Chương III: Thông tư 52/2014/TT-BCA Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Số hiệu: | 52/2014/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Trần Đại Quang |
Ngày ban hành: | 28/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 25/12/2014 |
Ngày công báo: | 24/11/2014 | Số công báo: | Từ số 997 đến số 998 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
22/03/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sắp xếp, làm sạch phương tiện
a) Sắp xếp gọn gàng, kiểm tra số lượng trang thiết bị, dụng cụ trên xe, tàu, xuồng theo đúng quy định;
b) Làm sạch buồng lái, đệm, ghế ngồi, vỏ xe, gầm xe, tàu, xuồng, khoang đặt bơm chữa cháy, khoang điều khiển thiết bị, ngăn chứa thiết bị, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, các loại đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu.
2. Bảo quản, bảo dưỡng
a) Động cơ
- Lau sạch toàn bộ động cơ, đường ống cấp nhiên liệu, các bầu lọc khí, bơm cao áp, kim phun; xả nước, cặn bẩn ở bầu lọc xăng, bộ chế hòa khí; đối với động cơ xăng phải kiểm tra hệ thống đánh lửa, bugi, kiểm tra và xiết chặt các đầu dây của bộ chia điện; kiểm tra bầu lọc xăng, bộ chế hòa khí và vệ sinh bằng chất tẩy, rửa;
- Kiểm tra nhiên liệu, dầu, ắc quy và các bộ phận của động cơ; bổ sung nhiên liệu trong bình chứa nếu thiếu (thùng chứa phải luôn đầy hoặc ít nhất là 4/5 dung tích bình);
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn, nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu trợ lực lái, dầu trợ lực ly hợp, trợ lực phanh, dầu thủy lực của hệ thống chuyên dùng (nếu có);
- Kiểm tra ắc quy và mức dung dịch trong các ngăn của ắc quy, nếu thiếu phải bổ sung bằng nước tinh khiết; kiểm tra, bắt chặt các dây dẫn điện, đầu cực ắc quy; rửa sạch bên ngoài bình bằng nước ấm và lau sạch các cọc điện;
- Kiểm tra dầu hút chân không hoặc bình nước mồi bơm chân không; bổ sung dầu hút chân không nếu thiếu;
- Mở khóa điện; quan sát đèn, đồng hồ của bảng táp lô có tín hiệu bình thường thì đề nổ máy; nếu có đèn báo sự cố thì phải tìm nguyên nhân để xử lý;
- Hằng ngày, phải nổ máy vận hành động cơ của các thiết bị cơ giới 15 phút;
- Cho động cơ chạy ở tốc độ vòng quay khác nhau (không tăng ga quá đột ngột); quan sát chỉ số của các đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn, nhiên liệu, nhiệt độ nước làm mát, áp suất khí nén, đồng hồ hoặc đèn báo nạp điện cho ắc quy, đèn báo sự cố khác. Nếu phát hiện động cơ có tiếng kêu lạ hoặc nhìn đồng hồ, đèn báo có tín hiệu nguy hiểm thì phải tắt máy ngay và báo cho bộ phận kỹ thuật để kiểm tra, sửa chữa.
b) Hệ thống điện
Kiểm tra tình trạng hoạt động của các loại đèn, còi tín hiệu giao thông, phương tiện phát tín hiệu ưu tiên, các loại công tắc điện. Nếu phát hiện có hư hỏng phải báo bộ phận kỹ thuật để sửa chữa.
c) Hệ thống truyền động
- Bổ sung dầu, mỡ vào bộ phận cần kéo ly hợp, các khớp nối chữ thập, trục các đăng, bộ truyền động của tay lái; kiểm tra phát hiện rò rỉ dầu hộp số;
- Kiểm tra ly hợp bảo đảm khi chuyển động sang số, không có tiếng kêu.
d) Hệ thống phanh
- Kiểm tra độ kín của hệ thống phanh thông qua quan sát đồng hồ áp suất hơi, qua các đèn báo;
- Kiểm tra sự rò rỉ hơi, dầu phanh ở các tuy ô phanh, kiểm tra mức dầu ở bình dầu trợ lực phanh;
- Cho xe tiến, lùi, đạp phanh để xác định hiệu lực của hệ thống phanh;
- Xả nước ở bình chứa hơi (nếu có).
đ) Hệ thống lái: Kiểm tra, vặn chắc các khớp nối của hệ thống tay lái.
e) Hệ thống treo và khung xe
- Kiểm tra khung xe, chắn bùn, đuôi mõ nhíp, ổ đỡ chốt nhíp ở khung, bộ nhíp, quang nhíp, quai nhíp, bu lông tâm nhíp, bu lông hãm chốt nhíp, nếu xô lệch phải chỉnh lại, nếu lỏng phải bắt chặt; làm sạch, sơn và bôi mỡ bảo quản, bảo dưỡng theo quy định;
- Kiểm tra giảm sóc, xiết chặt bu lông giữ giảm sóc; kiểm tra các lò xo và ụ cao su đỡ, nếu vỡ phải thay thế;
- Kiểm tra toàn bộ lốp xe, nếu thiếu hơi phải bơm hơi tới áp suất tiêu chuẩn; gỡ những vật cứng dắt, dính vào kẽ lốp.
g) Buồng lái và thùng xe
- Kiểm tra, làm sạch buồng lái, kính chắn gió, cánh cửa, cửa sổ, gương chiếu hậu, đệm ghế ngồi, cơ cấu nâng lật buồng lái;
- Kiểm tra thùng, thành bệ, các móc khóa thành bệ, bản lề thành bệ, quang giữ bệ với khung ôtô, bu lông bắt giữ dầm, bậc lên xuống, chắn bùn.
h) Hệ thống bơm nước chữa cháy trang bị trên xe chữa cháy
- Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống bơm nước, cụ thể: Kiểm tra sự vận hành, hoạt động, độ kín của van nước, van bọt, van khí, các đồng hồ, đèn báo; kiểm tra, bổ sung mỡ làm kín và bôi trơn trục bơm, các cơ cấu trục xoay; kiểm tra hoạt động của trục các-đăng truyền lực cho bơm, nếu thấy có tiếng kêu lạ phải kiểm tra, sửa chữa ngay;
- Kiểm tra độ kín của bơm chữa cháy bằng cách đóng kín tất cả các van của bơm, nắp đậy họng hút, thực hiện động tác hút chân không cho bơm đạt độ chân không tối đa (tùy theo loại xe mà cách thao tác hút chân không có khác nhau), thời gian hút chân không không quá 30 giây. Ngừng hút chân không, xác định độ kín của bơm bằng cách quan sát đồng hồ chân không, nếu trong 2 phút kim đồng hồ trả về không quá 1 vạch (tương ứng với 0.1 Bar) là bơm đảm bảo độ kín; nếu kim trả về nhanh hơn là bơm bị hở, phải tìm nguyên nhân để khắc phục;
- Kiểm tra khả năng làm việc của bơm chân không mồi nước bằng cách khi bơm ly tâm kín, làm động tác hút chân không, trị số chân không phải đạt ít nhất - 0,6 bar (6/10 vạch chỉ số trên bảng đồng hồ hạ áp), nếu thấp hơn phải bảo dưỡng, sửa chữa bơm chân không;
- Kiểm tra khả năng làm việc của trục bơm và cánh quạt li tâm bằng cách cho bơm li tâm quay ở tốc độ thấp và trung bình (tuyệt đối không được quay với tốc độ cao và tăng ga một cách đột ngột vì máy bơm không hút nước); kiểm tra ốc, bu lông bắt liền máy bơm với khung xe; kiểm tra các van phun nước, phun bọt hòa không khí, van đóng, mở nước ở két nước, đồng hồ cao áp, hạ áp, đồng hồ vòng phút bảo đảm tốt và đúng tiêu chuẩn;
- Vòi hút phải kín, không bị cong gập, thủng, có đủ đệm lót, các đầu nối khi lắp vào được nhẹ nhàng, kín;
- Thường xuyên kiểm tra téc nước chữa cháy, téc thuốc bọt chữa cháy, các téc luôn phải đầy nước, bảo đảm nước sạch và không bị rò chảy; két chứa thuốc bọt chữa cháy bảo đảm xiết chặt và không bị rò chảy;
- Kiểm tra các phương tiện, dụng cụ chữa cháy trang bị theo xe, máy bơm như lăng, vòi, ba chạc, thang... bảo đảm đủ cơ số và chất lượng kỹ thuật.
i) Các bộ phận của xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy
- Kiểm tra, xiết chặt các ổ tựa, hộp truyền lực, giá đỡ, cơ cấu nâng hạ;
- Rửa bầu lọc dầu của thùng chứa dầu thủy lực, xả không khí trong hệ thống thủy lực; kiểm tra mức dầu trong thùng dầu, nếu thiếu phải bổ sung;
- Kiểm tra, vận hành cơ cấu thủy lực nâng, hạ, quay, cơ cấu tời, cơ cấu ra thang, vào thang, giỏ thang, ca bin thủy lực;
- Bảo dưỡng dây cáp, cơ cấu an toàn đối với xe thang, xe cứu nạn, cứu hộ, xe cần cẩu.
k) Đối với máy bơm chữa cháy
- Kiểm tra toàn bộ các mũ ốc, vít; bắt chặt các bộ phận, các mối liên kết, các chi tiết, các đầu dây điện;
- Kiểm tra mức nhiên liệu, dầu bôi trơn bảo đảm đủ, sạch, không bị rò rỉ;
- Kiểm tra hệ thống điện, bắt chặt bình điện với giá đỡ, bắt chặt cầu nối ắc quy, mức dung dịch bình điện và bắt chặt các đầu dây điện;
- Khởi động máy bơm, kiểm tra trang thiết bị chữa cháy trang bị theo máy bơm.
l) Đối với tàu, xuồng chữa cháy
- Phải thường xuyên lau sạch các bộ phận máy, vệ sinh mặt boong và các trang thiết bị phương tiện chữa cháy trên tàu, xuồng;
- Kiểm tra, hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, làm mát;
- Kiểm tra hệ thống lái, thiết bị dẫn đường;
- Khởi động máy, kiểm tra tình trạng kỹ thuật và bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất;
- Kiểm tra hệ thống bơm nước chữa cháy trang bị theo tàu, xuồng; kiểm tra đường ống, vòi và lăng phun, bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất.
- Đối với xuồng bơm hơi để trên cạn
+ Để xuồng ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời; nếu xuồng để ngoài trời phải che phủ xuồng để tránh mưa, nắng;
+ Sử dụng xà phòng và nước để vệ sinh vỏ xuồng. Khi có vết bẩn khó tẩy có thể làm sạch bằng chất tẩy rửa và phải rửa lại vỏ xuồng bằng nước sạch;
+ Làm sạch van khí, thanh chắn ngang; thường xuyên kiểm tra bơm hơi, nạp đầy điện cho pin bơm hơi (đối với loại xuồng có bơm hơi bằng điện).
3. Kết thúc việc bảo quản, bảo dưỡng, cán bộ, chiến sĩ, người được giao nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng phải ghi chép đầy đủ nội dung công việc bảo quản, bảo dưỡng vào sổ theo dõi hoạt động phương tiện. Nếu phát hiện bộ phận của phương tiện bị mất, hư hỏng phải báo cáo lãnh đạo quản lý trực tiếp để kịp thời xử lý.
1. Bảo quản, bảo dưỡng
a) Mở hết các van phun nước, van ở dưới guồng bơm để thoát hết nước thừa trong bơm ly tâm;
b) Hút nước sạch vào đầy téc nước chữa cháy;
c) Kiểm tra các bộ phận li hợp, phanh, hộp số, hộp trích công suất, tay lái, trục các-đăng, cầu trước, cầu sau, mặt lốp và áp suất hơi lốp xe…;
d) Kiểm tra bên ngoài xe, vặn chặt ốc, bu lông bánh xe, may ơ…;
đ) Kiểm tra dầu bôi trơn, dầu thủy lực, nước làm mát, nhiên liệu để bảo đảm không bị rò rỉ; đổ thêm dầu, nước, nhiên liệu đúng tiêu chuẩn quy định;
e) Kiểm tra độ chùng của dây đai quạt gió, dây đai quạt máy nén khí, tình trạng bình điện, đèn, còi;
g) Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lăng, vòi phun, vòi hút, giỏ lọc nước, thang, mặt nạ... và lau chùi sạch sẽ các phương tiện, dụng cụ, sắp xếp đúng vị trí ở ngăn xe;
h) Rửa sạch bên ngoài xe, dưới gầm, lau chùi sạch máy bơm, động cơ, ca bin của lái xe, ca bin chiến sĩ, kính ca bin, đồng hồ, đèn chiếu sáng…;
i) Giặt quần áo chữa cháy, vòi và phơi khô.
2. Trường hợp phương tiện chữa cháy cơ giới có dùng nước mặn, nước bẩn hoặc thuốc bọt chữa cháy thì phải lau chùi, rửa sạch các bộ phận, phương tiện sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy như lăng, vòi, van thùng chứa thuốc bọt chữa cháy, hệ thống ống dẫn thuốc bọt chữa cháy, guồng bơm li tâm, cánh quạt, phớt làm kín trục bơm bằng nước sạch.
Định kỳ hàng tháng phải thực hiện bảo quản, bảo dưỡng, cụ thể như sau:
1. Động cơ
a) Kiểm tra và điều chỉnh khe hở chân súp páp;
b) Kiểm tra các tấm đệm nắp máy, cổ hút, cổ xả của khối xi lanh, xiết chặt các đai ốc lắp máy;
c) Kiểm tra độ nén trong xilanh động cơ;
d) Tháo bơm xăng, rửa sạch và kiểm tra hoạt động của bơm xăng;
đ) Tháo bộ chế hòa khí, rửa sạch, thổi thông các đường dẫn xăng và điều chỉnh mức xăng trong buồng phao; thay dầu các-te của động cơ; rửa bộ lọc ly tâm, lưới lọc bằng dầu diezen;
e) Kiểm tra hoạt động của quạt gió, vỏ bơm nước, van xả, các ống dẫn nước làm mát, két nước, bộ điều tiết nhiệt độ.
2. Gầm xe
a) Kiểm tra hoạt động của phanh tay, phanh chân, điều chỉnh, xiết chặt đai ốc gắn tay phanh trên trục bị động;
b) Tháo may-ơ, kiểm tra trạng thái của má phanh, guốc phanh, lò xo, ổ trục bánh xe;
c) Kiểm tra trạng thái các bánh xe và vặn chặt các đai ốc gắn bánh xe; đổi vị trí các lốp xe (nếu cần);
d) Kiểm tra trạng thái cầu trước, cầu sau và điều chỉnh độ chụm của các bánh xe;
đ) Xe chạy khoảng 12.000 km phải thay dầu hộp số; xe chạy trên 25.000 - 30.000 km phải thay dầu giảm sóc;
e) Máy bơm ly tâm làm việc đến 200 giờ phải thay dầu ổ bi của bơm;
g) Kiểm tra trạng thái ổ trục bánh xe; thay mỡ ổ trục, điều chỉnh ổ trục để bảo đảm bánh xe không di chuyển dọc trục;
h) Kiểm tra trạng thái gầm xe; bôi mỡ phấn chì lên bề mặt các lá nhíp trước và sau;
i) Kiểm tra dầu tay lái, nếu thiếu phải bổ sung;
k) Kiểm tra tay lái, phanh và ly hợp; bơm mỡ ổ trục các-đăng của tay lái.
3. Hệ thống điện
a) Tháo bình điện, lau sạch bề mặt bình điện, thông lỗ thông hơi, kiểm tra mức dung dịch và nồng độ dung dịch, nếu cần thiết đổ thêm nước tinh khiết; kiểm tra điện thế, nếu thiếu phải nạp điện bổ sung;
b) Kiểm tra hoạt động của bugi, nếu có vết nứt phải thay bugi mới;
c) Tháo máy phát và máy khởi động để kiểm tra hoạt động của các chôi than, cổ góp; lau sạch bề mặt máy phát và máy khởi động;
d) Tháo bộ chia điện, kiểm tra trạng thái làm việc và làm sạch tiếp điểm; điều chỉnh khe hở tiếp điểm (đối với máy có hệ thống đánh lửa có tiếp điểm) kiểm tra điểm đặt lửa đúng;
đ) Kiểm tra trạng thái cuộn dây đánh lửa và dây cao áp;
e) Kiểm tra hoạt động của đèn chiếu sáng;
g) Kiểm tra, bắt chặt bộ chia điện, tiết chế, nắp chụp bugi, búp báo nhiệt độ, nước, áp suất dầu;
h) Tra dầu bôi trơn vào ống lót trục cam, tấm đệm của con quay trục bộ chia điện.
4. Hệ thống bơm nước chữa cháy
a) Kiểm tra các van khóa, bảo đảm kín, điều khiển nhẹ nhàng;
b) Kiểm tra hoạt động của bơm; cụ thể: Mở van nước từ téc xuống bơm, mở van nước tuần hoàn về téc, cho bơm quay ở tốc độ khác nhau để kiểm tra trạng thái hoạt động của bơm, đóng van nước tuần hoàn về téc và tăng áp suất đến 10 kg/cm2; kiểm tra ốc, bu lông bắt liền máy bơm với khung xe; kiểm tra các van phun nước, phun bọt hòa không khí, van đóng, mở nước ở téc nước, đồng hồ cao áp, hạ áp, đồng hồ vòng phút bảo đảm hoạt động đúng theo quy định;
c) Kiểm tra vòi hút, đầu nối vòi hút và gioăng, bảo đảm độ kín khi lắp vào bơm và khi lắp các đoạn vòi hút với nhau;
d) Kiểm tra độ lưu thông của hệ thống trộn bọt hòa không khí;
đ) Kiểm tra téc nước chữa cháy, nếu bị gỉ sét phải đánh gỉ và sơn lại.
5. Cho xe chạy một đoạn đường ngắn để kiểm tra hoạt động của xe, hệ thống, thiết bị của xe; nếu phát hiện những hư hỏng phải khắc phục ngay.
6. Đối với các bộ phận của xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy
a) Kiểm tra kết cấu cần trục, các tầng thang, mối hàn trên trục nâng, chân chống thang; kiểm tra, điều chỉnh hoặc thay thế cho thích hợp khối trượt, đỡ và con lăn dẫn của các tầng thang hoặc bộ phận ống lồng;
b) Kiểm tra hoạt động của xích vươn ra trục thang;
c) Kiểm tra, xiết chặt đầu nối trục dẫn động của máy bơm thủy lực; kiểm tra áp lực bơm dầu thủy lực, tình trạng bánh răng bơm, vỏ bơm và điều chỉnh cho thích hợp; kiểm tra, xiết chặt đai ốc ổ đỡ của trục bơm dầu thủy lực;
d) Xe mới sau khi đưa vào sử dụng được 03 tháng phải tiến hành kiểm tra, xiết chặt toàn bộ đai ốc của các thiết bị thủy lực, cơ cấu nâng hạ; xem kỹ mối hàn và kiểm tra sàn và lan can trên giỏ thao tác thang;
đ) Kiểm tra làm sạch cổ góp điện của trục quay thang;
e) Kiểm tra hộp nối và cầu chì, duy trì dây cáp điện của thang có tính liên kết tốt;
g) Kiểm tra chức năng điều chỉnh tự động của động cơ liên kết với bơm thủy lực của thang;
h) Kiểm tra trạng thái khớp nối và cần liên kết của van điều khiển chân chống; kiểm tra tình trạng ngắt bằng tay của van điều khiển điện; kiểm tra trạng thái cố định của cán piston, mối hàn và ổ bi của xi lanh lực;
i) Thay ruột lọc của bộ phận lọc dầu thủy lực sau 12 tháng sử dụng;
k) Mở van từ dưới két dầu thủy lực để tháo nước ngưng tụ;
l) Kiểm tra áp suất làm việc của van điều khiển áp lực mạch chính, mạch xoay, mạch động lực của xe thang; áp suất bơm thủy lực mạch tời, mạch cần cẩu của xe cứu hộ;
m) Kiểm tra trạng thái của đường ống nước xe thang và tiến hành thử áp lực đường ống;
n) Kiểm tra trạng thái của vòi phun nước bảo vệ và van; mức dầu của hộp số giảm tốc.
7. Đối với tàu, xuồng chữa cháy
a) Bảo dưỡng vỏ phương tiện
- Phải đưa lên đà cạo hà, sơn lại đối với phương tiện có vỏ bằng kim loại và vỏ composite hoạt động ở vùng nước mặn 12 tháng/1 lần, hoạt động ở vùng nước lợ 18 tháng/1 lần, hoạt động ở vùng nước ngọt 24 tháng/1 lần.
- Phải đưa lên đà cạo rong, rêu, hà; thui, đốt và sơn lại theo quy định từ mớn nước trở xuống đối với phương tiện có vỏ bằng gỗ hoạt động ở vùng nước mặn 06 tháng/1 lần, hoạt động ở vùng nước lợ 09 tháng/1 lần, hoạt động ở vùng nước ngọt 12 tháng/1 lần.
b) Bảo dưỡng máy
Thực hiện đúng chế độ bảo quản, bảo dưỡng theo hồ sơ, lý lịch và quy định của nhà sản xuất đối với từng loại máy lắp trên phương tiện.
1. Phân loại bình chữa cháy
a) Loại 1: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia hoặc bọt;
b) Loại 2: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là bột;
c) Loại 3: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia;
d) Loại 4: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là bột;
đ) Loại 5: Bình chữa cháy các-bon dioxide.
2. Yêu cầu bảo quản, bảo dưỡng
a) Kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn của bình để xác định bình chữa cháy đã sử dụng hay chưa sử dụng;
b) Gắn biển hoặc ghi nhãn gắn vào bình sau khi đã bảo quản, bảo dưỡng;
c) Thay thế chốt an toàn và lắp niêm phong mới.
3. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên
a) Đối với các bình loại 1, 2, 3, 4 và 5; cụ thể:
- Kiểm tra bên ngoài thân bình để xác định có bị gỉ sét. Nếu bình bị gỉ sét không đáng kể thì phải bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng; nếu bình bị gỉ sét, ăn mòn nhiều thì phải loại bỏ;
- Cân bình chữa cháy (có hoặc không có cơ cấu vận hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất) hoặc sử dụng phương thức thích hợp để kiểm tra bình chứa khối lượng chất chữa cháy chính xác. Đối chiếu khối lượng so với khối lượng được ghi khi bình đưa vào sử dụng lần đầu;
- Kiểm tra lăng phun, vòi phun của bình và vệ sinh sạch sẽ; nếu hư hỏng phải thay thế.
- Kiểm tra các thiết bị chỉ áp suất. Nếu áp suất giảm hơn 10% hoặc nhiều hơn so với mức giảm lớn nhất theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì phải thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;
- Kiểm tra cơ cấu vận hành và kiểm soát sự xả (nếu được lắp) đối với loại bình chữa cháy được thiết kế có cơ cấu vận hành tháo ra theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
b) Đối với bình loại 3 và loại 4
- Làm sạch bên trong, bên ngoài bình; kiểm tra bên trong, bên ngoài thân bình để phát hiện sự ăn mòn và hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít hoặc hư hại không đáng kể thì phải bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng; nếu bình bị ăn mòn nhiều thì phải loại bỏ;
- Mở bình chữa cháy hoặc tháo các đầu lắp ráp để kiểm tra chất lượng bình;
- Kiểm tra bên ngoài chai khí đẩy để phát hiện sự ăn mòn và hư hại. Nếu chai khí đẩy bị ăn mòn và hư hại thì phải thay mới. Cân chai khí đẩy và kiểm tra khối lượng so với khối lượng ghi trên chai. Chai khí đẩy có khối lượng chất chứa ít hơn khối lượng nhỏ nhất được ghi hoặc chai được phát hiện bị rò rỉ thì phải sửa chữa, nạp đủ hoặc thay bằng chai mới;
- Nạp lại bình chữa cháy tới mức ban đầu (bình loại 3), bù lại lượng nước bị mất. Đối với nước có phụ gia hoặc dung dịch tạo bọt thì nạp lại bình theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ lăng phun ống nhánh, lưới lọc và ống phun trong van xả khí (nếu được lắp);
- Kiểm tra bột trong bình (bình loại 4), cụ thể: Khuấy trộn bột bằng cách lắc và dốc ngược bình. Nếu có dấu hiệu vón cục, đóng cục không phun được thì phải thay tất cả bột chữa cháy và nạp lại bình bằng bột chữa cháy của nhà sản xuất. Kiểm tra, chỉnh sửa và vệ sinh sạch lăng phun, vòi phun, ống phun;
- Kiểm tra vòng đệm, màng ngăn và vòi phun; thay thế nếu bị hư hỏng;
- Lắp lại bình theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
c) Đối với bình loại 5
- Kiểm tra, vệ sinh loa phun, vòi phun chữa cháy; thay thế nếu bị hư hỏng;
- Thực hiện phép thử dẫn điện bộ vòi chữa cháy.
4. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ
Sau 5 năm (tính từ ngày sản xuất), bình chữa cháy các loại 1, 2 và 3 phải được bảo dưỡng như sau:
a) Phun xả bình chữa cháy hết hoàn toàn. Sau khi phun, áp kế phải chỉ áp suất “0” và thiết bị chỉ thị (nếu được trang bị) phải chỉ vị trí đã phun;
b) Mở bình chữa cháy và làm sạch bên trong thân bình; phát hiện sự ăn mòn và hư hại bên trong thân bình. Nếu bình bị ăn mòn ít, hư hại không đáng kể thì bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng; nếu bình bị ăn mòn nhiều thì phải loại bỏ;
c) Kiểm tra, làm sạch lăng phun, lưới lọc và vòi phun, lỗ thông, (hoặc các cơ cấu thông hơi khác) ở trong nắp hoặc bộ van và ống xả trong;
d) Kiểm tra vòng đệm bịt kín và vòi phun (nếu được lắp) và thay nếu bị hư hỏng;
đ) Kiểm tra cơ cấu vận hành về việc chuyển động;
e) Lắp ráp và nạp lại bình chữa cháy.
1. Bảo quản, bảo dưỡng vòi chữa cháy
a) Bảo quản, bảo dưỡng vòi trong kho: Vòi phải để trên giá nơi khô ráo, không để gần hóa chất, xăng, dầu; nếu để lâu phải đảo vòi, thay đổi nếp gấp;
b) Bảo quản, bảo dưỡng, sắp xếp trên xe: Vòi để trên xe chữa cháy theo cuộn phải để đúng ngăn ô quy định; trong các ngăn ô không được để thêm các dụng cụ, phương tiện khác;
c) Bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy
- Khi triển khai vòi không để gấp khúc hoặc có vật nặng đè chặn, không rải vòi lên các vật nhọn, vật đang cháy, nơi có axít hoặc các chất ăn mòn khác;
- Khi lắp vòi vào họng phun của xe, tuyệt đối không di chuyển xe, không lôi, kéo vòi đoạn gần họng phun;
- Khi bơm nước không tăng, giảm ga đột ngột, không tăng áp suất vượt quá áp suất làm việc của từng loại vòi;
- Phơi khô trước khi cuộn vòi đưa vào kho hoặc xếp lên ngăn vòi của xe chữa cháy; không xếp trên xe các loại vòi còn ẩm ướt.
2. Bảo quản, bảo dưỡng ống hút chữa cháy, lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, giỏ lọc, thang chữa cháy
a) Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của phương tiện và vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp trên giá kê, sàn kê hoặc trong tủ bảo quản; không được quăng, quật khi sắp xếp, vận chuyển;
b) Không để phương tiện gần xăng, dầu, axít và các hóa chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào phương tiện;
c) Phương tiện phải được sắp xếp theo từng chủng loại, chất lượng để thuận tiện cho công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng và chữa cháy;
d) Không để các vật nặng đè lên phương tiện hoặc không được chồng quá cao các phương tiện lên nhau nhằm tránh trường hợp bị méo, bẹp.
1. Làm sạch trang phục, thiết bị bảo hộ cá nhân
a) Trang phục, thiết bị bảo hộ cá nhân phải được làm sạch bên trong, bên ngoài và phải được phơi khô để tránh ẩm mốc; sắp xếp gọn gàng đúng nơi quy định;
b) Mặt nạ phòng độc cách ly, mặt nạ lọc độc, khẩu trang lọc độc phải được lau chùi sạch sẽ; kiểm tra lượng khí trong bình và kiểm tra độ kín của van, mặt trùm và phải được nạp đầy khí trước khi đưa vào bảo quản.
2. Bảo quản, bảo dưỡng
a) Ủng và găng tay cách điện, quần áo cách nhiệt, quần áo chống hóa chất, quần áo chống phóng xạ phải dùng khăn mềm, nhúng vào nước ấm lau khô và để đúng nơi quy định. Riêng quần áo cách nhiệt không được gấp mà phải treo để tránh nhàu nát;
b) Máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc phải được lau chùi thường xuyên, cụ thể: Lau toàn bộ thân máy, bầu lọc khí, chân đế, giá đỡ, ống nạp khí, bầu xả khí thải, bầu lọc khí động cơ, thùng đựng xăng; điều chỉnh tốc độ động cơ, dây khởi động động cơ, đồng hồ áp suất;
c) Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, ủng và găng tay cách điện, quần áo cách nhiệt, khẩu trang lọc độc, bộ phận cao su của mặt trùm phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Khi sắp xếp để bảo quản loại nào nặng hơn thì để ở dưới và nhẹ dần ở trên. Giữa mỗi loại trang phục, thiết bị chèn một lớp giấy mềm, mỏng và băng phiến để tránh gián, mối;
d) Đối với động cơ của máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc, trước khi khởi động phải mở công tắc điện khởi động cho máy nổ; nếu khởi động 3 lần mà máy chưa nổ thì phải kiểm tra lại, không khởi động liên tục, kéo dài. Trường hợp máy có tiếng nổ khác thường thì phải kiểm tra nguyên nhân và sửa chữa ngay.
1. Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang chữa cháy phải được làm sạch bên trong, bên ngoài; được phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng, mát.
2. Ủng và găng tay cách điện, quần áo cách nhiệt sau khi sử dụng phải dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm lau khô. Riêng quần áo cách nhiệt không được gấp mà phải treo để tránh nhàu nát.
3. Mặt nạ phòng độc cách ly, mặt nạ lọc độc phải được làm sạch sau khi sử dụng. Phải dùng nước ấm rửa sạch và súc sạch dưới vòi nước chảy, dùng khăn mềm lau khô và phải được phơi hoặc sấy khô; tháo các bình khí đem đi nạp đầy; kiểm tra giá đỡ lưng, dây đeo, van, khóa, các khớp nối, van nhu cầu thở và mặt trùm trước khi đưa vào bảo quản.
1. Bảo quản thường xuyên
a) Lau chùi sạch sẽ toàn bộ phương tiện. Kiểm tra khả năng làm việc của ống xả và lưới thông hơi;
b) Quan sát, kiểm tra phát hiện vết xước, đứt bất thường trên phương tiện;
c) Kiểm tra tình trạng căng của các sợi dây tại khoang dưới của đệm;
d) Kiểm tra mức nhiên liệu của máy phát, nếu thiếu phải bổ sung;
đ) Để phương tiện ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
2. Bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy
a) Đối với đệm
- Triển khai đệm nhảy và bơm đầy hơi vào đệm; để đệm căng trong ít nhất 30 phút;
- Kiểm tra các đầu nối và các mối liên kết (với đệm dùng quạt gió) ở đệm khi đang căng;
- Kiểm tra cáp điện và phích cắm; kiểm tra nút vặn hơi và bình khí với đệm dùng khí nén;
- Gấp, cuộn đệm theo đúng quy định; kiểm tra để đảm bảo đệm không bị ẩm, ướt.
b) Kiểm tra động cơ máy phát điện của đệm, cụ thể:
- Phần làm mát và giải nhiệt của động cơ; hệ thống lọc khí động cơ; hệ thống súp páp, khe hở súp páp động cơ;
- Bộ phận bơm nhiên liệu, phun nhiên liệu điện tử;
- Hệ thống lọc nhớt, xả nhớt và làm vệ sinh những chất dơ bẩn bị đóng trong thời gian máy hoạt động;
- Hệ thống ống áp lực dẫn dầu, bơm tạo áp suất, van xả dầu;
- Kiểm tra độ hao mòn, độ rơ (bạc đạn, bạc dầu và các phần cơ khí khác);
- Kiểm tra cốc lắng cặn và tách nước giải nhiệt, bình làm mát hồi lưu;
- Kiểm tra toàn bộ bu lông, đai ốc của máy.
3. Sau 2 năm kể từ ngày đưa đệm vào sử dụng phải kiểm tra chất lượng của đệm bằng cách thả vật nặng 80 kg với diện tích bề mặt 0,20 m2 ở độ cao 30m lên đệm; thực hiện thử lại ít nhất 3 lần.
Các loại phương tiện cứu người, như dây cứu người, thang cứu người, ống cứu người... phải được bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên theo các nội dung sau đây:
1. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của phương tiện; vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp trên giá kê, sàn kê hoặc trong tủ bảo quản theo từng chủng loại, chất lượng.
2. Tránh để phương tiện tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời; nếu để phương tiện ngoài trời phải che phủ phương tiện để tránh mưa, nắng.
3. Không để phương tiện gần xăng, dầu, axít và các hóa chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào phương tiện.
1. Sắp xếp, làm sạch phương tiện, dụng cụ.
2. Kiểm tra mức nhiên liệu của máy bơm thủy lực, mức dầu thủy lực trong bình chứa, nếu thiếu phải bổ sung.
3. Phát hiện khiếm khuyết của lưỡi cắt, cưa..., các chi tiết của máy phát.
4. Kiểm tra và làm sạch các bộ phận của máy cắt, cụ thể: Le gió; bộ lọc nhiên liệu, bugi, gờ làm mát trên xilanh, bộ giảm thanh, độ căng của dây đai truyền động; lưỡi cắt và hộp số; ốp bảo vệ lưỡi cắt; bộ khởi động, dây khởi động và bên ngoài lỗ nạp khí; đai ốc và bu lông, công tắc dừng; nắp bình nhiên liệu và mối hàn.
1. Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy về phải được kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ, phơi khô trước khi cất giữ.
2. Kiểm tra lưỡi cắt; đóng lưỡi cắt và gập đầu lưỡi vào khi không hoạt động; kiểm tra và làm sạch lưỡi tách, hàm ê tô; kiểm tra các đầu rãnh của kích. Đối với máy bơm thủy lực phải kiểm tra mức nhiên liệu của động cơ và mức dầu thủy lực của bình chứa.
3. Kiểm tra hoạt động của cần điều khiển, hoạt động của động cơ máy bơm thủy lực, hoạt động của van xả áp.
1. Đối với bộ đàm cầm tay
a) Tắt máy; dùng vải mềm lau sạch các bộ phận của máy như thân máy, ăng ten, núm chuyển kênh, núm xoay tăng, giảm âm lượng, các phím chức năng và ăng ten;
b) Tháo pin ra khỏi bộ đàm và dùng vải mềm vệ sinh sạch các tiếp điểm của pin và chân cực tiếp xúc với máy;
c) Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của chân pin với đế sạc để bảo đảm việc sạc pin được bình thường;
d) Sau khi vệ sinh máy, tiến hành lắp ăng ten, lắp pin vào máy và mở công tắc nguồn để máy hoạt động trở lại.
2. Đối với bộ đàm cố định 25 - 50w lắp trên xe
a) Kiểm tra đầu nối nguồn tại cọc đấu ắc quy, bảo đảm tiếp xúc tốt;
b) Kiểm tra ăng ten, không để chạm ra vỏ xe;
c) Kiểm tra sự hoạt động của bộ chuyển nguồn, ắc quy cho bộ đàm, bảo đảm cung cấp nguồn ổn định.
3. Đối với tủ để thiết bị dò sóng kỹ thuật số và các thiết bị khác trong tủ
a) Vệ sinh trong và ngoài tủ;
b) Luôn đóng các cửa trước, sau và nắp đáy của tủ;
c) Kiểm tra tiếp xúc ổ cắm nguồn cấp điện cho tủ; nếu bị lỏng phải thay ổ cắm khác.
1. Tắt máy bộ đàm cầm tay.
2. Tháo pin, ăng ten, tai nghe ra khỏi thiết bị và dùng vải mềm vệ sinh sạch.
3. Vệ sinh sạch thân máy và các điểm tiếp xúc với pin; nạp pin cho bộ đàm.
1. Định kỳ một năm phải thực hiện bảo quản, bảo dưỡng 01 lần.
2. Bảo quản, bảo dưỡng
a) Đối với trạm thu, phát trung tâm: Đo công suất phát, độ nhạy thu phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của máy; đo điện trở tiếp đất;
b) Đối với cột ăng ten: Kiểm tra dây co, độ lệch tâm của cột ăng ten; kiểm tra góc độ thích hợp của ăng ten, xử lý khi có các điểm che chắn mới;
c) Đối với máy bộ đàm cố định 25 - 50w lắp trên xe: Kiểm tra và đo công suất phát, độ nhạy thu phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật; kiểm tra toàn bộ phần nguồn cấp cho thiết bị; thử khoảng cách liên lạc;
d) Đối với máy bộ đàm cầm tay: Kiểm tra và đo công suất phát, độ nhạy thu phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật; kiểm tra và đo dung lượng pin cho máy bộ đàm cầm tay; thử khoảng cách liên lạc;
đ) Đối với thiết bị liên kết đa mạng ACU-T/ACU-1000: Kiểm tra đầu nối tiếp xúc với các dây cáp; kiểm tra và thử các thiết bị phần cứng để kết nối đến các mạng DSP, PSTN, HSP-2; thử các kết nối đa mạng.
1. Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
2. Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm hai lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
3. Việc bảo quản định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo quản toàn bộ hệ thống.
Việc bảo quản hệ thống báo cháy tự động, bán tự động phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001.
1. Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
2. Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được bảo quản định kỳ mỗi năm 01 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
3. Việc bảo quản hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003, các tiêu chuẩn khác có liên quan).
Chapter III
STORAGE AND MAINTENANCE OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING EQUIPMENT
Section 1. Storage and maintenance of mechanical firefighting equipment
Article 12. Regular storage and maintenance
1. Arrange and clean the equipment
a) Arrange and inspect quantity of equipment, tools on fire-engines, fire-trains, fireboats according to the provisions of law;
b) Clean cabin, buffer, seats, tires, chassis of fire-engines, fire-trains, fireboats, fire pump rooms, equipment control room, and fire prevention and fighting equipment compartment;
c) Clean windscreen, rear-view mirrors, lights and turn signals.
2. Storage and maintenance
a) Engines
- Clean all engines, fuel supply pipes, air filters, high pressure pumps, eject needles; discharge of water and residues in petrol filters, carburetor; for petrol-run engines, inspect ignition system, spark-plugs, inspect and tighten wire ends of the distributor; examine and clean petrol filter, carburetor with detergents;
- Examine fuel, oil, battery and components of engine; ensure the petrol tank constantly full or at least forth fifth (4/5) of the tank capacity);
- Examine level of lubricating oil, cooling water, windshield washer fluid, power steering fluid, brake and clutch fluid, hydraulic fluid of the dedicated system (if any);
- Examine level of solution in cell partitions of battery and add purified water to them in case they run dry; examine and tighten electric wires into battery vent plugs; clean outer surface of battery and vent plugs with warm water;
- Examine vacuum suction head or vacuum priming pump; add vacuum suction head if necessary;
- Open electric lock and monitor lights and meter on dashboard to check if signals are normal;
- Start engines of motor equipment for 15 minutes everyday;
- Run engines in different speed (rounds per minute) without sudden acceleration; monitor indicators of meters of lubricating oil pressure, fuel, cooling water temperature, compressed air pressure, battery lights and other problems. Upon detection of strange noise in engines or meter, indicator lights show danger signal, immediately turn off the engine and report to technical department for examination and repair.
b) Electricity system
Examine conditions of lights, traffic signal horns, priority signal transmitter and electric switches Upon detection of any damage, report should be made immediately to technical department for repair.
c) Transmission system
- Add fats and oils to clutch lever, universal joints, driving shaft, steering wheel transmission; examine and detect leakage of clutch oil;
- Examine clutches to ensure no noise generated when changing gear
d) Brake system
- Examine closeness of brake system via steam pressure meter and indicator lights;
- Examine leakage of steam, fluid at brake cables, level of brake boosting fluid;
- Check if brake system works well by moving engines forward, backward and apply the brakes. dd) Steering system: Examine and tighten joints of steering wheel
e) Suspension and chassis system
- Examine frames, mudguard, rear spring hangers, center bolt, disc springs and other details to ensure they are tightly secured; do the cleaning, painting and application of grease as regulated;
- Examine shock absorber, fasten shock absorber bolts; examine springs and rubber bumpers
- Examine and ensure all tires are inflated to a standard pressure; and remove hard objects stuck to tires.
g) Cabin and trunk
- Examine and clean cabin, windscreen, windows, rear-view mirrors, seat buffer, tilted cabin support;
- Examine bodywork, sides, fasteners, hinges, bolts;
h) Fire pumps equipped to fire-engines
- Check operation of water pumps, specifically, closeness of valves, meters and indicator lights; examine and add fats to seal off and lubricate pump spindle, axis of rotation, operation of pump driving shaft and carry out immediate remedial work upon detection of strange noise;
- Examine closeness of fire pumps by closing all valves, suction head covers and carry out vacuum test to ensure the pump achieves maximum vacuum degree. Vacuum suction time is no later than 30 seconds. Stop vacuum suction and determine closeness of the pump by observing vacuum meter (see movement of meter hand) and carry out remedial work if the pump is found unclosed.
- Examine operation of vacuum priming pumps to ensure vacuum numeric value achieves at least - 0,6 bar, otherwise maintenance and repair must be carried out.
- Examine operation of pump axis and centrifugal propeller by letting the centrifugal pump work at a low and medium speed; examine screws and bolts connecting the pump with car frame; examine and ensure the all radiator valves, high, low pressure meter and rpm meter work in accordance with the standard;
- Ensure suction nozzles are closed, not bent, punctured, and adequate buffer so that the installation work shall be eased.
- Regularly examine fire water tanks, fire foam tanks and ensure all the tanks are full of clean water without leakage; fire foam tanks must be closed and no leakage;
- Examine all fire equipment and tools equipped to fire-engines such as fire nozzles, hoses, ladders….ensuring adequate base number and technical quality.
i) Components of fire vehicles
- Examine and tighten transmission box, bracket, lifting and lowering structure;
- Wash oil filter of hydraulic fluid cask, discharge air from hydraulic system; examine and ensure proper level of hydraulic fluid in the cask;
- Examine and operate hydraulic structures (lifting, lowering, and rotating), ladders, hoists, hydraulic cabin
- Maintain cables and safety structure for ladder trucks, rescue trucks and crane trucks.
k) For fire pumps
- Examine all screw caps, secure components, joints, details and wire ends;
- Examine level of fuel and lubricating oil to ensure adequacy, cleanliness and no leakage;
- Examine electricity system, secure battery into bracket, tighten battery connectors and wire ends; ensure proper level of battery solution;
- Start pumps and examine fire equipment attached to pumps.
l) For fire-trains, fireboats
- Regularly clean components of machine, deck surface and all fire equipment equipped thereto;
- Examine fuel, lubricating and cooling systems;
- Examine steering system and guiding equipment;
- Start the engine, examine technical conditions and carry out maintenance as regulated by the manufacturer;
- Examine fire pumps attached to fire-trains, fireboats; examine and ensure pipelines, hoses and nozzles conform to the manufacturer’s requirements.
- For inland inflatable boats
+ Place boats in ventilated, dry areas without direct exposure to sunlight; if boats are placed outdoors, shelter must be provided for protection against rain and sun;
+ Use detergent and water to clean boat shell. Hard-to-remove dirt can be wiped out by detergents but must be re-washed by clean water;
+ Clean air valves; regularly examine and ensure air pump fully charged with electric energy (for boats with electric air pump).
3. Upon completion of storage and maintenance, the assigned officers, soldiers must take notes of all the tasks in the logbook. Upon detection of any component of the equipment being lost or damaged, immediate report must be made to upper management agency for early handling.
Article 13. Storage and maintenance after practice of fire prevention and fighting
1. Storage and maintenance
a) Open all sprinkler valves, pump valves to discharge all excess water from the centrifugal pump;
b) Fill up fire water tank with clean water by pumping;
c) Examine clutches, brakes, gear box, power take-off box, driving shaft, front axle, rear axle, tire surface and tire air pressure…;
d) Examine outer surface of vehicles, tightly secure bolts, screws of to wheels and wheel hub…;
dd) Examine lubricating oil, hydraulic fluid, cooling water and fuel to ensure no leakage; add oil, water and fuel as regulated;
e) Examine looseness of fan belt, air compressor belt, condition of battery, lights and horns…;
g) Examine technical conditions of nozzles, hoses, suction nozzles, water filter, ladders, masks…; clean and arrange equipment, tools in place on vehicles;
h) Clean vehicles’ outer and lower part, pumps, engines, cabins for driver, cabins for firefighters, cabin screen, meters, lights...;
i) Wash and dry firefighting clothes, hoses
2. In case saltwater, dirty water or foam are employed for firefighting, all the equipment such as nozzles, hoses, fire foam tank valves and pipes, centrifugal pumps, propeller and pump axle felt must be wiped with clean water.
Article 14. Regular storage and maintenance
On a monthly basis, storage and maintenance must be carried out as follows:
1. Engines
a) Examine and adjust opening of valve seat;
b) Examine machine cover buffer, cylinder's suction and discharge heads, fasten bolts of machine
c) Examine compression of engine cylinders;
d) Remove, clean and examine petrol pump
dd) Remove and clean carburetor, adjust level of petrol in float chamber; replace engine oil; clean centrifugal filter and filter screen with diesel;
e) Examine operation of blowers, water pump jacket, discharge valves, cooling water pipes, radiators and temperature regulator
2. Underbody
a) Examine operation of handbrake, foot brake; adjust and fasten handbrake bolts;
b) Remove wheel hub and examine conditions of brake pads, brake block, springs and wheel bearing;
c) Examine conditions of wheels and fasten bolts of wheels; change positions of tire (if necessary);
d) Examine front axle, rear axle; adjust caster angle of wheels;
dd) Change gear oil for every 12,000 kilometers traveled; and change shock absorber fluid for more than 25,000 kilometers traveled;
e) Change centrifugal pump bearing oil after 200 hours of operation;
g) Examine conditions of wheel bearing; replace fats of axle bearing and make adjustment to ensure wheels do not along the axle;
h) Examine conditions of underbody; apply white lead grease on surfaces of front & rear leaf springs;
i) Examine steering wheel oil for addition if it runs dry;
k) Examine steering wheel, brakes and clutches; pump grease into the steering wheel’s driving shaft
3. Electricity system
a) Remove battery; clean surface of battery and clear its air holes; examine level and concentration of battery solution and add purified water if necessary; examine voltage and ensure the battery fully charged;
b) Examine operation of spark-plug and make replacement if any crack is found.
c) Remove generator and starter to examine operation of brushes, collectors; wipe surface of generator and starter;
d) Remove distributor to examine its conditions; Clean points of contact; adjust opening of points of contact (for any ignition system with points of contact) and examine proper positioning of spark;
dd) Examine conditions of ignition cable and high voltage line;
e) Examine operation of lights;
g) Examine and tightly secure distributor, regulator and spark-plug cover, temperature, water and oil pressure indicator pencil;
h) Apply lubricating oil on camshaft bushing, buffer plates of the distributor’s rotor.
4. Fire water pump system
a) Examine stop valves, ensure closeness and ease to operation;
b) Examine operation of pumps, specifically as follows: Open valve of water tank leading to pump, open circulating valve to direct water to tank, operate pump in various speeds to examine its conditions, close circulating valve to tank and increase pressure to 10kg/cm2; Examine screws and bolts that secure pumps to vehicle frame; examine sprinkler valves, water tank valves, foam valves, high-pressure meters, low-pressure meters, rpm meters to ensure proper operation as regulated;
c) Examine suction nozzles, joints to ensure closeness when pumps are installed and nozzle sections are connected together;
d) Examine circulation of foam mixing system;
dd) Examine fire water tank for sanding and re-painting if it rusts.
5. Move the vehicle some distance to examine its operation, system, equipment and carry out immediate remedial work upon detection of any damage.
6. For components of fire vehicles
a) Examine structure of cranes, ladders, weld joints on lift shaft, ladder supports
b) Examine operation of ladder chain
c) Examine and tighten connectors of hydraulic pump drive; examine hydraulic fluid pump pressure, conditions of pump toothed wheels, pump shell and make appropriate adjustment; tighten bolts of hydraulic fluid pump bearing;
d) New vehicles after being put into use for three months must be examined with respect to all the bolts of hydraulic equipment, lifting and lowering structures; examine weld joints, floors and handrails of platform ladder;
dd) Examine and clean commutator and axis;
e) Examine connector box and fuse, keep electric cable of ladder well connected;
g) Examine function of automatic adjustment of the engine connected with hydraulic pump of the ladder
h) Examine conditions of joints and support control valve; examine conditions of manual disconnection of electric valve; examine conditions of piston lever, weld joints and bearing of cylinder;
i) Replace the inside of hydraulic fluid filter after 12 months of use;
k) Open valve of hydraulic fluid container for condensate drain;
l) Examine pressure of the ladder truck’s main circuit, rotating circuit, and hydraulic circuit; hydraulic pump pressure of hoist, crane control circuits of rescue vehicles;
m) Examine conditions of the ladder truck’s pipes and test pipe pressure;
n) Examine conditions of nozzles and valves; level of shock absorber gear fluid.
7. For fire-trains and fireboats
a) Maintenance of vehicles’ shell
- Remove shipworm and re-paint metal-, composite-made shell of any vehicle that operates in saltwater after 12 months, in brackish water after 18 months and in fresh water after 24 months.
- Remove moss, shipworm and re-paint wood-made shell (from the draft downward) for any vehicle that operates in saltwater after six months, in brackish water after nine months and in fresh water after 12 months.
b) Maintenance of machine
Comply strictly with regulations on storage and maintenance stipulated by the manufacturer with respect to each machine installed on the vehicle.
Section 2. Storage and maintenance of conventional firefighting equipment
Article 15. Storage and maintenance of fire extinguishers
1. Classification of fire extinguishers
a) Type 1: Extinguishers with pressure compressed direct on extinguishants such as water or foam as extinguishing agent;
b) Type 2: Extinguishers with pressure compressed direct on powder as extinguishing agent;
a) Type 3: Extinguishers with propellant exposed to water or foam as extinguishing agent;
a) Type 4: Extinguishers with propellant exposed to foam as extinguishing agent;
dd) Type 5: Carbon dioxide extinguishers
2. Requirements for storage and maintenance
a) Examine seal and safety structure of extinguishers to determine if the extinguisher is used;
b) Attach sign or label to the extinguisher after storage and maintenance;
c) Replace safety pin and apply new seal.
3. Regular storage and maintenance
a) For extinguishers of types 1, 2, 3, 4 and 5; specifically:
- Examine outer part of extinguishers for any rust Any extinguisher with mount of rust not considerable can be stored for use or should be eliminated if too much rust appears;
- Extinguisher scale (with or without operation structure as instructed by the manufacturer) or any means suitable for determining accurate amount of extinguishing agent. Examine the amount of extinguishing agent used for the first time;
- Examine nozzles, hoses of extinguishers and do the clean-up, upon detection of any damage, replacement must be carried out.
- Examine pressure indicator equipment If pressure falls by 10% or more than maximum reduction as instructed by the manufacturer, follow the manufacturer’s instructions;
- Examine operation structure and control the discharge (if being installed) with respect to any extinguisher with an operation structure being designed as instructed by the manufacturer;
b) For extinguishers of types 3 and 4
- Examine inside and outside of extinguishers to detect any wear-out or damage; then do the cleaning. Continue to use or eliminate extinguishers shall depend on level of wear-out or damage;
- Open extinguishers or remove couplings for examination of quality;
- Examine the outside of propellant bottle to detect wear-out and damage Carry out replacement upon detection of wear-out or damage. Check the amount of propellant against the amount specified on label. Carry out repair work, charging or replacement upon detection of any leakage to the propellant bottle or amount of extinguishing agent being less than the minimum amount specified;
- Re-charge extinguishers to the initial level (extinguisher of type 3) and compensate for the lost amount of water For any additive mixed water or foam creating solution, extinguishers should be re-charged according to the manufacturer’s instructions. Examine and clean nozzles, filter mesh and ejector of air discharge valves (if being installed);
- Examine powder in the extinguisher (type 4), specifically by shaking and put upside down the extinguisher. Upon detection of signs of caking that can not be sprayed, replace all the powder with the powder made by the manufacturer. Examine, adjust and clean nozzles, hoses and pipes;
- Examine buffer loop, membrane and hoses for replacement upon detection of damage;
- Re-install the extinguisher as instructed by the manufacturer.
c) For extinguishers of type 5
- Examine and clean speakers nozzles, hoses and carry out replacement upon detection of any damage;
- Test conductivity with respect to firefighting hoses
4. Regular storage and maintenance
After five years (since the date of manufacture), extinguishers of types 1, 2 and 3 must be maintained as follows:
a) Discharge all extinguishing agent from extinguishers After discharging, manometer must indicate "0”.
b) Open extinguishers and clean the insides; Examine the insides for any wear-out or damage. Continue to use or eliminate the extinguisher shall depend on level of wear-out or damage;
c) Examine and clean spray nozzles, filter mesh, hoses and holes (or other ventilating structure), valve assembly and internal pipe;
d) Examine closely sealed buffer loop and spray nozzles (if being installed) for replacement upon detection of any damage;
dd) Examine operation structure in motion;
e) Install and re-charge extinguishers
Section 16. Storage and maintenance of other conventional firefighting equipment
1. Storage and maintenance of fire hose
a) Storage and maintenance of hose in stores: Hose must be placed on dry shelves far away from chemicals, petrol, fuel; if extended storage is needed, hose must be reversed;
b) Storage, maintenance and arrangement on vehicles: Hose loaded on vehicles must be placed in right compartments where no other objects or equipment are present;
c) Storage and maintenance after use
- Never bend hose at an acute angle, particularly while it is under pressure, avoid dragging hose over sharp objects or hot flaming debris, places where acid or corrosive substances exist;
- When installing hose into vehicles, avoid moving vehicles, dragging hose section in proximity to the couplings
- When pumping water, avoid sudden acceleration or deceleration; do not increase pressure beyond intended working pressure of each type of hose;
- Hose should be dried thoroughly before rolled into coils and placed in stores or loaded on fire vehicles;
2. Storage and maintenance of fire suction pipes, nozzles, couplings, filter, fire ladders…
a) Examine technical conditions of equipment, do the cleaning, arrange equipment on shelves or in cabinets; arrangement and transport of equipment must be made with care;
b) Do not place equipment in proximity to petrol, fuel, acid and other corrosive chemicals;
c) Equipment must be arranged by type, quality to facilitate the tasks of management, storage, maintenance, and firefighting;
d) Do not place heavy objects laid on equipment or piling equipment onto one another is not allowed just to prevent equipment from being deformed or crushed.
Section 3. STORAGE AND MAINTENANCE OF CLOTHES AND PERSONAL PROTECTIVE EQUIPMENT
Article 17. Regular storage and maintenance
1. Clean clothes and personal protective equipment
a) Clothes and personal protective equipment must be cleaned inside and outside, dried to avoid mold and moisture; proper arrangement is crucial;
b) Protective masks of all types must be cleaned; examine amount of oxygen in the tank and closeness of valves and masks before they are stored.
2. Storage and maintenance
a) Insulated boots, gloves, heat-, chemical-, radiation-proof clothes must be wiped with warm water and placed in regulated places. For heat-proof clothes, they must be hung to avoid the state of being rumpled;
b) Oxygen charger to gas masks must be regularly cleaned, specifically as follows: clean all the body, air filter, footing, bracket, air charging pipe, exhaust gas discharging unit, engine air filter, petrol tank; speed of engine, engine start and pressure meter must be appropriately adjusted;
c) Clothes, caps, boots, gloves, belts, insulated boots and gloves, heat-proof clothes, gas masks and rubber part of masks must be neatly arranged. Arrangement must be made in order of weight (light to heavy from top to bottom). Between each equipment must be inserted with a soft, thin layer of paper and moth-ball to prevent cockroaches and termites;
d) For engine of the oxygen charger to gas masks, turn on the ignition switch before starting the engine; if the engine fails to run after three starting attempts, examination must be done again. In case some strange noise is heard from the engine, examination must be made to detect the cause and carry out immediate remedial work.
Article 18. Storage and maintenance after use
1. Clothes, caps, boots, gloves, belts, fire masks must be cleaned inside and outside; dried and placed in ventilated areas.
2. Insulated boots, gloves, heat-proof clothes after use must be wiped with warm water and placed in regulated places. For heat-proof clothes, they must be hung to avoid the state of being rumpled.
3. Gas masks after use must be thoroughly cleaned. Use warm water or running tap water to clean the equipment; the equipment must be wiped with soft cloth, and dried; remove air tank for charging; examine bracket, strap, valves, locks, joints, oxygen valve and masks before putting them into storage.
Section 4. Storage and maintenance of rescue equipment
Article 19. Storage and maintenance of rescue mattress
1. Regular maintenance
a) Clean the equipment Examine operation of discharging pipe and ventilating mesh;
b) Observe and examine to detect cuts on the equipment;
c) Examine tension of strings in the below part of the mattress;
d) Examine level of fuel of generator for addition if necessary;
dd) Place the equipment in dry places where direct exposure to sunlight is totally avoided.
2. Storage and maintenance after use
a) For mattress
- Examine and fill up the mattress with air; leave the mattress inflated for at least 30 minutes;
- Examine joints (with respect to blower run mattress) of the mattress when it is inflated;
- Examine electric cables and plugs; examine screw stopper and air tank for compressed air mattress;
- Fold or roll the mattress as regulated; ensure the mattress is not wet
b) Examine the generator used for the mattress, specifically:
- Cooling unit; air filter; valves and valve openings;
- Fuel injection pump and sprayer;
- Clean and remove dirt from lubricating oil filter, discharging unit accumulated during operation;
- Pressure creating pump and oil discharging valve;
- Examine level of wear-out and clearance of bearings and other mechanical parts;
- Examine precipitator, cooling water separator; cooling circulator;
- Examine all bolts and screws
3. After two years since the mattress is put into use, quality of the mattress must be examined by dropping a heavy object (80 kilograms, surface area 0.2m2) on the mattress from a height of 30 meters; at least three attempts must be made.
Section 20. Storage and maintenance of other conventional rescue equipment
Rescue vehicles such as ropes, ladders, rescue tubes...must be stored and regularly maintained as follows:
1. Examine technical conditions of the equipment, do the cleaning, arrange equipment on shelves or in cabinets by type, quality;
2. Avoid placing the equipment directly exposed to sunlight or shelter must be employed for protection in case the equipment is placed outdoors;
3. Do not place equipment in proximity to petrol, fuel, acid and other corrosive chemicals;
Section 5. Storage and maintenance of breaking equipment
Article 21. Regular storage and maintenance
1. Arrange and clean the equipment
2. Examine level of fuel of hydraulic pump, level of hydraulic oil in the tank for addition if necessary;
3. Examine blades of cutters, power-saws…., details of generator.
4. Examine and clean components of cutters such as fuel filter, spark-plug, cylinder cooling unit, silencer, tension of transmission belt; blade and gear box; blade protector; starter; bolts and screws, stopping switch; fuel tank cover and weld joints.
Article 22. Storage and maintenance after use
1. Cutters, tractors…after use must be examined, cleaned, dried and stored.
2. Examine cutter blades; close and fold blades in case of no operation; examine other details. For hydraulic pump, level of engine fuel and hydraulic fuel of tank must be examined.
3. Examine operation of controlling lever, hydraulic pump and pressure discharging valve.
Section 6. Storage and maintenance of communication equipment for firefighting
Article 23. Regular storage and maintenance
1. For hand-held transceivers
a) Turn off the device; use soft cloth to wipe such components as body, antenna, channel switcher, volume, and other functional buttons;
a) Remove battery from the device and use soft cloth to clean all its details;
c) Examine connection between battery and charger to ensure normal charging;
d) After the device is cleaned, carry out installing antenna and battery into the device and attempt to start operation.
2. For fixed transceivers (25-50w) installed on vehicles
a) Examine battery electrodes to ensure good contact;
b) Examine antenna to ensure no contact with vehicle shell;
c) Examine operation of adapter, battery for transceivers to ensure stable supply of electrical energy
3. For cabinets where digital wave detector and other devices are stored
a) Clean inside and outside of cabinets;
b) Ensure front, back and bottom doors of cabinets are constantly closed;
c) Examine power sockets to cabinets for replacement if necessary
Article 24. Storage and maintenance after use
1. Turn off hand-held transceivers
2. Remove batteries, antenna, earphone from the device and cleaning them with soft cloth.
3. Clean device body and contact points with battery; charge electricity to transceiver;
Article 25. Regular storage and maintenance
1. Storage and maintenance must be done on the annual basis
2. Storage and maintenance
a) For central receiving and transmitting stations: Generating capacity must be measured, sensitivity of receivers must meet technical standards; earth ground resistance must be measured;
b) For antenna mast: Examine wire and deviation of the mast; ensure appropriate angle of antenna and make adjustment when there are some new blocking objects.
c) For fixed transceivers (25-50w) installed on vehicles: Generating capacity must be measured, sensitivity of receivers must meet technical standards; examine all power source to the device and test communication distance;
d) For hand-held transceivers: Examine and measure generating capacity; sensitivity of receivers must meet technical standards; measure battery energy supplied to hand-held transceivers and test communication distance;
dd) For ACU-T/ACU-100 equipment: examine contact points with cables; test hardware equipment to get connected with DSP, PSTN, HSP-2 networks; test multi-network connection.
Section 7. Storage and maintenance of fire alarm and fighting system
Section 26. Storage and maintenance of automatic and semi-automatic fire alarm system
1. Automatic and semi-automatic fire alarm system after being installed must be test to examine quality and shall be put into use after test result shows that the system has met all the requirements of the design and other relevant standards.
2. Automatic and semi-automatic fire alarm system after being put into use must be test at least two times per year to determine quality and operation of the devices in the system
3. Regular maintenance must be done depending on environmental conditions in the installation location and the manufacturer’s instructions but maintenance of the entire system must be conducted at least two times per year.
Maintenance of automatic and semi-automatic fire alarm system must meet the manufacturer’s instructions and Vietnam’s Standards TCVN 5738:2001.
Section 27. Storage and maintenance of automatic and semi-automatic firefighting system
1. Automatic and semi-automatic fire alarm system after being installed must be test to examine quality and shall be put into use after test result shows that the system has met all the requirements of the design and other relevant standards.
2. Automatic and semi-automatic fire alarm system after being put into use must be maintained on the annual basis to determine quality and operation of the devices in the system.
3. Maintenance of automatic and semi-automatic firefighting system must meet the manufacturer’s instructions and professional standards (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003 and other relevant standards).