Chương II: Thông tư 52/2014/TT-BCA Quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Số hiệu: | 52/2014/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Trần Đại Quang |
Ngày ban hành: | 28/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 25/12/2014 |
Ngày công báo: | 24/11/2014 | Số công báo: | Từ số 997 đến số 998 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
22/03/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, máy bơm chữa cháy phải được để trong nhà có mái che; tàu, xuồng chữa cháy phải được bố trí bến đậu bảo đảm yêu cầu hoạt động của phương tiện.
2. Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác phải được quản lý an toàn, bảo đảm sẵn sàng chữa cháy.
3. Nơi quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy, nổ và đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức và bố trí người làm công tác quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
1. Định kỳ vào quý IV hàng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải thống kê, báo cáo cơ quan Công an quản lý địa bàn về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau:
a) Số lượng, chất lượng, chủng loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã trang bị.
b) Cách thức thực hiện bảo quản, bảo dưỡng.
c) Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện.
d) Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
đ) Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
2. Trình tự báo cáo và cơ quan tiếp nhận báo cáo
a) Cơ quan, tổ chức, cơ sở, đội dân phòng báo cáo Công an xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) nơi hoạt động về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
b) Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành báo cáo cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy được giao quản lý.
c) Công an cấp xã, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo Công an huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) hoặc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp huyện) quản lý địa bàn về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.
d) Công an cấp huyện, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp huyện báo cáo Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh), Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh) trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.
đ) Công an cấp tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh báo cáo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.
1. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy, gồm:
a) Sổ theo dõi hoạt động của xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, tàu, xuồng chữa cháy (mẫu số 01), máy bơm chữa cháy (mẫu số 02) ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, cơ sở.
2. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập, lưu giữ và phải được bổ sung khi có thay đổi.
1. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổ chức lập và quản lý hồ sơ về phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
3. Tổ chức cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong cơ quan, tổ chức, cơ sở tìm hiểu tính năng, tác dụng, học tập, sử dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã trang bị.
4. Phân công người làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
5. Thống kê, báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và cơ quan Công an quản lý địa bàn về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
6. Kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, cơ sở.
7. Bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
8. Hộ gia đình trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy thực hiện việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện theo quy định tại Thông tư này.
1. Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo đúng chế độ quản lý và theo hướng dẫn của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
2. Thường xuyên kiểm tra nơi quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện thuộc phạm vi quản lý; phát hiện kịp thời phương tiện bị mất, hư hỏng hoặc nơi quản lý, bảo quản, bảo dưỡng không bảo đảm an toàn để báo cáo cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý có biện pháp xử lý, khắc phục.
3. Thống kê, báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
1. Trách nhiệm của Cục Cánh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Hướng dẫn, triển khai thống nhất công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc;
b) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
c) Nghiên cứu, đề xuất tổ chức bộ máy, biên chế để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy trong Công an nhân dân;
d) Nghiên cứu, cải tiến, sửa chữa, sản xuất thử nghiệm phương tiện phòng cháy và chữa cháy; biên soạn tài liệu kỹ thuật hướng dẫn sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
đ) Kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Hướng dẫn, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý;
b) Phân công cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý;
c) Duyệt kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
d) Thống kê, báo cáo cơ quan cấp trên về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý;
đ) Kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Hướng dẫn, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
g) Bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.
Chapter II
MANAGEMENT OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING EQUIPMENT
Article 6. Storage of fire prevention and fighting equipment
1. Fire-engines, dedicated vehicles, fire pumps must be placed inside roofed rooms; fire-trains, fireboats must be parked in such a place that operation is facilitated.
2. Other fire safety and firefighting equipment must be safely managed and ready for operation as needed.
3. Storage of fire safety and firefighting equipment must ensure fire and explosion safety and meet environmental protection conditions.
4. Heads of agencies, organizations and facilities equipped with fire safety and firefighting equipment shall be responsible for organizing and appointing personnel to take charge of fire safety and firefighting equipment.
Article 7. Statistics and reports on management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment
1. On a forth quarter annually, agencies, organizations and facilities equipped with fire safety and firefighting equipment shall be responsible for working out and reporting to police authorities in the administrative division on the management, storage and maintenance of fire safety and firefighting equipment as follows:
a) Quantity, quality, and types of fire safety and firefighting equipment that have been equipped.
b) Manner of storage and maintenance
c) Real situation of storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment
d) Results of implementation of proposals for inspection and investigation by the agency of fire prevention and fighting
dd) Proposals for enhancing efficiency of management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment
2. Sequence of reporting and recipients
a) Agencies, organizations, facilities and night-watch teams shall report to the police authorities of communes, wards and towns (hereinafter referred to as communes) where operation takes place on management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment
a) Intramural and professional fire prevention and fighting teams shall report to their immediate upper management agencies, organizations on management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment assigned for management.
c) The police authorities of communes, agencies and organizations directly managing intramural and professional fire prevention and fighting teams shall be responsible for reporting to the public security offices of districts, communes and provincial-affiliated cities (hereinafter referred to as the police authorities of districts) or the Fire Department of districts, communes and provincial-affiliated cities (hereinafter referred to as the Fire Department of districts) in the administrative division on management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment within scope of management.
d) The police authorities of districts, the Fire Department of districts shall report to the police departments of central-affiliated provinces and cities (hereinafter referred to as the departments of provinces), Fire Departments of central-affiliated provinces and cities (hereinafter referred to as the Fire Departments of provinces) on management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment within scope of management.
dd) The police departments of provinces, the Fire Departments of provinces shall report to Central Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue on management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment.
Article 8. Documents of fire safety and firefighting equipment management
1. Documents of fire safety and firefighting equipment management include:
a) Logbook of fire-engines, dedicated vehicles, fire-trains and fireboats (form No. 01), fire pumps (form No. 02) enclosed herewith.
b) Statistical work and reports made by agencies, organizations and facilities on management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment.
2. Documents of fire prevention and fighting equipment management shall be prepared, kept and supplemented (if necessary) by the agency of fire prevention and fighting, heads of agencies, organizations and facilities.
Article 9. Responsibilities of heads of agencies, organizations, facilities and households for management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment
1. Organize, direct and inspect the tasks of management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment within scope of management.
2. Organize establishment and management of documents of fire prevention and fighting equipment as instructed by the agency of fire prevention and fighting.
3. Create favorable conditions for officials, staff and employees in agencies, organizations and facilities to learn about functions and master use of equipped fire safety and firefighting equipment.
4. Appoint personnel to take charge of the management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment.
5. Work out and report to immediate upper management agencies and the police authorities in the administrative division on management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment.
6. Investigate and handle violations within competence or make proposals to competent agencies for handling violations of the management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment within scope of management by agencies, organizations and facilities.
7. Ensure expenditure for serving the management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment.
8. Households that are equipped with fire safety and firefighting equipment shall carry out the management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment according to the provisions set out hereof.
Article 10. Responsibilities of those who are assigned the management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment
1. Manage, preserve and maintain fire prevention and fighting equipment in accordance with management mode and instructions given by the agency of fire prevention and fighting.
2. Carry out regular inspection of the places where the equipment are stored, managed and maintained within scope of management; carry out early detection of lost or damaged equipment, or absence of safety to the places where the equipment are stored to make reports to immediate upper management agencies, organizations and facilities for handling and remedy.
3. Work out and report to heads of immediate upper management agencies, organizations and facilities on management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment assigned for management.
Article 11. Responsibilities of the agency of fire prevention and fighting
1. Responsibilities of Central Department of Fire Prevention, Fighting, Relief and Rescue;
a) Instruct and unify the tasks of management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment across the country;
b) Direct, oversee and inspect the tasks of management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment according to the provisions of law.
c) Study and propose the organization of a system and staff size for the implementation of management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment of police forces;
d) Study, improve, repair and carry out trial production of fire safety and firefighting equipment; compile technical manuals on storage and maintenance of fire safety and firefighting equipment;
dd) Inspect and handle violations within competence or submit proposals to competent agencies for handling violations of the management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment;
e) Instruct and handle complaints, denunciations in management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment according to the provisions of law.
2. Responsibilities of police authorities, Fire Departments of central-affiliated provinces and cities
a) Direct, oversee and inspect the tasks of management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment within scope of management.
b) Appoint officers and soldiers to take charge of the management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment within scope of management;
c) Approve training plans intended for officials in charge of management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment.
d) Work out and report to upper levels on management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment within scope of management;
dd) Inspect and handle violations within competence or submit proposals to competent agencies for handling violations of the management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment;
e) Instruct and handle complaints, denunciations in management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment according to the provisions of law;
g) Ensure expenditure for serving the management, storage and maintenance of fire prevention and fighting equipment.