Chương II: Thông tư 49/2018/TT-BYT Quản lý hoạt động xét nghiệm
Số hiệu: | 49/2018/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2019 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Người ký kết quả xét nghiệm phải có trình độ đại học trở lên
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Thông tư 49/2018/TT-BYT hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, trưởng khoa xét nghiệm sẽ trực tiếp ký hoặc phân công bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm, kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học trở lên ký kết quả xét nghiệm theo quy định.
Đối với trưởng khoa xét nghiệm có thực hiện xét nghiệm giải phẫu bệnh, ngoài những nhiệm vụ theo quy định nêu từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều 11 Thông tư này thì còn phải thực hiện thêm các nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức và thực hiện các xét nghiệm giải phẫu bệnh và tế bào học;
- Thực hiện công tác khám nghiệm tử thi và xét nghiệm vi thể theo đúng quy định pháp luật về giải quyết người bệnh tử vong;
- Bảo quản các tiêu bản giải phẩu bệnh theo đúng quy định; cung cấp tài liệu giải phẫu bệnh khi có ý kiến của thủ trưởng đơn vị;
- Chỉ định, phân công người phẫu thuật tử thi và đọc kết quả.
Thông tư 49/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/3/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy và kịp thời.
2. Bảo đảm an toàn phòng xét nghiệm.
3. Quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phục vụ xét nghiệm hiệu quả, tiết kiệm.
4. Quản lý chất thải y tế phát sinh từ hoạt động xét nghiệm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
5. Thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm theo quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm
a) Việc lấy mẫu bệnh phẩm, tiếp nhận mẫu bệnh phẩm của người bệnh phải căn cứ vào phiếu yêu cầu xét nghiệm (bản giấy hoặc bản điện tử) có đủ các mục theo mẫu hồ sơ bệnh án, có chữ ký của bác sỹ chỉ định;
b) Việc lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm được thực hiện tại các khoa lâm sàng, khoa khám bệnh, khoa xét nghiệm hoặc lấy mẫu bệnh phẩm tại nơi cư trú của người bệnh. Trường hợp người bệnh đang cấp cứu, chăm sóc cấp 1 hoặc theo chỉ định của bác sỹ thì thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm tại giường bệnh;
c) Điều dưỡng, kỹ thuật viên thực hiện việc lấy, tiếp nhận mẫu bệnh phẩm; một số xét nghiệm đặc biệt do bác sỹ thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm theo yêu cầu chuyên môn;
d) Trang thiết bị y tế phục vụ việc lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm phải có đầy đủ, đúng quy cách, theo hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm của khoa xét nghiệm;
đ) Quản lý việc chuẩn bị dụng cụ, phối hợp với các khoa khám bệnh và khoa lâm sàng để kiểm tra, giám sát việc lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
e) Phân công người tiếp nhận, kiểm tra mẫu bệnh phẩm đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, bảo quản, thời gian, điều kiện vận chuyển và lưu trữ mẫu bệnh phẩm.
2. Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm
a) Bác sỹ, kỹ thuật viên tiến hành xét nghiệm theo nội dung tại phiếu yêu cầu xét nghiệm và tuân thủ quy trình kỹ thuật, quản lý chất lượng, ưu tiên thực hiện trước các xét nghiệm cấp cứu, chăm sóc cấp 1;
b) Quy trình, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm phải được lãnh đạo bệnh viện phê duyệt và có sẵn ở nơi làm việc.
3. Trả kết quả xét nghiệm
a) Kiểm tra kết quả xét nghiệm và ký trước khi trả kết quả xét nghiệm cho người bệnh. Trong trường hợp kiểm tra kết quả phát hiện sai sót hoặc có nghi ngờ phải đối chiếu với khoa lâm sàng, khi cần thiết phải thực hiện xét nghiệm lại;
b) Khoa xét nghiệm trả kết quả xét nghiệm với thông tin ghi rõ ràng, đúng thời gian theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Lưu hồ sơ và xử lý bệnh phẩm sau xét nghiệm
a) Hồ sơ xét nghiệm phải được lưu trữ đầy đủ các thông tin: tên xét nghiệm, tên người lấy mẫu bệnh phẩm, loại mẫu bệnh phẩm, thời gian lấy, tiếp nhận mẫu bệnh phẩm, phương pháp xét nghiệm, kết quả mẫu kiểm tra chất lượng (nếu có), số lô và hạn sử dụng thuốc thử chính, tên người thực hiện xét nghiệm, kết quả, kết luận xét nghiệm, người ký kết quả xét nghiệm;
b) Lưu mẫu bệnh phẩm theo yêu cầu đối với các loại xét nghiệm, bệnh phẩm còn lại sau xét nghiệm chỉ được hủy khi kết quả xét nghiệm đã được ký.
1. Quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế theo đúng quy định tại Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Hoá chất, thuốc thử nguy hiểm, độc, ăn mòn, dễ cháy nổ phải có chỉ dẫn an toàn.
3. Bảo quản hoá chất, thuốc thử và vật tư tiêu hao bảo đảm chất lượng, theo đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất và lưu hồ sơ đầy đủ, đúng thời nạn quy định.
4. Các trang thiết bị y tế phải chuẩn bị sẵn sàng và xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, dễ tiếp cận để sử dụng.
1. Tuân thủ Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Thông tư số 37/2017/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm.
2. Có sổ tay an toàn phòng xét nghiệm, nội quy bảo hộ lao động.
3. Có quy định về quản lý và sử dụng các hoá chất, các chủng vi sinh, trang thiết bị điện và các bình khí nén tại cơ sở.
4. Phân công nhân viên phụ trách an toàn phòng xét nghiệm định kỳ kiểm tra, giám sát các nhân viên khác thực hiện.
5. Thực hiện các quy định về vệ sinh lao động, quy định về trang phục y tế trước khi bắt đầu làm việc, trong giờ làm việc và khi ra khỏi khu vực khoa xét nghiệm.
6. Các nhân viên làm công việc xét nghiệm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Được hướng dẫn về an toàn phòng xét nghiệm và sử dụng thành thạo các trang thiết bị y tế được giao, chỉ được sử dụng trang thiết bị sau khi được hướng dẫn và được trưởng khoa đồng ý;
b) Tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định về phòng, chống lây nhiễm cho nhân viên, môi trường và cộng đồng;
c) Được tập huấn và có đầy đủ phương tiện để phòng tránh, cấp cứu trong trường hợp sự cố gây bỏng kiềm, bỏng a xít, bỏng nhiệt, ngộ độc, điện giật, cháy nổ.
1. Thực hiện đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.
2. Có quy trình và thực hiện lưu trữ, hủy bệnh phẩm, hóa chất, thuốc thử còn lại sau xét nghiệm, xác súc vật thí nghiệm và khử khuẩn trang thiết bị y tế theo quy định.
3. Phân loại, xử lý chất thải, ngăn ngừa các nguy cơ trước khi đưa chất thải ra khỏi khu vực xét nghiệm.
4. Vệ sinh khử khuẩn bề mặt khu vực làm việc.
Việc quản lý hoạt động xét nghiệm HIV phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV và các quy định liên quan khác của Bộ Y tế về xét nghiệm HIV.
1. Các xét nghiệm nhanh được thực hiện tại khoa lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp cấp cứu, sàng lọc, trong theo dõi người bệnh.
2. Nhân viên y tế thực hiện xét nghiệm nhanh ghi vào hồ sơ, bác sỹ chỉ định xét nghiệm ký kết quả xét nghiệm.
3. Bảo đảm có sự giám sát về chất lượng xét nghiệm tại chỗ của khoa xét nghiệm thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Tuân thủ các quy định liên quan về xét nghiệm HIV tại chỗ.
Chapter II
TESTING MANAGEMENT
Article 4. Principles of testing management
1. Provide test reports in an accurate, reliable and prompt manner.
2. Ensure laboratory safety.
3. Manage and use medical testing equipment in an effective and economical manner.
4. Manage medical waste generated from testing in accordance with applicable regulations.
5. Manage quality of tests as prescribed in the Circular No. 01/2013/TT-BYT dated January 11, 2013 of the Minister of Health.
Article 5. Management of testing process
1. Collect and receive pathological specimens.
a) Pathological specimens from patients shall be collected and received according to the laboratory test order (physical or electronic) that contains all sections of a medical record and bears the signature of the doctor;
b) Pathological specimens from patients shall be collected and received at clinical department, outpatient department or laboratory department or pathological specimens may be collected at the residence of the patient. In case the patient is being provided with emergency care or level 1 care or upon the recommendation of the doctor, pathological specimens shall be collected at the bed;
c) Nurses and technicians shall collect and receive pathological specimens. Some special tests require doctor to collect pathological specimens according to professional requirements;
d) There should be sufficient medical equipment for collection, storage and transport of pathological specimens. Such equipment should be used in a proper manner and under the laboratory department’s instructions for collection of pathological specimens.
dd) It is required to manage preparation of instruments and cooperate with outpatient department and clinical department to inspect and supervise the collection and receipt of pathological specimens under professional instructions of the Minister of Health;
e) It is required to assign personnel to receive and inspect pathological specimens, satisfying requirements for quantity, quality, storage, time and transport of pathological specimens.
2. Carry out tests
a) Doctors and technicians shall carry out a test according to the laboratory test order and comply with medical procedures and quality management procedures. Priority shall be given to the test serving emergency or level 1 care;
b) Testing procedures and instructions shall be approved and available in the workplace.
3. Deliver test report
a) Inspect the test report and append signature to it before returning it to patients. In case of any error or suspicion, it is required to carry out the test again.
b) The laboratory department shall return a clearly specified test report on the date prescribed by the health facility.
4. Retain documents and handle pathological specimens after the test
a) Test documents to be retained must contain the following information: name of the test, name of the pathological specimen collector, type of pathological specimen, date of collection and receipt of pathological specimen, test methods, results of quality inspection (if any), batch number and expiry date of the main reagent, name of the tester, test results and conclusion, person signing the test report;
b) Store pathological specimens used for each type of test. The remaining pathological specimens shall be only destroyed after the test report is signed.
Article 6. Management and use of medical equipment, chemicals, reagents and lost supplies
1. Medical equipment shall be managed and used as prescribed in the Government’s Decree No. 36/2016/ND-CP dated May 15, 2016 and documents elaborating the Decree.
2. There shall be safety instructions for using dangerous, toxic, corrosive and flammable chemicals and reagents.
3. The storage of chemicals, reagents and lost supplies shall ensure quality and compliance with technical requirements laid down by the manufacturer and shall be recorded sufficiently and on schedule.
4. Medical equipment should be available for use, neatly arranged and easily accessible.
Article 7. Assurance of testing safety and occupational safety and hygiene
1. It is required to comply with the Law on Occupational Safety and Hygiene and documents elaborating the law, Government’s Decree No. 103/2016/ND-CP dated July 01, 2016, Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 and Circular No. 37/2017/TT-BYT dated September 25, 2017 of the Minister of Health.
2. There should be laboratory safety manual and labor protection rules.
3. There should be regulations on management and use of chemicals, microbial strains, electrical equipment and pressure vessels.
4. It is required to assign laboratory safety personnel to carry out periodic inspection and supervise other personnel.
5. Regulations on occupational hygiene and medical uniforms shall be complied with before work, during working hours and when leaving laboratory department.
6. Personnel in charge of testing must:
a) be provided with instructions for laboratory testing and expertly use medical equipment and only use equipment after receiving instructions and consent of the head of the department.
b) strictly comply with all regulations on prevention of contamination from personnel, environment and community;
c) be trained and have sufficient equipment to serve prevention and emergency in case of burns, acid burns, heat burns, poisoning, electric shock, fire or explosion.
Article 8. Management of medical waste
1. Regulations specified in the Joint Circular No. 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT dated December 31, 2015 of the Minister of Health and Minister of Natural Resources and Environment shall be complied with.
2. There should be a procedure for storing and destroying pathological specimens, chemicals, reagents and animal carcasses left after a test is done and, and disinfecting medical equipment as prescribed.
3. Waste shall be classified and handled to preventing risks before removing waste out of the testing area.
4. Surface of work area shall be cleaned and disinfected.
Article 9. Management of HIV testing
HIV testing shall be managed in accordance with regulations of this Circular, Government’s Decree No. 109/2016/ND-CP dated July 01, 2016, Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 and Government’s Decree No. 75/2016/ND-CP dated July 01, 2016 and other relevant regulations of the Ministry of Health on HIV testing.
Article 10. Carrying out point of care testing at clinical departments of health facilities
1. Point of care testing shall be carried out at clinical departments of health facilities in case of emergency, screening and patient monitoring.
2. Health workers carrying out point of care testing shall keep records and the doctor who recommends the testing shall sign the test report.
3. Supervision of quality of point of care testing by clinical departments of health facilities is required.
4. Relevant regulations on point-of-care HIV testing shall be complied with.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực