Chương V Thông tư 57/2015/TT-BYT : Lưu giữ và chia sẻ thông tin
Số hiệu: | 57/2015/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 30/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thể thao, Y tế, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; quy trình kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiêm;…
Thông tư 57 gồm 6 Chương, 33 Điều theo trình tự các Chương như sau:
- Quy định chung
- Quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự của cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
- Quy trình khám, chẩn đoán vô sinh
- Quy trình kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
- Lưu giữ, chia sẻ thông tin
- Điều khoản thi hành
Thông tư 57/2015 của Bộ Y tế có những điểm nổi bật sau:
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
+ Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi.
+ Thông tư số 57/2015/TT-BYT quy định người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.
2. Tư vấn cho cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm theo quy định tại Thông tư 57 năm 2015 của Bộ Y tế
- Giải thích quy trình điều trị cho vợ, chồng bao gồm thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, các xét nghiệm, phác đồ kích thích buồng trứng, thời gian dùng thuốc, theo dõi trong quá trình dùng thuốc.
- Thời gian dự kiến chọc hút noãn, thời gian cần lấy tinh trùng.
- Thời gian dự kiến chuyển phôi, khả năng trữ phôi toàn bộ khi có nguy cơ hội chứng quá kích buồng trứng hoặc nội mạc tử cung không thuận lợi.
- Hỗ trợ pha hoàng thể, theo dõi sau chuyển phôi.
- Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
- Các tai biến có thể xảy ra.
- Chi phí điều trị.
3. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó tinh trùng cho thụ tinh với noãn trong môi trường bên ngoài cơ thể (in-vitro). Phôi thu được sẽ chuyển vào buồng tử cung để làm tổ hoặc sẽ được đông lạnh để sử dụng sau.
- Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cụ thể xem tại TT số 57/2015/BYT.
Thông tư 57 có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tổ chức lưu trữ thông tin về các trường hợp thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại cơ sở ít nhất 02 (hai) năm kể từ khi kết thúc đợt điều trị sau cùng.
2. Các cơ sở thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có phải tổ chức lưu trữ thông tin, dữ liệu về các trường hợp cho, nhận tinh trùng, noãn, phôi và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong ít nhất 20 (hai mươi) năm, kể từ ngày kết thúc đợt điều trị sau cùng.
1. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai hệ thống mạng kết nối tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong nghiệm cả nước để quản lý thông tin, dữ liệu của các trường hợp cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
2. Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia có trách nhiệm làm đầu mối, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu chung về hỗ trợ sinh sản, sử dụng trong toàn quốc.
3. Sau khi hệ thống mạng kết nối dữ liệu được hình thành, các cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm có trách nhiệm nhập đầy đủ thông tin vào Hệ cơ sở dữ liệu chung, bảo đảm cơ chế chia sẻ thông tin giữa Bộ Y tế và các cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; bảo đảm việc cho, nhận tinh trùng, noãn, phôi và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thực hiện theo quy định của pháp luật.
RETENTION AND SHARING OF INFORMATION
Article 30. Retention of information
1. Information about IVF cases shall be retained at medical facilities carrying out the IVF for at least 02 (two) years since the last treatment procedure finished.
2. Information about the donation and receipt of sperms, eggs, embryos and the cases of surrogacy for humanitarian reasons shall be retained at medical facilities for at least 20 (twenty) years since the last treatment procedure finished.
Article 31. Sharing of information
1. Department of Maternal Health and Children (the Ministry of Health) shall make a plan to formulate a system connecting all medical facilities qualified for carrying out in-vitro fertilization technique in Vietnam so that information and data about sperm, egg and embryo donation and surrogacy for humanitarian reasons are under management.
2. National childbirth assistance center is responsible for working as the contact point, cooperating with Department of Maternal Health and Children (the Ministry of Health) in formulating a general database about childbirth assistance for nationwide use.
3. When the database system has been formulated, medical facilities qualified for carrying out the in-vitro fertilization technique shall input sufficiently information to the general database system, ensuring the sharing of information between the Ministry of Health and qualified medical facilities; ensuring that the donation and receipt of sperms, eggs, embryos and the surrogacy for humanitarian reasons are conducted according to law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực