảo đảm thực hiện hợp đồng quy định tại Điều 66 Luật Đấu thầu.
4. Biên lai: Sử dụng biên lai thu tiền (Mẫu C38-BB) theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.
5. Hạch toán: Do khoản thu từ hoạt động đấu thầu không thuộc ngân sách nhà nước nên không hạch toán vào ngân sách nhà nước; các cơ quan, đơn vị phản ánh khoản thu, chi từ hoạt động đấu thầu vào nguồn thu khác và tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm của cơ quan, đơn vị.
6. Nguồn kinh phí bảo đảm cho quá trình đấu thầu:
Cơ quan, đơn vị khi tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nguồn kinh phí quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này để chi phí cho quá trình đấu thầu, giải quyết các kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp nguồn kinh phí nêu trên không đảm bảo để chi cho quá trình đấu thầu thì cơ quan, đơn vị được phép sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình để bù đắp; trường hợp còn dư, được bổ sung vào kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị.
State agencies, political organizations, socio-political organizations, social-political-professional organizations, socio-professional organizations, social organizations, units affiliated to people's armed force, public service providers, public scientific and technological organizations (hereinafter referred to as agencies) that use state funding as prescribed in Clause 2 Article 2 of this Circular to purchase assets, goods and services for the purpose of maintaining their regular operations.
1. Purchasing contents:
a) Purchases of working equipment under regulations by Prime Minister on standards and limits on working equipment of agencies, and officials and public employees;
b) Purchases of machinery and equipment serving professional operation, assurance of occupational safety, fire fighting and prevention;
c) Purchases of means of transport: cars, bikes, ships, boats, and other means of transport (if any);
d) Purchases of raw materials, fuels, gasoline, oil, chemicals, herbal ingredients, in-vitro diagnostic reagents, materials, consumables, tools and devices for ensuring regular operations;
dd) Purchases of professional outfits, clothing serving sector/field special activities as regulated (such as scrubs, patient apparel, prison uniform and other special clothes of other sectors), personal protective equipment (including payment for materials, design and tailoring services);
e) Purchases of IT products: machines, equipment, accessories, software, and other IT products and services, including installation, test run, warranty (if any) of IT projects funded by government budget according to government’s regulations on management of IT applications with non-business capital in compliance with the Government’s regulations on management of investment in application of information technology with funds from state budget;
g) Printing products, documents, forms, publications, regulated records, stamps; cultural articles, books, videos, and products and services for propagating, popularizing and serving professional tasks;
h) Non-consultant services consist of: Lease of services of maintaining and repairing machines, equipment, working facilities, means of transport; regular repairing of houses or construction works which are not in investment projects on basic infrastructure construction; services of leasing office building, shelters, official vehicles and industrial hygiene vehicles; waste treatment services; ornamental plants and flower garden care services; transmission line leasing services; insurance services; price appraisal services (if any); power, water and fixed telephone services; services of training and organizing seminars and conferences, other non-consultant services;
i) Consulting services consist of: Technology consulting services, consulting services for preparing, analyzing and appraising bids and other consulting services employed during the purchase for the purpose of maintaining regular operations of agencies;
k) Industrial property rights, intellectual property rights (if any);
l) Other assets, goods, consulting services and non-consulting services purchased for the purpose of maintaining regular operations of agencies.
The above-prescribed assets, goods, consulting services and non-consulting services are hereinafter referred to as assets, goods and services.
2. Funding for the purchase:
a) Funding from state budget on recurrent expenditures as regulated in the Law on state budget which is given by competent authorities under annual state budget expenditure estimates of relevant agencies (including annual additional funding);
b) Non-business capital sources for implementing National target programs in cases where no investment project is established;
c) Loan capital guaranteed by the government and other sources of funding managed by the government (if any);
d) Official Development Assistance (ODA): Non-refundable loans and grants that are balanced in recurrent expenditure from state budget; aids and finances from foreign non-governmental organizations, and those from domestic and foreign entities which are government revenues (except for the cases where international treaties on ODA and concessional loans of which Socialist Republic of Vietnam is a member shall apply);
dd) Revenues from the collection of fees and charges which are used in conformity with the law on fees and charges;
e) Revenues from non-business operations, non-business operation development funds, award funds, welfare funds and other lawful funds of public service providers;
g) Funding from the Health Insurance Fund;
h) Other lawful sources of revenue as regulated (if any).
3. The following cases shall not be governed by this Circular:
a) Purchase of materials and equipment for investment projects;
b) Purchase of specialized equipments and facilities for national defense and security;
c) Purchase of assets, goods and services made in foreign countries for serving regular operations of Vietnamese agencies in such foreign countries;
d) If the purchase of assets, goods and services prescribed in Clause 1 of this Article belongs to the national concentrated purchase list and the concentrated purchase list of ministries, regulatory bodies and local governments, regulations of the Law on bidding, the Government's Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 and their instructional documents shall apply.
Article 3. Methods of contractor selection
1. Methods of contractor selection consist of: competitive bidding, selective bidding, direct contracting, direct procurement, competitive offering, self-supply and contractor selection in special cases.
2. The head of purchasing agency shall, on the basis of annual state budget expenditure estimates and additional estimates given by the competent authority during the year, and Decision on purchase of assets made by the competent authority as prescribed in Clause 1 Article 5 of this Circular, apply an appropriate method of contractor selection to its purchase of goods and services as regulated.
3. For the cases where requirements have been satisfied to conduct the procurement of assets, goods and services without the bidding, if the purchasing agency believes that the bidding should be carried out in order to ensure managerial objectives and use funding from the state budget in an effective manner, the purchasing agency shall apply the competitive bidding as regulated and report the competent authority of results of the purchase of assets, goods and services.
Article 4. Collection and payment for contractor selection
1. Expenditures for contractor selection consist of:
a) Expenditure for preparing bidding documents, requests for proposals and organizing the bidding;
b) Expenditure for publishing bid invitation (if any);
c) Expenditure for hiring appraisal organization (if any);
d) Expenditure for operations of group of experts;
dd) Expenditure for the advisory board in charge of settling contractor’s proposals (if any);
e) Other expenditures for the contractor selection.
2. Expenditure levels:
a) Expenditure for appraisal: According to the level defined in the signed contract on the basis of contents and scope of service, implementation period, capacity and experience of experts and other elements; Expenditure for publishing bid information and participating in the national bidding network: Comply with guidelines by Ministry of Planning and Investment;
b) Expenditure for meetings of experts, meetings for appraising contractor selection plan, appraising bidding documents, request for proposals, and appraising contractor selection result, and meetings of advisory board: Apply the expenditure level for similar meetings prescribed in the Joint Circular No. 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN dated April 22, 2015 of Ministry of Finance and Ministry of Science & Technology providing guidance on construction quotas, allocation of estimates and finalization of expenditures for performing scientific and technological tasks with funding from state budget;
c) With regard to contents of expenditures where specific expenditure levels are not regulated by the competent authorities, the procuring agency may decide the expenditure levels according to actually incurred amounts provided that such expenditures must be proper and lawful on the basis of compliance with regulations on invoices and documents, and the procuring agency shall bear responsibility for their expenditures;
d) Officials and public employees who work overtime for fulfilling contractor selection tasks shall get overtime pay as regulated in the Joint Circular No. 08/2005/TTLT-BNV-BTC dated January 05, 2005 of Ministry of Finance and Ministry of Home Affairs providing guidance on pay for night work and overtime pay of officials and public employees.
3. Collection contents:
a) Revenues from selling bidding documents and request for proposals: Based on the scale and nature of the procurement, the procuring agency shall decide the selling price of a set of bidding documents and the same of request for proposals (including tax) for domestic bidding providing that the maximum selling price of a set of bidding documents and request for proposals shall, respectively, not exceed VND 2,000,000 (two million dongs) and VND 1,000,000 (one million dongs). In case of international bidding, the selling price shall apply to international rules on bidding.
b) If the contractor makes complaint about contractor selection result, the procuring agency shall require such contractor to make payment for covering expenditure for settling such complaint. The collection rate is equal to 0.02% of the bid of the contractor who files the complaint provided that it must be from VND 1,000,000 (one million dongs) to VND 50,000,000 (fifty million dongs).
c) Revenues from bid security as prescribed in Article 11 of the Law on bidding, and revenues from contract performance security as prescribed in Article 66 of the Law on bidding.
4. Receipt: Using the receipt (Form No. C38-BB) stated in the Decision No. 19/2006/QD-BTC dated March 30, 2006 of Ministry of Finance providing policies on accounting applicable to administrative units.
5. Finalization: Because revenues from the purchase are not considered as government revenues, they are not taken into accounts of state budget; relevant agencies shall record revenues from bidding activities as their other sources of revenues and summarize them in their annual financial statements.
6. Funding for guaranteeing bidding process:
Purchasing agencies shall use sources of funding stated in Point a and Point b Clause 3 of this Article to cover expenses incurred from the bidding process and settling contractor’s complaints. If the said sources of funding cannot cover expenses incurred from the bidding process, purchasing agencies may use their recurrent expenditure for covering. On the contrary, the surplus shall be added to their operational expenditures.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực