Chương II Thông tư 43/2018/TT-BCT: Cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 43/2018/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 09/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1095 đến số 1096 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
Đây là nội dung nêu tại Thông tư 43/2018/TT-BCT về quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Theo đó, đối với trường hợp đề nghị cấp lần đầu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a.
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm vệ sinh ATTP theo Mẫu số 02a (với cơ sở sản xuất), 02b (với cơ sở kinh doanh) hoặc Mẫu số 02a và 02b (với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh).
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATTP/Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Như vậy, hồ sơ cấp lần đầu không còn yêu cầu nộp GCN đăng ký kinh doanh/GCN đăng ký doanh nghiệp/GCN đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm so với quy định hiện hành tại Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014.
Thông tư 43/2018/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
1. Trường hợp đề nghị cấp lần đầu
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
2. Trường hợp đề nghị cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng
Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực
a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
5. Trường hợp đề nghị cấp lại do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 của Thông tư này có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận như sau:
1. Trường hợp cấp lần đầu
a) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.
b) Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm) hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.
c) Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
d) Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu số 03a, Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Mẫu số 03b hoặc gộp cả hai Mẫu số 03a và Mẫu số 03b đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh thực phẩm theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định tại điểm c khoản này. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị;
Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;
Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ sở giữ 01 bản.
đ) Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu số 05a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 05b (đối với cơ sở kinh doanh), Mẫu số 05c (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực
Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp cơ sở thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trường hợp cơ sở thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trường hợp chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm có tăng, giảm về cơ sở kinh doanh, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này đối với cơ sở được tăng, giảm đó.
7. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ thì việc thẩm định điều kiện cơ sở thực hiện theo các quy định đối với ngành, lĩnh vực tương ứng.
1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
- Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
b) Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này.
d) Cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm b khoản này và có sản xuất thực phẩm với công suất thiết kế nhỏ hơn quy định tại điểm a khoản này.
đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp cấp Giấy chứng nhận hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật;
c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản này.
3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp 01 Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bộ Công Thương cấp 01 Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp 01 Giấy chứng nhận cho chuỗi siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi theo quy định pháp luật có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở kinh doanh bán buôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có thực hiện hoạt động bán lẻ và cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được quyền lựa chọn cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
1. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 4 của Thông tư này, hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp lại được tính theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
3. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm kể từ ngày cấp lại.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 6 của Thông tư này và cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới cấp Giấy chứng nhận.
3. Số lần kiểm tra không quá 01 lần/năm.
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận;
c) Tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận;
d) Đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận
a) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới đã cấp.
ISSUANCE AND REVOCATION OF THE CERTIFICATE OF FOOD SAFETY
Article 4. Application for issuance of the certificate of food safety
1. Application for a new certificate of food safety:
a) The application form made according to the Form No. 01a provided in the Appendix enclosed herewith;
b) The description of facilities, equipment and devices meeting food safety requirements made according to the Form No. 02a (for food manufacturers), Form No. 02b (for food sellers) or both the Form No. 02a and the Form No. 02b (for an establishment both manufacturing and selling foods) provided in the Appendix enclosed herewith;
c) The certificate of good health or the written certification of health, granted by the health facility of district level or higher, of the establishment owner and persons directly engaging in the production or trading of foods (the copy certified by the food establishment);
d) The certificate of completion of training course in food safety or the certificate of qualification in food safety of the establishment owner and persons directly engaging in the production or trading of foods (the copy certified by the food establishment).
2. Application for re-issuance of the certificate of food safety because of loss or damage:
The application form made according to the Form No. 01b provided in the Appendix enclosed herewith.
3. Application for re-issuance of the certificate of food safety because there are changes in production and/or business location, production process, food products or when the certificate of food safety expires:
a) The application form made according to the Form No. 01b provided in the Appendix enclosed herewith;
b) The documents specified in Point b, Point c and Point d Clause 1 of this Article.
4. Application for re-issuance of the certificate of food safety because there is a change of the food establishment’s name but the establishment owner, address, location, the production process and food products are kept unchanged:
a) The application form made according to the Form No. 01b provided in the Appendix enclosed herewith;
b) The certificate of food safety (the copy certified by the food establishment).
5. Application for re-issuance of the certificate of food safety because there is a change of the establishment owner but the establishment’s name, address, location, production process and food products are kept unchanged:
a) The application form made according to the Form No. 01b provided in the Appendix enclosed herewith;
b) The certificate of food safety (the copy certified by the food establishment);
c) The certificate of good health of the establishment owner issued by the health facility of district level or higher (the copy certified by the food establishment);
d) The certificate of completion of the training course in food safety or the certificate of qualification in food safety of the establishment owner (the copy certified by the food establishment).
Article 5. Procedures for issuance of the certificate of food safety
Regulatory authorities prescribed in Article 6 hereof shall receive and check the validity of applications, carry out site inspections and issue the certificate of food safety to qualified food establishments. Procedures for issuance of the certificate of food safety are as follows:
1. Issuance of a new certificate of food safety:
a) Receiving and check the validity of the application:
Within 05 business days from the receipt of the application for issuance of the certificate of food safety, the regulatory authority shall check and verify the validity of the received application. If the received application is invalid, the regulatory authority shall request the food establishment (the applicant) in writing to complete it. If the applicant fails to supplement the application within 30 days from the day on which the written request is made, the application will be invalidated.
b) Establishing an inspectorate:
Within 10 business days from the day on which the received application is checked and certified satisfactory, the regulatory authority shall organize a site inspection. If an inferior authority is authorized to carry out the site inspection, a written authorization is required. After completing the site inspection, the authorized authority must submit the inspection record to the authorizing authority to consider issuing the certificate of food safety.
The inspectorate responsible for carrying out the site inspection shall be established under the decision of the regulatory authority competent to issue the certificate of food safety or its authorized authority. An inspectorate is comprised of 03 – 05 members at least 02 of whom are specialized in foods or food safety (have academic qualifications in foods or food safety) or in food safety management (independent specialists who have appropriate professional qualifications may be hired to carry out the site inspection). Head of the inspectorate shall be responsible for the site inspection results.
c) Carrying out the site inspection:
Examine and verify the legality of the application for the certificate of food safety submitted to the regulatory authority by comparing the application documents with their originals kept by the applicant; inspect and evaluate the satisfaction of food safety requirements by the applicant.
d) Giving the site inspection result:
The inspection result which is “Passed”, “Partially passed” or “Failed” must be specified in the inspection record which is made according to the Form No. 03a if the applicant is a food manufacturer or the Form No. 03b if the applicant is a food seller or a combined form of the Form No. 03a and the Form No. 03b if the applicant is an establishment manufacturing and trading foods;
The certificate of food safety is issued to a general food business establishment when at least a group of food products is given "Passed” result. Groups of food products given “Passed” result shall be specified in the certificate of food safety issued to this establishment;
If "Failed” or “Partially passed” result is given, explanation shall be provided in the inspection record. If the “Partially passed” result is given, rectification must be completed within 60 days. After the rectification has been done at the request of the inspectorate, the applicant shall send a report made according to the Form No. 04 enclosed herewith and inspection fees to the regulatory authority so as to carry out the site inspection again in accordance with regulations laid down in Point c of this Clause. The re-inspection must be completed within a maximum period of 10 business days from the day on which the report on rectification results is submitted. If the applicant fails to submit the report on rectification within the period of 60 days, the submitted application for the certificate of food safety and the inspection record which includes “Partially passed” result shall be invalidated;
If the re-inspection result is “Failed” or the report on rectification is not sent by the prescribed rectification deadline, the regulatory authority shall request local regulatory authorities in writing to supervise the applicant and request the applicant not to operate until it obtains the certificate of food safety;
The site inspection record is made in 02 copies of the same validity 01 of which is kept by the inspectorate and the other is provided for the applicant.
dd) Issuing the certificate of food safety:
Within 05 business days from the date on which the “Passed” result is given, the regulatory authority shall issue the certificate of food safety made according to the Form No. 05a (for a food manufacturer), the Form No. 05b (for a food seller), or the Form No. 05c (for an establishing manufacturing and trading foods) provided in the Appendix enclosed herewith.
2. Re-issuance of the certificate of food safety because of loss or damage:
Within 03 business days from the receipt of the valid application, based on retained documents, the regulatory authority that has issued the certificate of food safety to the applicant shall consider re-issuing the certificate of food safety. If an application is refused, a written notice in which reasons for refusal are specified shall be given to the applicant.
3. Re-issuance of the certificate of food safety because there are changes in production and/or business location, production process, food products or when the certificate of food safety expires:
Procedures for re-issuing the certificate of food safety in this case shall be carried out in accordance with regulations in Clause 1 of this Article.
4. Re-issuance of the certificate of food safety because there is a change of the food establishment’s name but the establishment owner, the establishment’s address, location, the production process and food products are kept unchanged:
Within 03 business days from the receipt of the valid application, based on retained documents, the regulatory authority that has issued the certificate of food safety to the applicant shall consider re-issuing the certificate of food safety. If the application is refused, a written notice in which reasons for refusal are specified must be given.
5. Re-issuance of the certificate of food safety because there is a change of the establishment owner but the food establishment’s name, address, location, production process and food products are kept unchanged:
Within 03 business days from the receipt of the valid application, based on retained documents, the regulatory authority that has issued the certificate of food safety to the applicant shall consider re-issuing the certificate of food safety. If the application is refused, a written notice in which reasons for refusal are specified must be given.
6. If the number of food trading establishments of a chain of food trading establishments increases or decreases, procedures for modification of the certificate of food safety shall be carried out in accordance with regulations laid down in Clause 3 of this Article with respect to food trading establishments added to or removed from the chain.
7. The site inspection of establishments that manufacturing and sell food products as prescribed in Clause 8 and Clause 10 Article 36 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 shall be carried out in accordance with relevant regulations on business lines and sectors.
Article 6. Power to issue the certificate of food safety
1. The Ministry of Industry and Trade shall have the power to issue the certificate of food safety to:
a) The establishment that produces:
- Alcohols: At least 03 million liters per year;
- Beer: At least 50 million liters per year;
- Soft drinks: At least 20 million liters per year;
- Processed milk: At least 20 million liters per year;
- Vegetable oil: At least 50 thousand tons per year;
- Confectionery: At least 20 thousand tons per year;
- Flour and starch: At least 100 thousand tons per year;
b) Chains of food trading establishments (except chains of mini-supermarkets and chains of convenience stores whose area is equivalent to that of a mini-supermarket as regulated by applicable laws); food wholesale establishments (including general food wholesale establishments), which operate in at least 02 provinces or central-affiliated cities.
c) An establishment that both manufacturers and sells food products at the same location and has an appropriate designed capacity as prescribed in Point a of this Clause.
d) Food trading establishments that are prescribed in Point b of this Clause and manufacture foods with a designed capacity smaller than the one prescribed in Point a of this Clause.
dd) Establishments that manufacture and sell various types of food products as prescribed in Clause 8 and Clause 10 Article 36 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018, and have a production capacity under the management of the Ministry of Industry and Trade as prescribed in Point a of this Clause.
2. Provincial Departments of Industry and Trade shall directly issue the certificate of food safety or request the Provincial People’s Committees to appoint or assign local competent authorities to issue the certificate of food safety to:
a) Food manufacturers whose designed capacity is less than the ones prescribed in Point a Clause 1 of this Article;
b) Food wholesalers and retailers (including general food wholesalers and retailers) which operate within the territory of 01 province or central-affiliated city; chains of mini-supermarkets and chains of convenience stores whose area is equivalent to that of a mini-supermarket as regulated by applicable laws;
c) An establishment that both manufacturers and sells food products at the same location and has an appropriate designed capacity as prescribed in Point a of this Clause;
d) Establishments that manufacture and sell various types of food products as prescribed in Clause 8 and Clause 10 Article 36 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018, and have a production capacity under the management of the Ministry of Industry and Trade as prescribed in Point a of this Clause.
3. Rules for issuance of the certificate of food safety:
a) The regulatory authority shall issue 01 certificate of food safety to the food manufacturing and trading establishment prescribed in Point c Clause 1 or Point c Clause 2 of this Article;
b) The Ministry of Industry and Trade shall issue 01 certificate of food safety to the food trading establishment prescribed in Point b Clause 1 of this Article. The local competent authority shall issue 01 certificate of food safety to the chain of mini-supermarkets or the chain of convenience stores whose area is equivalent to that of a mini-supermarket as regulated by applicable lawsoft as prescribed in Point b Clause 2 of this Article;
c) The food wholesale establishment that is prescribed in Point b Clause 1 of this Article and carries out retail operations, and the food trading establishment prescribed in Point d Clause 1 of this Article are entitled to decide regulatory authorities that shall process their applications for the certificate of food safety.
Article 7. Validity of the certificate of food safety
1. A certificate of food safety shall be valid up to 03 years. At least 06 months before the certificate of food safety expires, the certificate holder must submit the application for re-issuance of the certificate of food safety in accordance with regulations in Clause 1 Article 4 hereof if the certificate holder plans to continue food production and business operations.
2. The valid period of the certificate of food safety re-issued as regulated in Clause 2, Clause 4 or Clause 5 Article 4 hereof must correspond to the valid period of the old one.
3. The certificate of food safety re-issued as regulated in Clause 3 Article 4 hereof shall be valid for 03 years from the date of re-issue.
Article 8. Inspection after issuance of the certificate of food safety
1. Regulatory authorities that have the power to issue the certificate of food safety prescribed in Article 6 hereof and other competent authorities shall conduct inspections after the issuance of the certificate of food safety.
2. A regulatory authority is entitled to conduct inspection of the food establishment whose certificate of food safety is issued by its inferior authority.
3. The inspection after the issuance of the certificate of food safety shall be conducted once a year.
Article 9. Revocation of the certificate of food safety
1. The certificate of food safety shall be revoked in the following circumstances:
a) Documents included in the application for the certificate of food safety are forged;
b) The certificate of food safety is lent or rent;
c) Contents of the certificate of food safety are altered;
d) Production and business operations are permanently suspended.
2. Power to revoke the certificate of food safety:
a) The regulatory authority that issues the certificate of food safety shall have the power to revoke the issued certificate of food safety;
b) A regulatory authority is entitled to revoke certificates of food safety issued by its inferior authorities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực