Chương I Thông tư 39/2014/TT-BTC: Hướng dẫn chung
Số hiệu: | 39/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 31/03/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2014 |
Ngày công báo: | 28/05/2014 | Số công báo: | Từ số 533 đến số 534 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Thuế - Phí - Lệ Phí, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định sử dụng hóa đơn tự in, đặt in từ 01/06/2014
Từ ngày 01/06/2014, Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có hiệu lực, theo đó:
- DN, NH có mã số thuế muốn tự in hóa đơn phải có vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên;
Riêng DN mới thành lập từ ngày này có số vốn nhỏ hơn 15 tỷ muốn tự in hóa đơn thì phải có tài sản cố định, máy móc, thiết bị từ 1 tỷ trở lên và các điều kiện tại điểm b, khoản 1, Điều 6 Thông tư này.
- Đối với hóa đơn tự in, đặt in đã thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư 153, 64 thì tiếp tục được sử dụng;
- Từ ngày này, cơ quan thuế không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất khẩu;
DN muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn xuất khẩu đã đặt in và thực hiện Thông báo còn tồn thì chậm nhất là 31/07/2014 phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
Thông tư này thay thế Thông tư 64/2013/TT-BTC .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi chung là hóa đơn); nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn; kiểm tra, thanh tra về hóa đơn.
1. Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm:
a) Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài;
c) Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
2. Tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức trung gian cung ứng giải pháp hóa đơn điện tử.
3. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Ví dụ:
- Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước và hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.
- Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan.
- Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
- Doanh nghiệp D là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, cho khu phi thuế quan, khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn bán hàng.
c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
d) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:
a) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
4. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 5.4 và 5.5 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
1. Nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy.
a) Tên loại hóa đơn.
Tên loại hóa đơn thể hiện trên mỗi tờ hóa đơn. Ví dụ: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG…
Trường hợp hóa đơn còn dùng như một chứng từ cụ thể cho công tác hạch toán kế toán hoặc bán hàng thì có thể đặt thêm tên khác kèm theo, nhưng phải ghi sau tên loại hóa đơn với cỡ chữ nhỏ hơn hoặc ghi trong ngoặc đơn. Ví dụ: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG - PHIẾU BẢO HÀNH, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (PHIẾU BẢO HÀNH), HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG - PHIẾU THU TIỀN, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (PHIẾU THU TIỀN) …
b) Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn.
Ký hiệu mẫu số hóa đơn là thông tin thể hiện ký hiệu tên loại hóa đơn, số liên, số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn (một loại hóa đơn có thể có nhiều mẫu).
Ký hiệu hóa đơn là dấu hiệu phân biệt hóa đơn bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và 02 chữ số cuối của năm.
Đối với hóa đơn đặt in, 02 chữ số cuối của năm là năm in hóa đơn đặt in. Đối với hóa đơn tự in, 02 chữ số cuối là năm bắt đầu sử dụng hóa đơn ghi trên thông báo phát hành hoặc năm hóa đơn được in ra.
Ví dụ: Doanh nghiệp X thông báo phát hành hóa đơn tự in vào ngày 7/6/2014 với số lượng hóa đơn là 500 số, từ số 201 đến hết số 700. Đến hết năm 2014, doanh nghiệp X chưa sử dụng hết 500 số hóa đơn đã thông báo phát hành. Năm 2015, doanh nghiệp X được tiếp tục sử dụng cho đến hết 500 số hóa đơn đã thông báo phát nêu trên.
Trường hợp doanh nghiệp X không muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thực hiện Thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định.
Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó:
+ Liên 1: Lưu.
+ Liên 2: Giao cho người mua.
Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định. Riêng hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có 3 liên, trong đó liên 3 là liên lưu tại cơ quan thuế.
Đối với các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan có thẩm quyền tạo, phát hành hóa đơn có từ 3 liên trở lên, trong đó, giao cho người mua 2 liên: liên 2 “giao cho người mua” và một liên dùng để đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng chỉ tạo hóa đơn 2 liên thì tổ chức, cá nhân mua tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (ô tô, xe máy…) với cơ quan có thẩm quyền mà liên 2 của hóa đơn phải lưu tại cơ quan quản lý đăng ký tài sản (ví dụ: cơ quan công an…) được sử dụng các chứng từ sau để hạch toán kế toán, kê khai, khấu trừ thuế, quyết toán vốn ngân sách nhà nước theo quy định: Liên 2 hóa đơn (bản chụp có xác nhận của người bán), chứng từ thanh toán theo quy định, biên lai trước bạ (liên 2, bản chụp) liên quan đến tài sản phải đăng ký.
d) Số thứ tự hóa đơn.
Số thứ tự của hóa đơn là số thứ tự theo dãy số tự nhiên trong ký hiệu hóa đơn, gồm 7 chữ số trong một ký hiệu hóa đơn.
đ) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
e) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
g) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
h) Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
i) Tên tổ chức nhận in hóa đơn.
Trên hóa đơn đặt in, phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn, bao gồm cả trường hợp tổ chức nhận in tự in hóa đơn đặt in.
k) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán có sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán; chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các doanh nghiệp được lựa chọn sử dụng chữ viết là chữ tiếng Việt không dấu và dấu phẩy (,), dấu chấm (.) để phân cách chữ số ghi trên hóa đơn như trên. Dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được ghi bằng chữ. Các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn. Trước khi sử dụng chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu và chữ số sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên hóa đơn, các doanh nghiệp phải có văn bản đăng ký với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hóa đơn lập theo cách ghi chữ viết, chữ số đã đăng ký.
Mỗi mẫu hóa đơn sử dụng của một tổ chức, cá nhân phải có cùng kích thước (trừ trường hợp hóa đơn tự in trên máy tính tiền được in từ giấy cuộn không nhất thiết cố định độ dài, độ dài của hóa đơn phụ thuộc vào độ dài của danh mục hàng hóa bán ra).
2. Nội dung không bắt buộc trên hóa đơn đã lập.
a) Ngoài nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, tổ chức kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lô-gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo.
b) Các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn.
3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.
- Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
This Circular provide instructions on printing, publishing, and using invoices for goods sale and service provision (hereinafter referred to as invoices); tasks and entitlements of tax authorities and agencies involved in printing, publishing, managing, and using invoices; rights, obligations, and responsibilities of organizations and individuals (hereinafter referred to as entities) for printing, publishing, and using invoices; inspection of invoices.
1. Sellers of goods and providers of services, including:
a) Vietnamese organizations, households, and individuals that sell goods and/or provide services in Vietnam or to abroad;
b) Foreign organizations, households, and individuals that sell goods and/or provide services in Vietnam or sell goods manufactured in Vietnam to abroad;
c) Foreign, Vietnamese organizations, households, and individuals that do not do business but sell goods and/or provide services in Vietnam.
2. Organizations that print invoices (hereinafter referred to as printing facilities), provide invoice-printing software, organizations that broker electronic invoice solutions.
3. Buyers of goods and/or services.
4. Tax authorities and other entities involved in printing, publishing, and using invoice.
Article 3. Types and formats of invoices
1. An invoice is a document issued by a seller on which information about the goods sale or service provision is displayed as prescribed by law.
2. Types of invoices:
a) VAT invoices (template 3.1 in Appendix 3 and template 5.1 in Appendix 5 enclosed herewith) are invoices used by organizations that declare and calculate VAT using credit-invoice methods for:
- Domestic goods sale and service provision;
- International transport;
- Export of goods to free trade zones and other cases considered export;
- Export of goods or services to abroad.
b) Goods sale invoices are used by:
- Entities that declare and calculate VAT using direct method when selling goods and services in Vietnam or exporting them to free trade zones, and other cases considered export of goods and services to abroad (template 3.2 in Appendix 3 and template 5.2 in Appendix 5 enclosed herewith).
- Goods and service sale to the domestic market by entities in free trade zone, goods sale and service provision among entities in a free trade zone, export of goods and services to abroad. In this case, the invoices must say “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (For entities in free trade zones) (template 5.3 in Appendix 5 enclosed herewith)
Example:
- Company A is a company that declares VAT using credit-invoice method, sells goods in Vietnam and export goods. Company A shall use VAT invoices for its sales of goods in and goods export.
- Company A is a company that declares VAT using credit-invoice method, sells goods in Vietnam and to entities in free trade zone. Company A shall use VAT invoices for its sales of goods in Vietnam and to entities in free trade zone.
- Company C is a export processing company that sells goods in Vietnam and exports goods to other countries, thus company C shall use sale invoices saying “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (For entities in free trade zones).
- Company D is a company that declares VAT using direct method. Company D shall use sale invoices when selling goods in Vietnam, selling goods to free trade zones, and exporting goods.
c) Other invoices are stamps, tickets, cards, insurance receipts, etc.
d) Air freight receipts, receipt for international transport charges, receipts for banking service charges shall be issued in conformity with international practice and relevant laws.
3. Format of invoices:
Invoices may be in the form of:
a) Invoices printed by sellers using computers, cash registers, or other machines when selling goods and services;
b) Electronic invoices are collections of electronic data about sales of goods and services that are created, issued, sent, received, stored, and managed in accordance with the Law on Electronic transactions and its guiding documents;
c) Ordered invoices are invoices printed as ordered and used for sale of goods and services, or invoices ordered by tax authorities and sold to other entities.
4. The documents printed, published, used, and managed as if invoices are notes of goods delivery and internal circulations, notes of delivery of goods to agents (templates 5.4 and 5.5 in Appendix 5 enclosed herewith).
Article 4. Contents of issued invoices
1. All contents of an issued invoice must be displayed on the same page.
a) Type of the invoice.
The type of the invoice must be displayed on each invoice. Example: VAT INVOICE, SALE INVOICE, etc.
If an invoice is also used as a document for bookkeeping or sale management, it may have an additional name written after the invoice type using a smaller font size or between round brackets. Example: VAT INVOICE - WARRANTY NOTE, VAT INVOICE (WARRANTY NOTE), VAT INVOICE - RECEIPT, VAT INVOICE (RECEIPT), etc.
b) Invoice template numbers and invoice symbol.
Invoice template number reflects the type of the invoice, copy numbers, and template number of a type of invoices (a type of invoice may have multiple templates).
Invoice symbol is meant to distinguish invoices with Vietnam’s alphabet and last two digits of the year.
For ordered invoices, the last two digits of the year indicate the year in which the invoices are printed. For self-printed invoices, the last two digits are the year in which invoices started to be used according to the notification of invoice publication, or the year in which invoices were printed.
Example: Company X notifies the publication of 500 self-printed invoices on June 07, 2014, from No. 201 to No. 700. These 500 invoices are not used up by 2014. In 2015, company X may used up these invoices.
If company X does not want to keep using the published but unused invoices, the unused invoices shall be destroyed and a notice of new invoice publication shall be made.
c) Names of copies of an invoice:
Copies of an invoice are the sheets of the same invoice number. Each invoice number must have at least 02 copies and not more than 9 copies, including:
+ Copy 1 which is kept by the issuer.
+ Copy 2 which is given to the buyer.
From the third copy onwards, the copies shall be named according to their functions decided by the invoice issuer. Every separate invoice provided by a tax authority must have 3 copies. The third copy shall be kept by the tax authority.
Sellers of products of which the right to ownership or the right to enjoyment must be registered with competent authorities shall create and publish invoices that have 3 copies or more. 2 of them shall be given to the buyer, and the third one shall be used for registration of the right to ownership or the right to enjoyment.
If sellers of such products only use 2-copy invoices, the buyers of such products must register the right to ownership or right to enjoyment (of cars, motorbikes, etc.) at a competent authority, where the second copy of the invoice is kept (e.g. a police authority). The following documents may be used to do bookkeeping, declaring tax, deducting tax, making statement of state capital: second copy of the invoices (a photocopy certified by the seller), payment receipts, registration fee receipts (photocopy of the second copy) related to the products that need to be registered.
d) Ordinal numbers of invoices.
Ordinal numbers of invoices are a series of natural number in the invoice symbol, which consists of 07 digits.
dd) Name, address, taxpayer identification number (TIN) of the seller;
e) Name, address, TIN of the buyer;
g) Names of goods and services, units, quantities, unit prices of goods and services; Amount payable in numbers and in words.
In a VAT invoice, apart from the line “unit price” which indicates price exclusive of VAT, there must be other lines indicating VAT rate and VAT amount. The total amount payable must be written both in numbers and in words.
h) The buyer and the seller must write their names, append the seller’s seal, and write the date on the invoice.
i) Names of the printing facility. (hereinafter referred to as printing organization)
The name, TIN of the invoice-printing facility must be displayed on ordered invoices, including the ordered invoices used by the printing organization itself.
k) Invoices must be written in Vietnamese. If a text must be written in a foreign language, it must be put between a pair of brackets () below the Vietnamese text, and must be smaller than the Vietnamese text. The number written on invoices are natural numbers: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. There is a dot (.) after every three zeros (0) from the right, and there is a comma (,) before the decimal number, if any. Where an company uses an accounting software program in which is a comma (,) is used after every three zeros (0) from the right, and a dot (.) is placed before the decimal number; the text on invoices is Vietnamese without diacritics, the invoices of such company may be expressed the same way. The total payment on the invoice must be written in words. The Vietnamese text without diacritics must ensure that the invoice is not misinterpreted. Any company that wishes to use Vietnamese without diacritics, a comma (,) is used after every three zeros (0) from the right, and a dot (.) is placed before the decimal number must send a written application for registration to the tax authority and take responsibility for the accuracy of the invoices issued this way.
Invoices of the same template used by an entity must have the same dimensions (in case invoices are printed by cash registers using paper rolls, the lengths of invoice may vary according to the quantity of goods sold).
2. Optional contents on issued invoices.
a) Apart from the compulsory contents prescribed in Clause 1 of this Article, the trader may provide additional information serving their business, including logo, decoration, or advertisements.
b) Additional information must be conformable with applicable law, must not block or obscure the compulsory contents.
3. Some cases in which some compulsory information may be omitted on the invoice:
a) The trader may create, publish, and use invoices without buyers' signatures or the seller’s seal in the following cases: electricity bills, water bills, telephone bills, banking service bills that are self-printed as prescribed in this Circular.
b) In the cases below, some compulsory contents may be omitted unless the buyer is an accounting unit and requests the seller to issue an invoice that contains all compulsory information mentioned in Clause 1 of this Article:
- Invoices printed by supermarkets and shopping malls established under the law may omit names, TINs, signatures of buyers and seals of sellers.
- Stamps and tickets that have prices printed thereon may omit signatures, seal of sellers, names, address, TINs, and signatures of buyers.
- Provincial Departments of Taxation shall consider allowing companies that use large amounts of invoices and adhere to tax laws to omit their seals on the invoices at their request according to their business operation, selling method, and invoicing method. Departments of Taxation shall provide instructions on invoices on which the seller’s seal is not required.
- Other cases shall comply with instructions of the Ministry of Finance.