Số hiệu: | 57/2015/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 30/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thể thao, Y tế, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; quy trình kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiêm;…
Thông tư 57 gồm 6 Chương, 33 Điều theo trình tự các Chương như sau:
- Quy định chung
- Quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự của cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
- Quy trình khám, chẩn đoán vô sinh
- Quy trình kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
- Lưu giữ, chia sẻ thông tin
- Điều khoản thi hành
Thông tư 57/2015 của Bộ Y tế có những điểm nổi bật sau:
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
+ Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi.
+ Thông tư số 57/2015/TT-BYT quy định người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.
2. Tư vấn cho cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm theo quy định tại Thông tư 57 năm 2015 của Bộ Y tế
- Giải thích quy trình điều trị cho vợ, chồng bao gồm thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, các xét nghiệm, phác đồ kích thích buồng trứng, thời gian dùng thuốc, theo dõi trong quá trình dùng thuốc.
- Thời gian dự kiến chọc hút noãn, thời gian cần lấy tinh trùng.
- Thời gian dự kiến chuyển phôi, khả năng trữ phôi toàn bộ khi có nguy cơ hội chứng quá kích buồng trứng hoặc nội mạc tử cung không thuận lợi.
- Hỗ trợ pha hoàng thể, theo dõi sau chuyển phôi.
- Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
- Các tai biến có thể xảy ra.
- Chi phí điều trị.
3. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó tinh trùng cho thụ tinh với noãn trong môi trường bên ngoài cơ thể (in-vitro). Phôi thu được sẽ chuyển vào buồng tử cung để làm tổ hoặc sẽ được đông lạnh để sử dụng sau.
- Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cụ thể xem tại TT số 57/2015/BYT.
Thông tư 57 có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.
1. Yêu cầu: hỏi bệnh và thăm khám cho cả vợ, chồng.
2. Đối với người vợ
a) Khám lâm sàng:
- Khám nội khoa, ngoại khoa;
- Khám phụ khoa, khám tuyến vú.
b) Cận lâm sàng:
- Đánh giá dự trữ buồng trứng bằng đếm nang noãn thứ cấp hoặc xét nghiệm AMH;
- Khảo sát hoạt động buồng trứng bằng các xét nghiệm nội tiết, khi cần thiết;
- Kiểm tra độ thông thương và hoạt động vòi trứng;
- Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu;
- Xét nghiệm viêm gan B; giang mai, lao, HIV (lưu ý tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS), Chlamydia;
- Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng HPV, phết tế bào âm đạo;
- Một số xét nghiệm đặc biệt khác (tùy từng người bệnh): Cytomegalo virus, Anti phospho lipid, chụp vú, xét nghiệm di truyền.
3. Đối với người chồng
a) Phân tích tinh dịch đồ theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới;
b) Các xét nghiệm:
- Viêm gan B, giang mai, lao, HIV (lưu ý tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS);
c) Khi cần thiết hoặc có nghi ngờ các bất thường đi kèm:
- Khám nội khoa;
- Khám bộ phận sinh dục;
- Các xét nghiệm bổ sung tùy trường hợp.
INFERTILITY EXAMINATION AND DIAGNOSIS PROCEDURES
Article 7. Examination and testing for infertility for couples
1. Requirements: Ask about health conditions and conduct physical examination for both husband and wife.
2. For the wife
a) Clinical examination:
- Internal and external examinations;
- Gynaecological examinations, breast examinations.
b) Subclinical examination:
- Assessment of the ovarian reserve by counting the secondary follicles or via AMH testing;
- Survey of operation of ovary via endocrine testing, when necessary;
- Inspection of the smoothness and the operation of the oviduct;
- Testing of formula of blood, biochemical testing of blood;
- Testing for B hepatitis; syphilis, tuberculosis, HIV (patients must be provided with information about HIV testing before and after HIV testing according to law provisions on HIV/AIDS prevention), Chlamydia;
- Scanning for cervical cancer using HPV, pap test;
- Other special testing (depending on conditions of specific patient): Cytomegalo virus, Antiphospholipid, mammography, genetic testing.
3. For the husband
a) Semen analysis, according to guidelines of WHO;
b) Testing:
- Testing for B hepatitis; syphilis, tuberculosis, HIV (patients must be provided with information about HIV testing before and after HIV testing according to law provisions on HIV/AIDS prevention);
c) When necessary or in case of irregular signs:
- Internal examination;
- Genital examination;
- Other additional examinations as the case may be.
Article 8. Examination and testing for infertility for single ladies
Single ladies shall received physical examination and testing as prescribed in Clause 2 Article 7 of this Circular.