Chương I Thông tư 43/2018/TT-BCT: Quy định chung
Số hiệu: | 43/2018/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 09/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1095 đến số 1096 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
Đây là nội dung nêu tại Thông tư 43/2018/TT-BCT về quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Theo đó, đối với trường hợp đề nghị cấp lần đầu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a.
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm vệ sinh ATTP theo Mẫu số 02a (với cơ sở sản xuất), 02b (với cơ sở kinh doanh) hoặc Mẫu số 02a và 02b (với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh).
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATTP/Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Như vậy, hồ sơ cấp lần đầu không còn yêu cầu nộp GCN đăng ký kinh doanh/GCN đăng ký doanh nghiệp/GCN đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm so với quy định hiện hành tại Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014.
Thông tư 43/2018/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Thông tư này quy định về các nội dung sau:
1. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.
3. Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng.
4. Thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm tại Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp là cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên (trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản).
2. Chủ cơ sở là người đại diện theo pháp luật của cơ sở (theo Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) hoặc người được thuê, giao điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở.
3. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước là tổ chức có tư cách pháp nhân được Bộ Công Thương chỉ định thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
4. Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng là cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước được Bộ Công Thương chỉ định để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm khi có tranh chấp về kết quả kiểm nghiệm và phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm.
5. Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu là cơ quan, đơn vị có đủ điều kiện, năng lực kỹ thuật thực hiện việc xem xét, đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn tương ứng về an toàn thực phẩm được Bộ Công Thương giao hoặc chỉ định.
6. Thu hồi sản phẩm là áp dụng các biện pháp nhằm đưa sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm ra khỏi chuỗi sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu và lưu thông trên thị trường.
7. Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm là các cơ sở kinh doanh thuộc cùng chủ sở hữu, đặt trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
This Circular introduces regulations on:
1. Issuance and revocation of the certificate of food safety issued to food manufacturers and food sellers.
2. State inspection of safety of imported foods.
3. Appointment of food testing laboratories serving the state management of foods, and reference testing laboratories.
4. Recall and disposal of disqualified foods.
This Circular applies to Vietnamese authorities, Vietnamese and foreign organizations and individuals that manufacture, sell or import foods in Vietnam; regulatory authorities; organizations and individuals whose operations involve food safety in Vietnam under the state management of food safety by the Ministry of Industry and Trade.
Article 3. Interpretation of terms
For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:
1. “general food business establishment” means an establishment that trades in various types of foods which are under the management of at least 02 regulatory ministries (excluding wholesale markets and centers for auction of agricultural products).
2. “establishment owner” means the legal representative of a food establishment (as specified in the Investment Certificate or the Enterprise Registration Certificate) or the person hired and assigned to directly manage manufacturing and trading operations of a food establishment.
3. “food testing laboratory serving the state management” means an organization which has the legal status and is appointed by the Ministry of Industry and Trade to perform test(s) and evaluate the conformity of foods, food additives, food processing aids, micronutrients, food containers, and primary packages of foods with relevant technical regulations and standards.
4. “reference testing laboratory” means a state-owned testing laboratory which is appointed by the Ministry of Industry and Trade to perform food testing when having any disputes over testing results, and serve the settlement of disputes over food safety.
5. “state authority responsible for inspection of food safety of imported foods" means an authority or unit which meets relevant technical and capacity requirements to consider, evaluate and certify the conformity of food products with relevant regulations, or technical regulations or standards on foods safety as assigned or appointed by the Ministry of Industry and Trade.
6. “product recall” means the adoption of various measures for removing disqualified foods from the lines of food production, import, export and distribution on the market.
7. “chain of food trading establishments” means a group of food trading establishments which are under the ownership of an owner and located in 02 or more provinces or central-affiliated cities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực