Chương III Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH : Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Số hiệu: | 47/2015/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 16/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 20/01/2016 | Số công báo: | Từ số 83 đến số 84 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bỏ quy định: Phải trả lương ngay trong tháng mà NLĐ làm việc
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP . Theo đó:
- Bãi bỏ quy định về việc phải trả lương ngay trong tháng làm việc cho người lao động, chỉ còn quy định về việc trả lương một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương.
- Sửa đổi quy định về tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường để tính tiền làm thêm giờ; tiền lương thực trả sẽ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, trả thêm khi làm vào ban đêm, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, hỗ trợ…
Tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng, tuy nhiên không được vượt quá 26 ngày.
Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
b) Họ và tên, chức danh người nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đăng ký nội quy lao động; nếu là hộ gia đình hoặc cá nhân đăng ký nội quy lao động thì ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân của chủ hộ hoặc cá nhân;
d) Giờ, ngày, tháng, năm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động;
đ) Chữ ký của người nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm lập sổ đăng ký nội quy lao động theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh về trường hợp nội quy lao động có quy định trái với pháp luật quy định tại Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đăng ký nội quy lao động; nếu là hộ gia đình hoặc cá nhân đăng ký nội quy lao động thì ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân của chủ hộ hoặc cá nhân;
c) Nội dung của nội quy lao động trái với pháp luật đề nghị sửa đổi, bổ sung (ghi cụ thể nội dung trái với quy định tại điểm, khoản, điều, văn bản quy phạm pháp luật và nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung);
d) Chữ ký, họ và tên, chức danh của người có thẩm quyền thuộc cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
4. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không phải đăng ký nội quy lao động; trường hợp ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực của nội quy lao động do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động; trường hợp không ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nội dung kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và ghi trong hợp đồng lao động để thực hiện.
Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nuôi con đẻ dưới 12 tháng tuổi;
2. Nuôi con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình dưới 12 tháng tuổi;
3. Nuôi đứa trẻ mang thai hộ dưới 12 tháng tuổi đối với người lao động là người mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
1. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
2. Trường hợp người sử dụng lao động đã thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiếp tục thông báo lần kế tiếp.
3. Sau 03 lần thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động (không tính các lần hoãn hoặc hủy hoặc thay đổi địa điểm cuộc họp) mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật lao động.
4. Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì khi tiến hành cuộc họp xử lý luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động tiến hành triệu tập và chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.
Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác thì sau khi kết thúc cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, đề nghị người sử dụng lao động xem xét, ra quyết định và tổ chức thực hiện theo quyết định xử lý kỷ luật lao động được ban hành.
Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc;
2. Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
LABOR DISCIPLINE AND MATERIAL LIABILITY
Article 10. Registration of labor regulations and the effect of labor regulations
1. The document certifying the receipt of the registration dossier of labor regulations issued by a labor authority of province prescribed in Clause 2 Article 28 of the Decree No. 05/2015/ND-CP must contain at least the following information:
a) Name of the labor authority of province;
b) Full name and position of the person receiving the registration dossier of labor regulations;
c) Name and address of the enterprise, agency, organize, cooperative, household or individual registering labor regulations; the household or individual is also required to specify the full name and ID number of the householder or individual;
d) Hour and date of receipt of adequate registration dossier of labor regulations;
dd) Signature of the person receiving the registration dossier of labor regulations.
2. The labor authority of province must make a register of labor regulations using the form No. 2 of Appendix issued herewith.
3. The document notifying labor regulations contrary to regulations of law issued by the labor authority of each province prescribed in Clause 3 Article 28 of the Decree No. 05/2015/ND-CP must contain at least the following information:
a) Name of the labor authority of province;
b) Name and address of the enterprise, agency, organize, cooperative, household or individual registering labor regulations; the household or individual is also required to specify the full name and ID number of the householder or individual;
c) Contents of labor regulations contrary to regulations of law required necessary amendments and supplements (specific contents prescribed in particular Point, Clause, Article and legislative document and amended contents);
d) Signature, full name and position of the competent person of the labor authority of province.
4. The employer hiring less than 10 employees shall not be required to register the labor regulations; if the employee issues labor regulations in writing, its effect shall be specified in such written labor regulations; if the written labor regulations are not issued, the employer and the employee shall agree the contents of labor discipline and material responsibility that are included in the labor contract.
Article 11. Actions against breaches of labor discipline imposed on the employees raising children under 12 months of age
Each employer may not handle violations against labor discipline committed by an employee raising children under 12 months of age prescribed in Article 29 of the Decree No. 05/2015/ND-CP in any of the following cases:
1. Raising a natural child under 12 months of age;
2. Raising an adopted child as prescribed in law on marriage and families;
3. Raising a surrogacy child under 12 months of age by a surrogate mother as prescribed in law on marriage and families.
Article 12. Organizing meetings about handling of violations against labor discipline
1. The meeting about handling of violations against labor discipline shall be organized as prescribed in Clause 2 Article 30 of the Decree No. 05/2015/ND-CP in the presence of sufficient participants notified under the provisions of clause 1 of Article 30 of the Decree No. 05/2015/ND-CP.
2. In case the employer has sent written notification of participation in the meeting of handling of violations against labor discipline, but one of the participants is absent, the employer shall send another written notification to such person.
3. If the employer has noticed in writing 03 times, but one of the participants is absent (excluding the case that the meeting is postponed or cancelled or the meeting’s place is changed, the employer shall conduct the meeting unless the employee is in time that labor disciplinary measures may not applied as specified in clause 4 of Article 123 of the Labor Code.
4. If the person in charge of concluding contract of the employer authorizes another person to conclude the labor contract in writing lawfully as prescribed in Clause 1 Article 3 of the Decree No. 05/2015/ND-CP, the authorized person shall be entitled to convene and preside over the meeting about actions against breaches of labor discipline.
The authorized person may issue a decision on actions against breaches of labor discipline in the form of reprimands. Regarding other forms of actions against breaches of labor discipline, the authorized person must complete the documents on actions against breaches of labor discipline, and then request the employer to decide the forms of actions and implement the effective decision.
Article 13. Employees absent from work with plausible reasons
An employee absent from work with the following reasons shall be considered plausible reasons as prescribed in Clause 2 Article 31 of the Decree No. 05/2015/ND-CP:
1. A natural disaster or conflagration occurs that the employee is unable to present herself/himself at work regardless of every remedial measure adopted;
2. Illness of the employee or his/her mother, father, adoptive mother, adoptive father, mother-in-law, father-in-law, husband, wife, natural child or lawfully adopted child, surrogacy child with certification by a health facility founded and operated as prescribed in law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực